Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Lưỡng Hà cổ đại


1. Nền văn minh Lưỡng Hà huyền thoại
NTO - Lưỡng Hà là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh ở nơi gồm lãnh thổ Iraq, đông Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Nam Iran hiện đại. Tên gốc của nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp μέσος "giữa" và ποταμός "sông", để chỉ hai vùng châu thổ sông Euphrates và sông Tigris cũng như vùng đất nằm giữa chúng. Tương tự, trong tiếng Ả rập nó được gọi là بين نهرين Bayn Nahrain "giữa hai con sông". Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Từ Lưỡng Hà (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không hề có biên giới rõ ràng xác định vùng này, để chỉ một vùng địa lý rộng lớn và có lẽ đã được người Seleucid sử dụng. Vùng này đã từng trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã trong một thời gian ngắn ở thời Trajan, với tên gọi Provincia Mesopotamia.
Các nhà học giả đã cho rằng thuật ngữ biritum/birit narim trong tiếng Akkad tương ứng với một khái niệm địa lý và đã xuất hiện ở thời vùng này đang trải qua giai đoạn Aramaic hoá. Tuy nhiên, một điều cũng được nhiều người chấp nhận rằng những xã hội Lưỡng Hà sớm đơn giản chỉ phản ánh toàn bộ những vùng bồi tích, kalam trong tiếng Sumer (dịch nghĩa "đất đai"). Những thuật ngữ gần đây hơn như "Đại Lưỡng Hà" hay "Lưỡng Hà Syria" đã được chấp nhận với nghĩa chỉ một vùng địa lý rộng hơn tương đương vùng Cận Đông hay Trung Đông. Những tên khác sau này đều là các thuật ngữ do người Châu Âu đặt cho nó khi họ tới xâm chiếm vùng đất này vào giữa thế kỷ 19.
NTO - Nền Văn Minh Lưỡng Hà
Một mảnh bát vàng với phong cách trang trí thời Mesopotamia
Lịch sử Lưỡng Hà bắt đầu từ sự xuất hiện của nền văn minh tại miền Nam Iraq vào thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên cho tới khi Alexander Đại Đế tới đây vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên (đây được coi là thời điểm bắt đầu sự Hy Lạp hoá vùng Cận Đông, vì thế cũng đánh dấu sự "chấm dứt" của Lưỡng Hà). Thông thường, mọi người cho rằng có một sự nối tiếp văn hoá và đồng nhất không gian cho toàn bộ thời gian lịch sử địa lý này ("Truyền thống Vĩ đại"), dù còn một số điểm chưa rõ ràng. Lưỡng Hà là nơi tồn tại của một số vương quốc cổ nhất thế giới, với trình độ tổ chức xã hội ở mức cao và phức tạp. Vùng này là 1 trong 4 nền văn minh phát sinh dọc theo các con sông nổi tiếng trên thế giới, nơi phát minh ra chữ viết, cùng với đồng bằng châu thổ sông Nile tại Ai Cập, châu thổ sông Indus tại Tiểu lục địa Ấn Độ và châu thổ sông Hoàng Hà tại Trung Quốc.
Lưỡng Hà cũng là nơi phát sinh của nhiều thành phố có tầm quan trọng lịch sử như Uruk, Nippur, Nineveh và Babylon cũng như nhiều vương quốc rộng lớn khác như vương quốc Akkadian, vương triều Ur thứ ba và đế chế Assyri. Một số nhà lãnh đạo nổi tiếng trong lịch sử Lưỡng Hà là Ur-Nammu (Vua xứ Ur), Sargon (người thành lập nên Vương quốc Akkad), Hammurabi (người thành lập quốc gia Babylon cổ), Tiglath-Pileser I (người thành lập Đế chế Assyri) và Tigranes Đại Đế (người thành lập Đế chế Armenia).
"Lưỡng Hà cổ đại" bao gồm giai đoạn từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên cho tới khi những người Achaemenid trỗi dậy vào thế kỷ 6 trước Công Nguyên. Khoảng thời gian dài này có thể được phân chia thành những giai đoạn như sau:
- "Các nền văn hoá" Hassuna, Samarra và Halaf (cuối thời Đồ đá mới)
- Giai đoạn Ubaid (khoảng 5900 đến 4000 trước Công nguyên)
- Giai đoạn Uruk (khoảng 4000 đến 3100 trước Công nguyên)
- Giai đoạn Jemdet Nasr (khoảng 3100 đến 2900 trước Công nguyên)
- Các triều đại thành bang sớm (khoảng 2900 đến 2350 trước Công nguyên)
- Đế chế Akkadia (khoảng 2350 BC - 2193 trước Công nguyên).
- Vương triều Ur thứ ba ("Sự phục hưng của Sumer" hay "Giai đoạn Tân Sumer") (khoảng 2119 đến 2204 trước Công nguyên)
- Vương quốc Assyria sớm khoảng thế kỷ 20 tới thế kỷ 18 trước Công nguyên
- Triều đại Babylon đầu tiên khoảng thế kỷ 18 tới thế kỷ 17 trước Công nguyên
- Triều đại Kassite, Giai đoạn giữa Assyria khoảng thế kỷ 16 tới thế kỷ 12 trước Công nguyên
- Thời kỳ đen tối khoảng thế kỷ 12 tới thế kỷ 10 trước Công nguyên
- Tân Đế chế Assyria khoảng thế kỷ 10 tới thế kỷ 7 trước Công nguyên
- Tân Đế chế Babylon khoảng thế kỷ 7 tới thế kỷ 6 trước Công nguyên
Tại vùng Nam Lưỡng Hà bắt đầu vào đầu thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên. Mọc lên những thành thị xuất hiện tại vùng đồng bằng, kết hợp lại với các vùng đất phù nhiêu chung quanh lập thành các quốc gia đầu tiên tại ở đây. Người giữ chức vụ tối cao của các bang đó lúc bây giờ gọi là Patesia. Quốc gia này cai trị bởi các Hội đồng bô lão, Hội Đồng Nhân Dân,coi như là Lưỡng viện. Các Hội Đồng này bầu ra các nhà lãnh đạo, các viên chức hành chánh để điều hành guồng máy quốc gia. Thống nhất được vùng Lưỡng Hà này do từ thành bang Lagate vào thế kỷ 25 trước Công nguyên, nhưng sau đó thì quyền bá chủ của Sumeria lại lọt vào tay của thành bang khác: đó là thành bang Uruk.
Dần dà trung tâm kinh tế Lưỡng Hà không còn ở miền Nam Lưỡng Hà nữa do vấn đề địa lý phải đưa lên miền Bắc nơi lưu vực có hai dòng sông gần nhau nhất mà thành phố Akkad - nơi tiếp các sự di chuyển đường thủy được xem là thuận lợi cho việc chuyển vận mà Nam Lưỡng Hà không có điều kiện như vậy. Thành phố được xem là lớn nhất của miền Bắc Lưỡng Hà là Akkad, gần với Baghdad ngày nay, trung tâm của các con đường buôn bán vùng Sumeria, Iran, Tiểu Á, Capcase, Địa Trung Hải... Đến năm 2300 trước Công nguyên Lưỡng Hà thống nhất nhờ thành phố lớn Akkad bắt đầu phát triển được, từ đó đất nước trở nên giàu mạnh, nhưng thực sự phồn vinh là dưới triều đại Naramine vào những năm từ 2270 đến 2254 trước Công nguyên. Tuy nhiên, sự thống nhất và phồn vinh này không được bao lâu thì Lưỡng Hà bị chia cắt và sự thịnh vượng không còn tồn tại nữa.
Dù Lưỡng Hà trải qua bao nhiêu thời kỳ thăng trầm nền kinh tế vẫn giữ lấy nông nghiệp làm chính. Các công trình thủy lợi được xây dựng lên để dẫn thủy nhập điền, về ngũ cốc như các giống lúa lúa mì, lúa mạch, các loại đậu, vừng cũng như chà là, lê, táo,... là các loại trái cây được xem là phát triển nhất của đất nước này vẫn đóng vai trò chủ đạo. Đó là chưa kể các nông trại nuôi gia súc như bò, trâu, cừu, lừa,... đến gia cầm như gà, vịt, ngỗng và cả nghề đánh cá cũng vẫn được chú trọng. Ngoài ra Lưỡng Hà cũng đặc biệt chú trọng đến việc sản xuất vũ khí để phòng vệ và chế tạo đồ trang sức - phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của phụ nữ, các nghề thuộc da, canh cửi nhất, nghề mộc... Tuy Lưỡng Hà có gần đủ mọi thứ song về ngành kiến trúc về mặt kỹ thuật vẫn còn chưa tiến triển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét