Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

tư liệu về Ai Cập, phần 1


1. "Mổ xẻ" 3 vị Pha-ra-ông huyền bí của Ai Cập cổ đại

Tìm hiểu sự bí ẩn về vị vua bị... hà mã giết chết, lời nguyền trong lăng mộ của vị vua 18 tuổi và "Ông tổ vĩ đại" của Ai Cập.
Các Pha-ra-ông Ai Cập cổ đại được coi như hiện thân của các vị thần, nắm trong tay quyền sinh tử của mọi người. Xuyên suốt 3.000 năm lịch sử của Ai Cập cổ đại, đã có khoảng 170 Pha-ra-ông lên ngôi và cai trị đất nước. Ngai vàng của các triều đại Ai Cập chủ yếu là “cha truyền con nối”, nhưng trong nhiều trường hợp, truyền thống này bị gián đoạn bởi những âm mưu ám sát, cướp ngôi.

Các Pha-ra-ông thường kết hôn với con gái, cháu gái hoặc chị em của mình vì họ cho rằng đó là cách duy nhất để duy trì “dòng máu hoàng gia”. Tuy nhiên, chính điều này đã tạo ra sự phức tạp trong lịch sử Ai Cập cổ đại; chưa kể là nếu nhìn nhận ở góc độ khoa học, việc làm trên sẽ gây ra hiện tượng thoái hóa giống do giao phối cận huyết.

1. Pha-ra-ông Menes


Pha-ra-ông Menes được cho là vị vua sáng lập ra Vương triều Ai Cập đầu tiên, cách đây khoảng 3.100 năm TCN. Tuy vậy, theo một số ghi chép lịch sử, Pha-ra-ông Menes có thể là một vị vua được hư cấu trong thần thoại giống như Romulus và Remus, cặp song sinh sáng lập ra nền văn minh La Mã cổ đại. 


Tượng đá miêu tả chân dung Pha-ra-ông Menes.

Truyền thuyết Ai Cập cổ cho rằng Pha-ra-ông Menes là người đã hợp nhất vùng Thượng và Hạ Ai Cập thành một vương quốc, trở thành người đầu tiên trị vì đất nước. Vị Pha-ra-ông này từng được nhắc đến dưới nhiều cái tên khác nhau (Min, Meni…) trong những ghi chép lịch sử của các nền văn minh Hy Lạp cổ đại hay thậm chí là các vương triều Ai Cập cổ.


Di tích thành cổ Memphis cùng tượng nhân sư mang mặt vị Pha-ra-ông này.

Ông là người cho xây thành Memphis (Ai Cập) - ngôi thành lớn nhất thế giới thời đó, rồi lấy đây làm kinh đô. Theo truyền thuyết, sau khi trị vì vương quốc được 62 năm, Menes bị… hà mã giết chết trong một tai nạn.


2. Pha-ra-ông Tutankhamun (thường gọi là vua Tut)

Có lẽ, vị vua nổi tiếng nhất trong các triều đại Ai Cập cổ không ai khác chính là Pha-ra-ông Tutankhamun, hay còn được gọi là vua Tut. Theo nhiều nghiên cứu, ông được cho là vị vua thứ 12 trị vì triều đại Ai Cập thứ 18. Bằng nhiều phép tính khác nhau, các nhà khoa học cho rằng Pha-ra-ông Tutankhamun trị vì Ai Cập từ năm 1334 – 1325 TCN.


Pha-ra-ông Tutankhamun qua đời khi còn rất trẻ (18 tuổi). Cái chết bí ẩn của vua trẻ này đã khiến cả thế giới quan tâm khi lăng mộ của ông lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1922. Sau khi vua Tut qua đời, quan đại thần Ay (vốn là bác ruột của nhà vua) lên ngôi, trở thành vị Pha-ra-ông cuối cùng của vương triều thứ 18.


Rất nhiều giả thiết về cái chết của vị vua này được đưa ra và hầu hết đều nghiêng về một vụ ám sát. Trong nỗ lực hóa giải bí ẩn, các nhà khoa học đã chụp cắt lớp xác ướp 3.000 năm của vị vua Ai Cập cổ đại. Họ tìm ra mảnh xương gãy trên sọ của ông nhưng cho rằng vết nứt trên xương xuất hiện có thể do ông bị ngã hoặc một tai nạn trong quá trình ướp xác. Cho đến năm 2005, bằng kỹ thuật Y khoa hiện đại, người ta đã tìm ra nguyên nhân cái chết của Pha-ra-ông Tutankhamun: Bệnh sốt rét.


Đội nghiên cứu phát hiện ra ngài từng bị gãy chân và đây chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết đầy tranh cãi của vị Pha-ra-ông trẻ tuổi. Thông thường, một người khó lòng "từ giã cõi đời" chỉ vì chiếc chân gẫy của mình nhưng dưới "bàn tay" của bệnh sốt rét, đây sẽ là một câu chuyện khác. Theo kết quả xét nghiệm ADN từ mẫu các xác ướp có trong lăng mộ, vua Tut đã nhiễm vi-rút sốt rét và khiến chuyện gãy chân của ngài trở thành mối hiểm họa thực sự, ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống.


Tương truyền, sau khi qua đời, vua Tut được chôn cùng rất nhiều của cải, vàng bạc châu báu. Chính vì vậy mà lăng mộ của vị Pha-ra-ông này luôn là mục tiêu được bọn đào trộm mộ ưu tiên. 

Lăng mộ vua Tut nổi tiếng vì các lời nguyền và những cái chết xoay quanh nó. Theo ghi chép, trong khi khám phá mộ Pha-ra-ông Tutankhamun, Huân tước Carnarvon đã thấy một dòng chữ: “Cái chết sẽ nhanh chóng đến với ngươi nếu dám xâm phạm sự thanh bình của Hoàng đế...”. Bất chấp lời cảnh báo, các nhà khảo cổ vẫn tiến hành công việc của mình. Hậu quả là ngay sau cuộc khai quật, nhà khảo cổ Carnarvon đã qua đời. Người ta lập tức cho rằng ông là một nạn nhân của lời nguyền. 


Sau này, “lời nguyền” còn đeo bám rất nhiều người có liên quan đến cuộc khai quật như cậu em cùng cha khác mẹ của Huân tước Carnarvon, nữ hộ lý của ông, nhà tỷ phú Mỹ từng vào thăm hầm mộ, người thợ chụp ảnh và bác sĩ trực tiếp khám nghiệm xác ước, vợ Huân tước – bà Almina… Tuy nhiên, dưới góc nhìn của khoa học, các nhà nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân thực sự của những cái chết này: Họ đã hít phải khí độc trong hầm mộ cũng như các vi khuẩn độc hại có trên xác ướp. Thực tế, với sự thiếu hiểu biết, người dân Ai Cập đã thêu dệt nên các “lời nguyền độc đoán của Pha-ra-ông”.


3. Pha-ra-ông Ramesses II 

Pha-ra-ông Ramesses II, hay còn được biết đến với tên Ramesses Đại đế, Ramses II hay Ozymandias theo nguồn tiếng Hy Lạp, được ghi nhận là một trong những vị vua vĩ đại, quyền lực và được ca tụng nhiều nhất trong lịch sử Ai Cập cổ. Các nhà văn người Hy Lạp cổ đại như Herodotus cho rằng những thành công của ông dẫn tới huyền thoại về Sesostris (Pha-ra-ông với tài cầm quân vĩ đại, hiện chưa được xác định rõ là vua Ramesses II hay Seti I). Những người thừa kế vua Ramesses II, cũng như nhiều người Ai Cập cổ sau này, gọi ngài là "Ông tổ vĩ đại", người cha của quốc gia.


Tượng đá Pha-ra-ông Ramesses II.
Pha-ra-ông Ramesses II được sinh vào khoảng năm 1303 TCN. Ở tuổi 14, ông được vua cha Seti I chọn làm thái tử kế vị. Theo nhiều tài liệu, Ramesses Đại đế lên ngôi vua khi mới ngoài 20 tuổi, cai trị Ai Cập từ 1279 TCN – 1213 TCN (tổng cộng khoảng 66 năm 2 tháng theo Manetho). Ông là một trong những nhân vật thời xưa duy nhất được tin là sống đến 99 tuổi. Tuy nhiên, theo nhiều nhà khảo cổ, giả thiết ông qua đời khi ở tuổi 90 hoặc 91 thì hợp lí hơn. 


Hình ảnh oai vệ của Ramesses trên cỗ xe ngựa.

Sau khi qua đời, Pha-ra-ông Ramesses được chôn tại “Thung lũng các vị vua”. Thi hài ông sau này đã được đưa tới nhà xác Hoàng gia, nơi nó được tìm thấy năm 1881, và hiện nay là tại bảo tàng Ai Cập ở Cairo.


Tượng Ramesses II trước cửa đền thờ Abu Simbel.

2. Nền văn minh Ai Cập cổ đại : Nghệ thuật ướp xác Ai Cập cổ
Nghệ thuật ướp xác Ai Cập cổ


Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ năm 2700 TCN. và kéo dài đến tậnthế kỷ thứ 5. Quan niệm của người Ai Cập cổ về sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần linh sau khi chết nên việc ướp xác cũng là đức tin cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập.

Nguyên tắc ướp xác của Ai Cập cổ đại dựa trên việc làm mất nước trong cơ thể người chết và lấy đi các bộ phận dễ phân hủy như nội tạng và bộ não. Nghệ thuật lấy não người chết thật tài tình, nhiều năm làm các chuyên gia giải phẫu lúng túng về phương pháp bảo vệ hộp sọ của người chết trong khi não được lấy ra một cách hoàn hảo.

Bước tiếp theo, xác ướp được để trong natron khô khoảng 70 ngày để thanh trùng. Cuối cùng là nhồi cỏ khô, thơm vào phần rỗng của nội tạng, xoa dầu thơm và quấn vải lên thi thể một cách cẩn thận và chu đáo. Các ngón tay của xác ướp được lồng bằng các ống vàng. Não và nội tạng khi lấy ra khỏi xác ướp được cất giữ ở 4 chiếc bình.

Nghi thức chôn cất xác ướp cũng thần bí và ngày nay các nhà khảo cổ họcvẫn khám phá thêm các thông tin thú vị bên các khu khai quật mới.
Xác ướp

Một xác ướp là một thân thể mà da và thịt khô được bảo quản một cách có chủ định hay không chủ định nhờ được môi trường hoá chất bên ngoài, đặc biệt lạnh hay khô, hay yếm khí.

Xác ướp (sˁḥbằng chữ tượng hình







Các kiểu xác ướp
Các xác ướp được bảo quản theo “nghi thức” có chủ định

Các xác ướp nổi tiếng nhất là những xác được ướp một cách có chủ định với mục đích bảo quản cụ thể, đặc biệt là những xác ướp Ai Cập cổ đại. Văn hóa Ai Cập tin rằng thân thể là nơi trú ngụ cho linh hồn, người Ai Cập gọi là: Ka và đó là phần chủ chốt của con người trong kiếp sau. Tại Ai Cập, xác được ướp theo cách mổ bụng, bỏ đi nhiều phần nội tạng. Sau đó thân thể được bao phủ bằng natron, để tăng tốc quá trình khử nước, và ngăn chặn phân huỷ.

Tại Trung Quốc, các thân xác được bọc trong quan tài bằng cây bách và những loại thảo mộc có dược tính khác.


Các xác ướp được bảo quản tự nhiên

Các xác ướp được hình thành như là kết quả của một quá trình trong điều kiện môi trường tự nhiên, như rất lạnh (người băng Ötzi), axít (người Tollund) hay được làm khô tự nhiên đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Một số xác được bảo quản trong tình trạng rất tốt trong điều kiện tự nhiên và có niên đại từ thời Inca ở Peru.


Từ nguyên

Từ "mummy" trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Latin thời Trung Cổ làmumia, một từ mượn trong tiếng Ả rập là từ mūmiyyah (مومية), có nghĩa "bitum". (Bởi vì da của những xác ướp không được bọc bị đen đi nên trước kia mọi người cho rằng người Ai Cập cổ đã dùng bitum trong quá trình ướp xác.Nhựa đường và hắc ín là những dạng khác của bitum.) Từ này trong tiếng Ả rập cũng được mượn từ trong tiếng Ba Tư là từ mūmiya, có nghĩa "bitum"; nó lại liên quan tới một từ khác trong tiếng Ba Tư, mūm, có nghĩa "sáp". (các nhà sử học Ai Cập cổ đại ghi nhận rằng người Ba Tư thỉnh thoảng ướp xác các vị vua và các nhà quý tộc trong sáp ong, dù hành động này chưa bao giờ được ghi chép tại Ai Cập.)

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx xxxxxxxxxx


Các xác ướp ở Ai Cập cổ đại

Ở Ai Cập, người chết ban đầu không được ướp xác theo quy trình từng được sử dụng trong triều đại đầu tiên. Lúc đầu người chết được bỏ trong những giỏsậy và vùi xuống cát. Cát khô nóng làm cho xác người khô đi nhanh chóng, ngăn chặn sự phân huỷ. Sau này, họ bắt đầu xây dựng những hầm mộ bằng gỗ, và những quy trình ướp xác kỹ lưỡng hơn bắt đầu được phát triển để đảm bảo rằng xác chết sẽ không bị phân huỷ ở kiếp sau. Những người được ướp xác được đặt ở nơi yên nghỉ cuối cùng theo một tập hợp những nghi thức và tục lệ.

Những cá nhân đầu tiên “được ướp xác” có niên đại từ khoảng năm 3300 TCN, dù đó không phải là những xác ướp nổi tiếng như, Rameses II hay Seti I. Xác ướp hiện vẫn chưa chính thức được biết là của ai này đang được trưng bày trong Bảo tàng Anh và đã được đặt tên hiệu là 'Ginger' bởi vì xác có mái tóc đỏ. Ginger được chôn trong cát nóng xa mạc, có lẽ được chồng đá lên trên để ngăn thân thể bị chó rừng xâm hại. Những điều kiện thời tiết khô và nóng, đã sấy khô và bảo quản xác. 

Ginger được chôn với một số chậu gốm, có lẽ trước kia để đựng thức ăn và nước uống để linh hồn sử dụng trên đường đi đến thế giới bên kia. Không có những ghi chép nào về tôn giáo ở thời đại đó, nhưng có lẽ nó cũng giống với tôn giáo về sau này ở một số điểm. Các điều kiện thời tiết xa mạc là một sự thực về cuộc sống và “cái chết”, vì thế, trong bất kỳ trường hợp nào, một số sự bảo quản thân thể có thể là tự nhiên.

Từ triều đại Ai Cập đầu tiên về sau này, những người cổ đại Ai Cập hiển nhiên tìm cách giữ gìn thể xác của người chết, nhờ thế linh hồn của họ có một thân thể hướng dẫn họ tới kiếp sau.

Người Ai Cập cũng mở rộng cả việc ướp xác cho những con vật. Những con vật linh thiêng dành cho thờ cúng như cò quămdiều hâucá sấu và mèođược ướp xác với số lượng lên tới hàng nghìn.

Hoàn cảnh lịch sử của các xác ướp Ai Cập cổ đại

Thời tiết khô ở Ai Cập luôn góp phần giúp đỡ vào việc bảo quản các xác ướp, vì đây là một trong những vùng khô nhất thế giới. Ở thời trước khi xuất hiện các vương triều, nhiều thân thể đã trở thành các “xác ướp tự nhiên”. Những thân thể bị chôn xuống vẫn có thể được tìm thấy sau nhiều thế hệ và được bảo quản trong tình trạng tốt. 

Những xác khô được bảo quản tốt không phải là thứ được xã hội coi là thẩm mỹ, vì thế họ bắt đầu thay đổi lại quá trình ướp xác và quấn xác người trong những dải vải lanh rất chặt. Cùng lúc ấy, họ bắt đầu bỏ đi những phần nội tạng để đảm bảo rằng xác ướp không bị phân huỷ từ bên trong, và sẽ tiếp tục hiện diện được trước thượng đế cũng như các thế hệ tương lai. 

Người Ai Cập không cho đó là sự khủng khiếp hay sự rùng rợn. Cái chết cũng có nghĩa đẹp. Các xác ướp tiếp tục được chuẩn bị và quấn lại thành một gói đẹp đẽ giống như ở thời Thiên chúa

Các xác ướp Ai Cập với tư cách nghệ thuật cổ đại

Việc nghiên cứu ướp xác người với mục đích giữ gìn xác rất khác biệt so với việc nghiên cứu ướp xác với mục đích nghệ thuật. Những xác ướp ban đầu phản ánh kiểu cách của thời các triều đại. 

Những xác ướp sau này có thể được phân loại theo tiến trình thay đổi văn hoá khi các nước khác chinh phục Ai Cập (nghĩa là Nubia, Hy Lạp) và áp đặt một số ảnh hưởng nghệ thuật. 

Những xác ướp rất muộn về sau này, ở thời Rôma và Thiên chúa giáo (tới năm 250) trên thực tế có một bức tranh vẽ lại khuôn mặt lúc sống trên một vùng phẳng bên trên mặt người chết. Những xác ướp “có chân dung” đó được coi là những bức chân dung ở trình độ cao nhất thời Rôma.
Các xác ướp nổi tiếng từ Ai Cập

Pharaoh Tutankhamun (trị vì: 1333-1323 TCN) sinh ra trong triều đại của Pharaoh Akhenaton (1353-1335 TCN), thuộc vương triều thứ 18 thời kỳ Tân vương quốc. Tutankhamun, còn được gọi vắn tắt là Vua Tut, là pharaoh trẻ nhất của các triều đại Ai Cập cổ đại nhưng lại chết khi chưa đầy 19 tuổi. Ngoài ra còn có xác ướp của Ramesses IRamesses IIAmenhotep IIIThutmose II...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét