Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG THƯỢNG HIỀN CỦA MẶC TỬ ĐỐI VỚI XÃ HỘI NGÀY NAY

GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG THƯỢNG HIỀN CỦA MẶC TỬ ĐỐI VỚI XÃ HỘI NGÀY NAY



DẪN NHẬP
            Nói về triết học, Hồ Thích trong cuốn Trung Quốc triết học sử đại cương  đã cho rằng: “ Phàm nghiên cứu những vấn đề thiết yếu, từ nguồn gốc của nhân sinh để tìm ra một giải quyết căn bản, ta gọi đó là triết học”. Trên thế giới, Triết học có thể được chia làm 2 nền tư tưởng chính. Đó là: triết học phương Đông và phương Tây. Trong đó triết học phương Đông là một nền triết học cổ đại, mang tính chất hướng vào nội tâm để tìm ra sự giải thoát cho bản thân và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng xã hội. Triết học phương Đông lại mang hai nền tư tưởng chính là tư tưởng của triết học Aán Độ và triết học Trung Hoa. Trung hoa là một đất nước với hơn 5000 năm lịch sử. Một đất nước có diện tích, dân số đứng vào hàng nhất nhì của thế giới. Do có lịch sử từ ngàn xưa nên nền triết học của Trung Hoa cũng sớm hình thành và đi theo cùng thời đại của lịch sử dân tộc. Những nền triết học Trung Hoa được hình thành sớm nhất vào thời tiền Tần. Với những tư tưởng chính của Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Trang Tử… triết học thời này chủ yếu nói về những thuyết chu dịch, âm dương, ngủ hành.
            Trong số những nhà tư tưởng lớn thời bấy giơ,ø Mặc Tử là một triết gia mang nhiều tư tưởng thiết thực để đóng góp cho xã hội của thời xưa và nay. Tư tưởng chính của ông là đưa ra những quan niệm căn bản để ứng dụng vào hành vi nhân sinh. Chủ trương của ông là: Kiêm Aùi, Phi Công, Thượng Hiền, Thượng Đồng, Phi Nhạc, Phi Mệnh, Tiết Dụng, Tiết Táng. Do ông là người sống trong thời loạn lạc, đất nước Trung Quốc trong thời chiến tranh nên tư tưởng Thượng Hiền của ông được các nhà chính trị xem trọng và đề cao hàng đầu. Có thể nói Thượng Hiền là một chính sách thiết thực và đem lại nhiều hiệu quả trong cuộc sống. Tạo cho đất nước ngày một tốt đẹp hơn, con người càng hoàn thiện hơn, có khả năng và điều kiện để thể hiện tài năng vốn có của mình. Tuy tư tưởng của Mặc Tử chỉ xuất hiện và tồn tại trong một thời gian ngắn so với lịch sử Trung Quốc nhưng mà đã có ảnh hưởng rất lớn trong tư tưởng chính trị của xã hội Trung Quốc ngày xưa, và trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giáo dục của thời bấy giờ. Tư tưởng Thượng Hiền này dần dần trở thành tư tưởng chính cho những nhà lãnh đạo, để tuyển dụng những người hiền tài, đức độ vào trong sự nghiệp xây dựng của mình. Cho cả sự nghiệp xây dựng đất nước.
            Giá trị tư tưởng Thượng Hiền của Mặc Tử đối với xã hội ngày nay có thể được xem là một đề tài rất thiết thực trong cuộc sống. Nó sẽ đem lại cho nhân sinh những điều lợi ích thiết thực từ sự trọng dụng nhân tài, hiền đức. Bằng phương pháp khai triển và trích dẫn vấn đề, người viết mong được làm sáng tỏ một phần nào đó trong tư tưởng, chính sách của các triết gia thời tiền Tần cũng như các nhà lãnh đạo ngày nay.
            Trong những kiến thức hẹp hòi. Với lại, tài liệu về đề tài Thượng Hiền này thì rất hiếm, nên trong lúc làm bài người viết không thể khai sáng vấn đề một cách tốt nhất được. R?t mong s? đóng góp ý kiến của các bạn
B. Nội Dung
1. BỐI CẢNH XÃ HỘI
            Thời tiên Tần với vị vua đầu tiên là Tần Thủy Hoàng (221-206) là con của Lã Bất Vi và một người thiếp đẹp. Khi biết nàng bắt đầu có mang, đã đem dâng nàng cho một thái tử nước Tần. Sau sinh ra thái tử và nối ngôi vua nhà Tần. Lấy hiệu là Tần Thuỷ Hoàng. Khi lên ngôi ông đã dùng chiến tranh để thống nhất bờ cõi. Theo như nhận định của các sử gia phương Tây thì: “ Tần Thủy Hoàng là một trong những vĩ nhân cổ kim. Ông chỉ cầm quyền chức chưa đầy 15 năm mà làm cho đất nước Trung Hoa thay đổi hẳn, thống nhất về mọi mặt, mở mang thêm bờ cõi, thành một đế quốc thời thượng cổ”[1]. Ông đã chia đất nước ra nhiều quận huyện, dùng chính sách trọng nông, thống nhất văn tự, đo lường, tư tưởng, xây vạn lí tường thành và mở mang bờ cõi. Thủy Hoàng mất. Nhị Thế lên thay. Nhị Thế bị Triệu Cao giết. Lập con Phù Tô, tên Anh lên thay. Rồi nhà Tần mất nước. Lưu Bang và Hạng Võ tranh nhau chiếm lấy đất nước Trung Hoa. Lưu Bang biết chiêu hiền đãi sĩ, may mắn được vài anh tài giúp sức đã chiến thắng quân của Hạng Võ lập nên nhà Hán. Chấm dứt thời đại tiên Tần và sự loạn lạc của đất nước sau khi Tần Thủy Hoàng mất. Mở ra một triều đại mới, triều đại nhà Hán.
2.CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA MẶC TỬ
   2.1. Tiểu sử của Mặc Tử
          Mặc Tử tên thật là Địch, họ Mặc, có người cho rằng ông là người nước Tống, cóngười lại cho rằng ông là người nước Lỗ. Nay theo Tôn Di Nhượng cho ông là người nước Lỗ vậy. Về ngày sinh của Mặc Tử thì có nhiều học thuyết khác nhau và không có sự xác định thỏa đáng. Có người cho rằng Mặc Tử là người cùng thời với Khổng Tử. Có người lại cho rằng Mặc Tử là người thời Lục Quốc, đến cuối nhà Chu hãy còn. Nhưng theo sự nghiên cứu và những chứng minh của  Tôn Di Nhượng thì Mặc Tử xuất hiện sau Khổng Tử mất có đền gần cả trăm năm. Nên tính ra Mặc Tử sinh vào năm đầu Chu Định Vương, mất nhằm lúc cuối An Vương, sống độ tám chín mươi tuổi[1]. Ôâng là người sáng lập ra trường phái triết học Mặc Gia, là một trong những nhà triết học lớn của Trung Quốc cổ đại.. Tư tưởng của ông đối nghịch với tư tưởng Nho Giáo trong thời xuân thu chiến quốc. Ôâng xuất thân trong một gia đình thuộc tầng lớp bình dân trong xã hội thời ấy, ông từng làm thợ và phu dịch, tự xưng là  “ người bần tiện” nên môn đồ của ông đa số đều là tầng lớp bình dân. Họ kết thành một đoàn thể rất nghiêm mật, có kỷ luật và nghiêm chỉnh tuân thủ theo những nguyên tắc trong tư tưởng của Mặc Tử. Sau khi Mặc Tử mất đoàn thể này vẫn còn tồn tại trong một thời gian dài.
            Mặc Tử sáng lập ra trường phái Mặc Gia với hoc thuyết Kiêm Aùi nổi tiếng. Học thuyết này được bảo vệ và phát triển bởi các triết gia hậu Mặc Tử vào thể kỷ 4 và 3 trước công nguyên, Với tư tưởng nổi bậc nhất về lô gích và nhận thức trên cơ sở chủ nghĩa duy vật của họ. Ông là người có tài hùng biện thuyết phục người khác. Ông đã từng chu du khắp thiên hạ để giảng thuyết “kiêm ái” với tinh thần, nghị lực và niềm tin hiếm có. Với tinh thần xã thân vì nghĩa, Mặc Tử đã đào luyện đội ngũ học trò  cũng có đức hạnh và lòng quả cảm như ông. Không những thế, Những học thuyết của ông luôn mang lại tính thiết thực cho xã hội, và cho sự đóng góp xây dựng đất nước.
     2.2. Sự nghiệp của Mặc Tử
           Nói về sự nhiệp của Mặc Tử thì điều đầu tiên cần phải nói đến là: Ôâng là người khai sáng ra trường phái triết học Mặc Gia. Ôâng chủ trương  “kiêm ái”. Khổng Tử thừa nhận “ thiên mệnh” là thiên lý màu nhiệm, ưa chuộng lễ nghĩa, văn hóa của chế độ xã hội cổ truyền. Chú trọng giáo hóa đạo đức con người với các phạm trù đạo đức cơ bản như:  Nhân , Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Mặc Tử thì ngược lại , tuy ông cũng rất chú trọng vấn đề đạo đức, chính trị nhưng ông lại đề cao: Thiên Chí, Minh Quỷ, Chủ Trương: Kiêm Aùi, Thượng Đồng, Thượng Hiền, Phi Mệnh, Phi Nho, Phi Nhạc, Tiết Dụng, Tiết Táng… và từ đó ông đặt tất cả các vấn đề luận lý và đạo đức chính trị trên cơ sở chủ nghĩa công lợi của ông[1]. Tuy ông không tin vào “thiên mệnh” và định mệnh, nhưng Mặc Tử xem Thượng Đế là nguyên tắc cao nhất của hành vi con người, đồng thời cho rằng sự biến hóa của tự nhiên cũng bị ý chí của trời chi phối. Mặc Tử cho rằng trời là một đấng anh minh, có ý chí, có nhân cách và quyền tối cao (thiên chí). Tin có trời, Mặc Tử cũng tin có quỷ thần. Quỷ thần là một thế lực đầy quyền uy, linh thiêng giám sát chặt chẽ mọi hành vi của con người để khen thưởng hay là trừng phạt (minh quỷ). Thuận theo ý chí của trời làm khuôn phép, nguyên tắc cao nhất trong đời sống xã hội. Con người cần phải thực hành “kiêm ái”. Yêu thương hết tất cả mọi người như nhau, không phân biệt thân sơ, quý tiện trên dưới… với chủ trương “kiêm ái” và tài hùng biện, Mặc Tử đã chu du khắp nơi để giảng thuyết “kiêm ái” với với tinh thần và nghị lực hiếm có. Càng thấy thiên hạ ít người theo mình, ông lại càng cố gắng sức làm. Ông suốt đời ham hở, kiên nhẫn, hi sinh làm việc nghĩa hòng cứu thiên hạ khởi chiến tranh loạn lạc, cực khổ, dù gặp nguy hiểm cũng không nản chí. Sử sách ghi chép lại rằng vì lo đi làm việc nghĩa mà ông “ Mòn trán lỏng gót, bắp vế không còn sợi lông”[1]. Và để thực hiện “kiêm ái” Mặc Tử đã đưa ra một loạt chủ trương , chính sách xã hội như : Phi Nhạc, Phi Công, Tiết Dụng.. nhằm phê phán những kẻ cầm quyền chỉ lo ăn chơi, lễ nhạc xa hoa. Kêu gọi hãy sống theo thánh vương xưa, bỏ tất cả những cái vô dụng, không tiện lợi và tiêu phí sức dân.
            Mặt khác, ngoài những tư tưởng trên, Mặc Tử còn chủ trương “thượng đồng”. Nghĩa là dưới luôn luôn phải tán đồng với trên và phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của trên, là: “ Đồng ý với bề trên, không theo kẻ dưới”[1]. Khi một thể chế quốc gia ra đời, mỗi người có một ý muốn, sở thích riêng nên gây ra sự tranh cải , tranh đoạt chém giết lẫn nhau. Vì vậy cần phải có người tài đức cầm đầu chính trị Làm thiên tử. Vì vậy, Mặc Tử chủ trương thuyết “thượng đồng”. Nhưng những giai cấp nắm chính quyền lại theo chế độ, tư tưởng cha truyền con nối nên những người con cháu của họ tuy không đủ tài đức nhưng vẫn đứng trên vai trò lãnh đạo đất nước, từ đó dẫn đến đất nước ngày một suy yếu. Vì thế, trong quan niệm về nhà nước, Mặc Tử cực lực phản đối chế độ cai trị có tính thế tập và đưa ra chủ trương “ Thượng hiền”, lựa chọn và sử dụng những người hiền tài, nhân đức bất kể họ ở địa vị nào trong xã hội để tôn lên chịu trọng trách chăn dân trị nước. “ ai có tài năng thì đề cử họ, ai không có tài năng thì hạ họ xuống”[1]. Mặt khác, trong quan điểm chính trị xã hội, Mặc Tử còn trình bày quan điểm của mình về chiến tranh trong thiên “ Phi công” nổi tiếng. Ông tỏ ra thái độ căm ghét chiến tranh, đã phá, mạt sát thái độ hiếu chiến của bọn vua chúa đương thời, nhiệt tâm giúp đở các nước nhỏ thế yếu cô.
            Tóm lại, Mặc Tử là một trong những nhà triết học thời xuân thu chiến quốc. tư tưởng của ông là tiếng nói đại diện cho tầng lớp tiểu tư hữu và tầng lớp bình dân trong xã hội ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ suy tàn và chế độ phong kiến đang lên. quan điểm đặc sắc của ông là những lý luận nhận thức trong phép tam biểu và  chủ nghĩa kiêm ái, vị tha, chống chiến tranh xâm lược, đòi tự do bình đẳng bác ái, chủ trương cải cách xã hội, cải thiện đời sống nhân dân lao động… là những đóng góp quý giá của Mặc Tử vào kho tàng lý luận hết sức phong phú của nhân dân Trung Quốc. đặc biệt là thuyết “thượng hiền” đã có ảnh hưởng rất lớn cho đến ngày hôm nay.
3. Định nghĩa Thượng Hiền
          Mặc Tử chủ trương “kiêm ái”, cho nên ông phản đối mọi chế độ gia tộc và chính trị quý tộc. ông đã đề ra thuyết “Thượng hiền”.
            Theo Hồ Thích, Thượng Hiền được định nghĩa là: “Kim vương công đại nhân hữu nhất thường bất năng chế dã, tất tịch lương công, hữu nhất ngưu dương bất năng sát dã, tất tịch lương tể… đải chí kỳ quốc gia chi loạn, xã tắc chi nguy, tắc bất tri năng dĩ thị chi. Thân thích, tắt sử chi. vô cố phú quý, diệm mục giao hảo tác sử chi”[1]. có nghĩa là: Nay các đấng vương công đại nhân có cái quần không thể may được ắt tìm người thợ may khéo. Có một con trâu, con dê không giết được ắt tìm tên đồ tể giỏi… kịp đến lúc quốc gia có loạn, xã tắc lâm nguy ắt không biết dùng kẻ có tài để trị vậy. Hể là người trong thân thuộc  ắt dùng, vô cố phú quý, mặt mũi xinh đẹp ắt dùng vậy.
             Thượng có nghĩa là đưa lên, tuyển chọn, quý trọng. Hiền có nghĩa là người hiền tài và nhân đức, đủ sức để gánh vác trách nhiệm được giao phó một cách tốt đẹp nhất. Thượng Hiền là chọn lựa và sử dụng những người hiền tài, nhân  đức bất kể họ ở địa vị nào trong xã hội để tôn lên chịu trọng trách chăn dân trị nước. Quan không quý đời đời mà dân không tiện mãi mãi, ai có tài thì đề cử họ, ai không có tài thì hạ họ xuống. Chọn người cốt ở cái tài và cái đức, người đó có thể làm tốt việc hay không chứ không cần họ phải con nhà quý tộc, mặt mũi xinh đẹp. Vì những kẻ cốt nhục, phú qúy, mặt mũi xinh đẹp đâu có phải là những  kẻ thông minh tài đức cả đâu.
4. Tư tưởng của Mặc Tử với Thượng Hiền
            Mặc tử là người khai sáng ra Mặc Giáo. Với ông, Thượng Hiền là tuyển chọn, sử dụng những người tài đức vào làm việc trong xã hội. Ai có tài thì đề cử họ lên và không có tài thì hạ họ xuống ( Thượng Hiền thượng).
            Với Thượng Hiền trung ông chủ trương tư tưởng: Chọn người hiền tài trong việc trị nước, không kể người bà con thân thích hay là mặt mũi xinh đẹp, không lấy cái vẻ của họ làm cái yêu của mình. Không kéo bè cách với cha anh, không thiên vị kẻ giàu sang, không say mê kẻ nhan sắc, ai hiền thì được nâng nhắc lên cho giàu sang và dùng làm quan trưởng, kẻ nào bất tài thất đức thì nên bỏ đi, phải chịu nghèo hèn và dùng làm phu dịch. Kẻ nào đáng làm quan trưởng thì cho làm quan trưởng, kẻ nào đáng trị một ấp thì cho trị một ấp.
            Với Thượng Hiền hạ, Mặc Tử chủ trương: Nay các đấng vương công đại nhân có cái quần không thể may được ắt tìm người thợ may khéo. Có một con trâu, một con dê không giết được ắt tìm một tên đồ tể giỏi. Có một con ngựa bệnh không thể chữa được ắt tìm người thầy thuốc giỏi. Có một cây cung không thể giương được ắt tìm người thợ cung giỏi. Các đấng vương công, đại phu trong lúc đó dẫu có những người cốt nhục, giàu sang, mặt mũi xinh đẹp, nhưng thật biết họ không làm được các việc trên ắt là không khiến. Đó là cớ gì? Vì họ sợ làm hư hỏng của các đấng vương công đại phu. Các đấng vương công đại phu  với những công việc ấy vẫn không sai cái ý chuộng người hiền tài. Đến cái việc nhà nước thì lại không thể. Những kẻ cốt nhục phú quý mặt mũi xinh đẹp thì cất nhắc lên Vậy thì các đấng  vương công, đại phu với nhà nước họ coi không bằng cái cung hỏng, con ngựa bệnh, cái quần, cái áo, con dê, con trâu chăng? Mặt khác, ông còn chủ trương chế độ cai trị theo dòng dõi huyết thống, không biết trọng dụng người hiền tài sẽ đem lại nhiều tai họa sâu xa khác với xã hội mà người ta không thể lường trước được. Thế nên, thưởng mà không nhằm người hiền, phạt không trúng kẻ bạo, kẻ được thưởng cũng không có cớ, kẻ bị phạt cũng không có tội. Aáy là khiến cho trăm họ nản lòng, nhác thể, chán làm điều thiện, để không có cái sức chân tay mà không giúp đỡ lẫn nhau, để hư mục của thừa mà không chịu giúp đỡ lẫn nhau, giấu giếm điều hay  mà không dạy bảo cho nhau. Vì thế, Thượng Hiền được Mặc Tử xem như cái nền của chính trị. Đất nước sở dĩ rối loạn là do không có chính trưởng mà ra, mỗi người mỗi ý. Cho nên phải kén lấy người hiền khá trong thiên hạ để lập làm thiên tử… lại kén chọn lấy người hiền khá trong thiên hạ lập nên để làm tam công. Thiên tử và tam công đã lập rồi cho là thiên hạ rộng lớn, dân của nước xa đất lạ,ï phải trái, lợi hại khác nhau không thể một hai mà biết rõ, mới vạch ra muôn nước, lập các quốc dân chư hầu… lại kén chọn lấy người hiền khá trong nước  lập nên làm chính trưởng.
            Tóm lại, với chủ trương một thứ “ chính trị hiền nhân” ông đã khiến cho mọi người “ thượng đồng nhi bất hạ tỵ” đất nước ngày mỗi sung mãn hơn, thành phần trí thức, hiền tài được trong dụng trong những công việc lớn của đất nước. Xóa bỏ chế độ chính trị cha truyền con nối của phong kiến trước kia. Đào tạo và tuyển chọn những người hiền tài để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
5. Sự ảnh hưởng tư tưởng Thượng Hiền đối với xã hội
    5.1. Đối với xã hội ngày xưa
          Trong xã hội ngày xưa, chính sách và tư tưởng Thượng Hiền của Mặc Tử được xuất phát từ thời tiền Tần. Từ khi tư tưởng này được hình thành và được Mặc Tử chu du khắp nơi để thuyết giảng. Một chính sách chính trị mới được ra đời, đó là tuyển chọn người hiền tài để đưa vào bộ máy nhà nước. Chính sách này đã được các bậc vua chúa và các quan đại thần áp dụng triệt để trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đất nước trong thời chiến tranh thì các vua cần những binh hùng tướng mạnh, những nhà quân sư lỗi lạc để giúp vua đánh thắng mọi quân giặc. Với những vị hiền tài này thì rất hiếm nên có khi những vị quân vương phải đích thân đến để mời họ tham dự triều chính cùng mình, hay là tìm nhiều cách để những người hiền phải về với mình. Như  trong thời Tống có Nhạc Phi tướng quân là một vị tướng tài giỏi và được vua nhà Tống trọng dụng và cho làm chỉ huy toàn bộ quân đội nhà Tống. Thời nhà Minh vua Chu Nguyên Chương phải hai ba lần cầu sinh Lưu Bá  Ôn ở lại giúp mình trị quốc, sau không được phải nhờ đến vợ của mình cầu xin giúp, như Lý Thuyền Trượng cũng được nhà vua trọng dụng và cho làm tướng quốc. các tướng như Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân cũng được nhà vua trọng dụng và phong cho làm vương… còn đối với đất nước Việt Nam thời xưa thì vua nhà  Lý trọng dụng các thiền sư như Vạn Hạnh, Khuông Việt hay là tướng tài số một là Lý Thường Kiệt vào việc trị quốc. xây dựng trường Quốc Tử Giám đào tạo người ra làm quan. nhà Trần thì trọng dụng các tướng như Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản… làm chủ tướng để đánh giặc Nguyên. Mở các cuộc thi để tuyển dụng nhân tài vào bộ máy nhà nước. Hay là sử dụng những tư tưởng của các vị thiền sư vào việc cai trị đất nước… cho đến trong những cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Các vị lãnh đạo đã tôn Bác Hồ lên làm chủ tịch, lãnh đạo đất nước trong hai cuộc chiến tranh. Hồ Chủ Tịch đã tuyển chọn những tướng tài như: Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười giữ những chức vụ quan trọng trong giới lãnh đạo kháng chiến. Trong các thời đại xưa cũng như nay. Nhờ chính sách Thượng Hiền mà các vị lãnh đạo đã đạt được thành công rực rỡ và để lại tiếng thơm muôn đời cho lịch sử dân tộc. Đánh đuổi được giặc ngoại xâm, giử yên bờ cõi, xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh và phát triển. Dù đất nước đứng ở vị trí nào các nhà lãnh đạo cũng luôn đề cao việc tuyển chọn nhân tài vào công việc quan trọng để tạo được những thành quả tốt đẹp, Để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
     5.2. Đối với xã hội ngày nay
          Trong xã hội ngày nay, cho dù không còn chiến tranh, loạn lạc như ngày xưa.Nhưng việc tuyển dụng nhân tài cũng không kém phần quan trọng. Nhà nước đã chủ trương lấy việc giáo dục làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Hằng năm, các cuộc thi vào đại học được mở ra để tuyển chọn những người đủ khả năng và trình độ vào những công việc thích hợp để góp một phần xây dựng và phát triển đất nước. Trong mọi lĩnh vực của xã hội, những người có tài thường được đề cao và đưa lên nắm giử những chức vị quan trọng. Người có tài về quân sự thì tuyển chọn vào quân sự, người giỏi kinh doanh thì tuyển chọn vào lĩnh vực kinh doanh buôn bán, người có kiến thức và học vị thì tuyển chọn vào làm giáo viên để truyền đạt kiến thức cho hậu thế. Những người giỏi hơn thì tuyển chọn họ vào những công trình nghiên cứu để sáng tạo ra những sản phẩm giá trị để lại cho đời.
            Tóm lại, mỗi người mỗi việc. Tùy theo khả năng và năng lực của họ để mà tuyển chọn vào những công việc thích hợp, có như vậy họ mới phát huy hết khả năng của họ. Nhờ vào tài năng của họ công việc sẽ được tiến hành một cách thuận lợi và đạt được những kết quả tốt đẹp như mong muốn. Thế nên, trong xã hội ngày nay. Tuy là chính sách Thượng Hiền của Mặc Tử đã trãi qua gần 2000 năm lịch sử, nhưng tư tưởng Thượng Hiền đã ăn sâu vào trong từng thời đại và trong tư tưởng của mỗi con người. Bất cứ thời đại nào, xưa cũng như nay chính sách Thượng Hiền cũng đước lấy làm đầu để phát triển và xây dựng đất nước, con người trong mọi thời đại. Đặc biệt là thời đại đất nước ta trong giai đoạn đang phát triển này, cần có một lực lượng  nhân tài thật lớn để phát triển đất nước trong mọi lĩnh vực, đủ khả năng để sánh vai với các đất nước khác trên thế giới.
            Nói đến sự thành tựu nổi bật nhất của các nước trên thế giới, ta có thể kể đến nước Mỹ. Tuy là một nước chỉ mới hình thành không quá 300 năm. nhưng mà sau 100 năm hình thành nước Mỹ đã trở thành một cường quốc phát triển đứng hạng nhất thế giới, kỉ thuật, khoa học, trình độ văn minh… đều thành tựu một cách rực rở. Đó là họ nhờ tiếp thu những cái hay của dân tộc khác, họ biết thu hút và tuyển chọn những nhân tài từ các đất nước khác để làm giàu nhân tài cho đất nước họ. với một lực lượng nhân tài đầy đủ thì mọi lĩnh vực sẽ từ đó mà ngày càng được hoàn thiện hơn và phát triển mạnh hơn. Từ những sản phẩm uy tín và chất lượng. Họ đã bán ra khắp nơi trên thế giới, rồi thu về một lợi nhuận khổng lồ làm giàu cho tài chính của đất nước. Từ đó, đất nước mới phát triển một cách rực rở như vậy. Ngoài nước Mỹ còn một nước điển hình nữa là Nhật Bản. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nước Nhật chỉ còn là một đất nước hoang tàn sơ xác. kinh tế, chính trị, khoa học kỉ thuật lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Vậy mà chỉ mấy chục năm sau. Nhận Bản đã khắc phục những hậu quả trong chiến tranh và vươn lên đứng hạng nhì thế giới sau nước Mỹ. Có thể nói về khoa học kỉ thuật của Nhật Bản là đứng bật nhất của thế giới. Mọi sản phẩm của Nhật đều được mọi người dân ưa chuộng. Vì nó chất lượng và bền bỉ. Có được thành quả như vậy là nhờ người Nhật Bản cần cù, siêng năng, chịu khó. Họ là những người yêu nước nên mỗi người dân đều có ý thức xây dựng đất nước. Những người tài năng họ đều ở lại đất nước để tham gia xây dựng lại đất nước, những người Nhật Bản ở các nước ngoài cũng trở về để góp phần xây dựng đất nước. Với một lực lượng nhân tài lớn như vậy. Họ đã trọng dụng mọi nhân tài vào những công cuộc thích hợp. Từ đó đất nước dần dần thoát khỏi khủng hoảng và phát triển một cách mạnh mẽ. Cho nên, bất cứ một nước nào cần phát triển cũng  phải có nhân tài, chọn nhân tài vào những việc thích hợp để xây dựng đất nước. Thế nên, tư tưởng Thượng Hiền của Mặc Tử luôn được áp dụng trong mọi thời đại và là nền tảng hàng đầu để xây dựng một đoàn thể, một đất nước giàu mạnh, phát triển.
6. Tác dụng, giá trị của Thượng Hiền đối với xã hội ngày nay
            Đất nước Trung Quốc, với chính sách đổi mới, họ đã biết áp dụng khoa học kỉ thuật vào trong công cuộc xây dựng đất nước, biết trân trọng những nhân tài vốn có để đưa vào bộ máy nhà nước. Vì thế nên ngày này Trung Quốc đã trở thành một cường quốc nổi tiếng của thế giới. Còn như đất nước Việt Nam mình, sở dĩ đến ngày nay vẫn không phát triển mạnh là vì không biết đào tạo và bồi dưỡng nhân tài một cách triệt để. Một số lượng nhân tài giỏi đã đi ra nước ngoài làm việc. Đây gọi là hiện tượng chảy não. Mặt khác, sau khi giành độc lập, đất nước ta vẫn không thay đổi chế độ xã hội bao cấp, không chịu tiếp thu những tư tưởng mới lạ để xây dựng đất nước. Bảo thủ và cố chấp theo đường lối chính trị của Lên Xô củ. Từ đó dẫn đến đất nước trong hơn 10 năm với tình hình kinh tế đình trệ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Đến năm 1986, khi Nguyễn Văn Linh lên nắm chính quyền và thực hiện chế độ đổi mới, đưa đất nước hòa nhập vào xu thế của thế giới, giao lưu buôn bán, hội nhập vào các tổ chức kinh tế chính trị của thế giới. Từ đó đã đưa đất nước dần dần tiến lên. Và chỉ trong hơn 20 năm đã đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và bước vào con đường hội nhập và phát triển của thế giới. Tất cả đều là nhờ sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của các cấp lãnh đạo. Cũng như trong chiến tranh dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa đất nước chiến thắng được 2 cường quốc của thế giới. Bảo vệ được thành quả mà cha ông ta để lại, tạo nên những trang sử sáng ngời trên đất nước Việt.
            Nên, Thượng Hiền đối với xã hội đang trong chiến tranh sẽ làm cho đất nước đó có những nhân tài kiệt xuất lãnh đạo đưa ra những chính sách, mưu lược để giúp nhân dân kháng chiến và giành độc lập, giử được giang sơn bờ cõi của đất nước. Còn đối với thời bình. Tính chất Thượng Hiền cũng không kém phần quan trọng. Khi hòa bình thì phải xây dựng đất nước. Mà những người không tài năng thì không thể lãnh đạo có hiệu quả được. Nên cũng cần có nhân tài để đưa họ vào trong công cuộc xây dựng đất nước. Nếu muốn đất nước mau phát triển và giàu mạnh thì đất nước đó cần phải có nhiều nhân tài. Không những vậy mà còn đào tạo bồi dưỡng những nhân tài đó, cho ra nước ngoài học tập… để đem kinh nghiệm về phục vụ, xây dựng đất nước. Nhằm đổi mới và hoàn thiện đường lối chính sách sao cho có khả năng thúc đẩy sự phát triển  của xã hội về kinh tế lẫn chính trị, phản ánh được nguyện vọng, lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Mặt khác, lựa chọn những cán bộ ưu tú, thực sự có công tâm, vì dân vì nước, có năng lực, loại bỏ những phần tử lợi dụng chức quyền cho cá nhân và gia đình mình, làm cho đội ngũ cán bộ đương chức trong sạch và vững vàng. Tạo nên một Đất nước giàu mạnh, hết lòng vì dân vì nước. Thế nên tuy là nhân tài cần được trong dụng những mà cần phải thanh lọc cho được trong sạch, có vậy thì đất nước mới phát triển một cách toàn vẹn và hiệu quả được.
            Với sự tuyển chọn người tài đức vào trong vai trò lãnh đạo của mọi lĩnh vực của đất nước thì sẽ tạo nên một đất nước giàu mạnh. Kinh tế mà có Thượng Hiền thì nền kinh tế sẽ ngày một phát triển. Chính trị mà có Thượng Hiền thì quân đội ngày một hùng mạnh, tạo nên một nền chính trị vững vàng, kiên cố. Văn hóa có Thượng Hiền thì nền văn hóa sẽ được phát triển phong phú, ngày một nâng cao. Giáo dục mà có Thượng Hiền thì hệ thống giáo dục sẽ được đổi mới, việc đào tạo nhân tài ngày sẽ một hoàn hảo và có hệ thống hơn. Chính sách giáo dục sẽ được phát triển rộng rãi từ thành thị cho đến thôn quê…Thế nên, muốn đất nước phát triển không thể không có chính sách Thượng Hiền của Mặc Tử. Một chính sách có giá trị vượt thời gian và là tư tưởng hàng đầu của để xây dựng một tổ chức, một xã hội, một đất nước tốt đẹp và hoàn mỹ.
C. Kết Luận
            Mặc Tử là một triết gia có một tinh thần cứu đời đầy nhiệt huyết, giảng thuyết “kiêm ái” đến “mòn trán, lỏng gót”. chú trọng vấn đề đạo đức, chính trị. Ông chủ trương Kiêm Aùi, Thượng Đồng, Thiên Chí, Minh Quỷ, Phi Mệnh, Phi Nho, Phi Nhạc, Thượng Hiền. Nhưng trong đó chủ trương Thượng Hiền của ông là một chủ trương thiết thực và được các Quân Vương áp dụng để xây dựng và bảo vệ đất nước. Không những thế mà trong thời bình cũng được các nhà lãnh đạo tối cao trọng dụng và áp dụng triệt để công cuộc phát triển đất nước. Thượng Hiền là một chính sách tuyển chọn và trọng dụng người hiền tài, nhân đức vào những vai trò lãnh đạo. Nhờ chính sách Thượng Hiền mà các bậc Quân Vương đều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước. Các nhà lãnh đạo của các đất nước khác nhau nhờ vào chính sách Thượng Hiền mà đào tạo một hệ thống nhân tài đầy đủ áp dụng vào trong việc phát triển của đất nước.
            Mặt khác, sự ra đời của thuyết Thượng Hiền đã làm cho tất cả các nước đều ngày một phát triển. Chế độ, tập tục cha truyền con nối trong hành chính và chính trị được xóa bỏ. Địa vị của người hiền tài ngày một được nâng cao và chú trọng.
            Thượng Hiền tuy là một tư tưởng có từ thời nhà Tần, trải qua gần 2000 năm lịch sử, nhưng giá trị tư tưởng của Thượng Hiền vẫn luôn tồn tại và phát triển một cách mạnh mẽ. Là một chính sách, tư tưởng  mà mọi thời đại đều cần đến và được áp dụng triệt để. Một  tư tưởng lớn, thiết thực mang giá trị vượt không gian và thời gian. Nếu một đất nước hay một tổ chức xã hội nào muốn thành công không thể nào không cần có chính sách Thượng Hiền của Mặc Tử. Một chính sách mà không thể thiếu trong xã hội xưa cũng như ngày nay.

Sách Tham Khảo
Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc 1,nxb Văn Hóa,1997
Doãn Chính,Đại cương triết học Trung Quốc, nxb Thanh Niên,2002
Hồ Thích,Trung Quốc triết học sử đại cương, nxb Sài Gòn,1968
Doãn Chính,Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại,
  nxb Thanh Niên,2003

1 nhận xét: