Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Vài nét về Hàn Quốc

Vài nét về Hàn Quốc

Khoa Đông phương học - Đại học Khoa học xã hội - nhân văn


  Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Bắc Châu Á, phía Nam bán đảo Triều Tiên. Phía Đông, Tây và Nam giáp biển. Phía Bắc giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
  Khí hậu: Ôn đới, 4 mùa rõ rệt.
  Diện tích: 99.392 km2
  Dân số: 48.846.823 người (số liệu tháng 6 – 2006)
  Dân tộc: Chỉ có một dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên)
  Ngôn ngữ: Tiếng Hàn (Triều Tiên)
  Đơn vị tiền tệ: Đồng Won (KRW)

    Từ năm 1905, trên thực tế, Triều Tiên là thuộc địa của Nhật. Trong thế kỷ XIX, Triều Tiên, nói chung, phải đương đầu với những thách thức của biến đổi về chính trị và công nghiệp trên thế giới. Trong khi Nhật Bản đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp, thì Triều Tiên còn hiểu lơ mơ về vấn đề này. Trong nội bộ những người trị vì đất nước chia làm hai phái: phái giữ truyền thống và phái muốn hiện đại hoá. Sự đấu tranh về quan điểm giữa hai phái này không đi đến thống nhất về quan điểm nhận thức và quốc gia trở nên tê liệt, mặc dù có cuộc cải cách Kabo (1894-1896). Kết cục là đất nước bị rơi vào tay Nhật Bản, trở thành một nước thuộc địa của Nhật Bản trong nhiều thế kỷ.
   Tháng 8-1945, với sự giúp đỡ của quân đội Liên Xô, Triều Tiên được giải phóng. Tháng 9-1945, quân đội Mỹ đổ bộ vào Nam Triều Tiên, làm cho đất nước tạm thời bị chia làm hai miền mà ranh giới ở vĩ tuyến 38. Từ đấy, Bắc Triều Tiên là miền thuộc sự kiểm soát của quân đội Liên Xô. Nam Triều Tiên là miền thuộc sự kiểm soát của quân đội Mỹ. Trong cuộc hội nghị các ngoại trưởng Anh, Mỹ, Pháp, Nga họp hồi tháng 9-1945 tại Mátxcơva, quyết định khôi phục Triều Tiên thành một quốc gia thống nhất, độc lập, dân chủ. Chủ trương này không thực hiện được. Tháng 5-1948, Nam Triều Tiên tiến hành cuộc bầu cử riêng rẽ. Tháng 8-1948, Nam Triều Tiên thành lập Chính phủ riêng, đứng đầu là Lý Thừa Vãn. Năm 1950, chiến tranh lại xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Nam Triều Tiên được Mỹ giúp sức. Bắc Triều Tiên được Trung Quốc và Liên Xô giúp sức, đánh nhau quyết liệt. Ngày 27-7- 1953, Hiệp định đình chiến được ký kết. Đất nước Triều Tiên từ đấy, chính thức chia cắt làm hai miền. Nam Triều Tiên gọi là "Đại Hàn Dân quốc" (gọi tắt là Hàn Quốc). Bắc Triều Tiên gọi là "Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên".
   Hàn Quốc có diện tích 94 nghìn km2, số dân hiện này là 40 triệu người. Khoáng sản thiên nhiên chủ yếu tập trung ở Bắc Triều Tiên, còn Nam Triều Tiên chủ yếu là nông nghiệp. Vì vậy, Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp đã nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp. Hiện nay, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp hàng đầu ở châu Á, có lẽ chỉ đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ ở châu Á và đứng thứ 10 về kinh tế thế giới. Tốc độ phát triển công nghiệp, công nghệ của Hàn Quốc đã làm cho cả thế giới kinh ngạc.

Kinh tế Hàn Quốc
   Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006.
    Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giầu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc như là "Huyền thoại sông Hán", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm - một phân tích gần đây nhất bởiGoldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giầu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD [1] và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giầu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD [2].
   Trong những năm 1970 đến 1980, Kinh tế Hàn Quốc tập trung vào ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô. Với sự hỗ trợ của chính phủ, POSCO, một công ty sản xuất thép, được thành lập trong vòng gần 3 năm, là một xương sống đầu tiên cho nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm tiếp theo. Ngày nay, POSCO là nhà sản xuất thép đứng thứ 3 trên thế giới. Hàn Quốc là nước đóng tầu lớn nhất trên thế giới với các công ty hoạt động đa quốc gia như Hyundai Heavy Industries và Samsung Heavy Industries luôn thống trị thị trường đóng tầu toàn cầu. Ngành sản xuất ô tô cũng phát triển một cách nhanh chóng, đang cố gắng để trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới, điển hình là Hyundai Kia Automotive Group, đưa Hàn Quốc thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô.
   Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước. Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ đã tăng nhanh, chiếm khoảng 70% GDP. [3] Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,912 vào năm 2006. Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung QuốcViệt Nam, vàIndonesia. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng là một nước có số giờ làm việc cao nhất thế giới.
1. Nông nghiệp:
Những năm 1960, bức tranh nông nghiệp Hàn Quốc khá ảm đạm với những cánh đồng khô cằn, hiệu quả kinh tế thấp; tư duy canh tác của người nông dân vẫn manh mún, lạc hậu. Điều này buộc Chính phủ Hàn Quốc phải tìm cách “kích cầu” nông nghiệp phát triển thông qua hình thức hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN), một hình thức sản xuất rất mới lúc bấy giờ.
   Nguyên nhân của tình trạng trì trệ này là do việc sản xuất dựa trên kinh nghiệm là chính khiến lợi tức thấp, nông dân không có khả năng tái đầu tư nên tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo. Trước tình trạng này, Chính phủ quyết định phá vỡ sự bế tắc đó bằng cách thực hiện biện pháp “hai mũi giáp công đồng bộ”: đưa kỹ thuật sản xuất mới (giống mới, phân bón và nông dược, cung cấp tín dụng đầy đủ và xác định giá nông sản nâng đỡ cho nhà nông); thay đổi cơ chế chính sách nông nghiệp (cải cách ruộng đất để mọi nông dân đều có đất canh tác, đồng thời ban hành Luật Hợp tác xã và xây dựng HTXNN đa mục tiêu khuyến khích nông dân tham gia).
   HTXNN đa mục tiêu của Hàn Quốc có nhiệm vụ hướng dẫn và đào tạo kỹ năng sản xuất cho bà con; cung cấp các phương tiện cần thiết cho an sinh xã hội; làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư nông nghiệp cho xã viên từ đồng ruộng đến chợ hàng hoá (bao gồm sản xuất, chế biến và bán ra thị trường); dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm (bao gồm kinh doanh tài chính nông nghiệp, tín dụng và tiết kiệm của các HTXNN thành viên); dịch vụ về chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Điều này đã “vực” nền nông nghiệp Hàn Quốc từ yếu ớt trở nên ổn định. Nhờ đó, giá trị sản lượng nông nghiệp tăng gấp đôi so với 15 năm trước. Năm 2005, mặc dù tăng trưởng về nông nghiệp chậm lại nhưng Hàn Quốc đã đạt được mục tiêu hàng đầu là tự cung tự cấp về gạo – nguồn lương thực chủ yếu của đất nước – với sản lượng 4, 8 triệu tấn.Tuy nhiên, khi Hàn Quốc gia nhập WTO vào năm 1995, nông dân Hàn Quốc lại đứng trước một thách thức mới, đó là các cam kết cắt bỏ mọi khoản trợ cấp cho nông dân. Để thích ứng với những cam kết WTO, một lần nữa Chính phủ Hàn Quốc lại ban hành chiến lược nông nghiệp mới, trong đó chú trọng đổi mới khả năng cạnh tranh của nông nghiệp bằng cách huấn luyện nông dân, hiện đại hoá hệ thống marketing, áp dụng công nghệ thông tin; ổn định an sinh nông thôn thông qua đầu tư cho giáo dục, y tế và đặc biệt là hưu trí của nông dân xã viên. Ngoài ra, Nhà nước còn cải tiến cơ chế chính sách, đặc biệt là chuyển hướng mục tiêu hoạt động của HTXNN. Theo đó, thay vì hoạt động dàn trải trước đây, HTXNN tập trung vào những sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ có lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công cao. Thủ tục tài chính được cải cách với hình thức thanh toán trực tiếp thay vì qua trung gian.
   Từ năm 1994 đến năm 2003, Chính phủ Hàn Quốc đã dành 48 tỷ USD thực hiện chiến lược trên và dự trù khoảng 110 tỷ USD cho giai đoạn 2004-2013 để tiếp tục cải tiến thuỷ lợi, cải cách ruộng đất, hiện đại hoá phương tiện marketing, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất, cải tiến chất lượng cuộc sống của bà con nông dân...
   Giá trị sản lượng nông nghiệp của Hàn Quốc đã tăng gấp đôi so với 15 năm trước. Năm 2005, mặc dù tăng trưởng về nông nghiệp chậm lại nhưng Hàn Quốc đã đạt được mục tiêu hàng đầu là tự cung tự cấp về gạo - nguồn lương thực chủ yếu của đất nước - với sản lượng 4,8 triệu tấn.

    Hàn Quốc đã tập trung nỗ lực phát triển nông nghiệp vào việc tăng sản lượng lên mức tối đưa từ diện tích đất trồng trọt có hạn của đất nước (vốn chỉ chiếm 19% tổng diện tích đất đưai). Những giống lúa mới và những cây trồng khác cho sản lượng cao đã được đưa vào gieo trồng. Ngoài ra, công nghiệp phân bón và thuốc trừ sâu cũng được phát triển để cung cấp đầy đủ những sản phẩm thiết yếu này cho các chủ trang trại.
    Sản xuất hoa quả, rau xanh, các cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và các sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh. Sự phát triển nhà kính làm bằng nhựa vi-nyl đã góp phần quan trọng vào việc tăng khối lượng thu hoạch rau xanh cho đất nước.
    Quá trình công nghiệp hóa đã làm giảm nhanh số dân làm nông nghiệp. Tỷ lệ số dân nông thôn trong tổng dân số giảm mạnh từ 57% năm 1962 xuống dưới 9% vào cuối những năm 2000. Xu hướng này đã ảnh hưởng đến cơ cấu lao động của các ngành công nghiệp quốc gia. Để giải quyết vấn đề lao động trong ngành nông nghiệp đang giảm nhanh, Chính phủ đã có những nỗ lực lớn nhằm thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp. Cơ giới hóa đã mang lại những thành tựu đáng kể trong việc trồng và thu hoạch lúa.
   Từ những năm đầu của thập niên 70, chương trình tái trồng rừng đã được triển khai trên toàn quốc. Chương trình này bao gồm việc trồng cây mới và bảo vệ diện tích rừng hiện có trên các khu vực đồi núi vốn chiếm khoảng 64% diện tích đất đai của Hàn Quốc. Ngoài ra, những giống cây mới cho năng suất cao, có khả năng kháng sâu bọ và bệnh tật tốt hơn đang được phát triển.
    Nhằm gìn giữ tài nguyên rừng cho đến khi chúng mang lại hiệu quả, Chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ việc khai thác gỗ. Hơn một thập kỷ qua, sản xuất gỗ chỉ giới hạn trong khoảng 1.500.000 m3. Hầu hết các nhu cầu về gỗ được đáp ứng nhờ nhập khẩu. Một lợi ích nữa của việc bảo vệ rừng là những nỗ lực này đã đóng góp phần lớn vào việc chống lũ và xói mòn đất.
   Trong hơn hai thập kỷ qua, việc mở rộng và hiện đại hóa công nghiệp đánh bắt cá đã đạt được những thành tựu đáng kể và ngành này đã trở thành một nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Khối lượng cá đánh bắt được tăng nhanh nhờ các tàu đánh bắt hiện đại và cơ giới hóa bắt đầu hoạt động ở những vùng ven biển cũng như ngoài khơi. Cơ sở đánh bắt cá của Hàn Quốc đã được xây dựng tại Tây Samoa, Las Palmas và các địa điểm khác.
   Người tiêu dùng (Hàn Quốc) giờ đây có thể tận hưởng cá mực đánh bắt từ ngoài khơi đảo Falkland.
    Nghề đánh bắt cá ngoài khơi của Hàn Quốc đã đạt đến đỉnh cao giữa những năm 1970 và sau đó giảm nhanh do chi phí nhiên liệu tăng và nhiều nước tuyên bố khu kinh tế biển của họ rộng 200 hải lý. Hàn Quốc đã đàm phán các hiệp định đánh bắt cá với một số nước có vùng bờ biển để đảm bảo quyền đánh bắt cá trong lãnh hải của họ và đang tiếp tục phát triển đánh bắt cá ngoài khơi.
2. Công nghiệp:
   Là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, Hàn Quốc nổi lên như một câu chuyện thành đạt trong nhiều lĩnh vực. Trong năm 2005, giá trị thương mại Hàn Quốc đạt tới 545 tỷ đôla, đứng 12 trên thế giới. Hàn Quốc cũng có nguồn dữ trữ ngoại tệ lớn thứ tư. Mặc dù giá dầu lửa cao, đồng won mạnh và chi phí nguyên liệu ngày càng tăng, nền kinh tế Hàn Quốc đang tăng trưởng ở một mức độ tốt.

   Duy trì sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là những ngành công nghiệp then chốt và đã được thế giới công nhận. Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới; thứ 2 với chất bán dẫn: đứng thứ 3 thế giới; hàng điện tử: đứng thứ 4. May mặc, sắt thép và các sản phẩm hóa dầu của Hàn Quốc đứng thứ 5 nếu xét về tổng giá trị và ô tô đứng thứ 6 trên thế giới. Ngành đóng tàu của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp tiên phong trong 3 năm qua, chiếm 40% đơn đặt hàng đóng tàu của cả thế giới trong năm 2005.
    Là một nhà sản xuất ô tô lớn, Hàn Quốc sản xuất trên ba triệu xe hàng năm. Kể từ khi Hàn Quốc lần đầu tiên xuất khẩu xe năm 1976, ngành công nghiệp ô tô của nước này đã phát triển với tốc độ kinh ngạc. Trên đà uy tín của ôtô Hàn Quốc ngày càng tăng cao trên thế giới, các công ty ôtô Hàn Quốc hàng đầu đã bắt đầu mở rộng cơ sở sản xuất ra nước ngoài.


   Chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu, ngành sản xuất chất bán dẫn của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp mũi nhọn đặc biệt là khi nói tới bộ nhớ động và chíp hệ thống (SOC).
    Trong năm 2004, thanh DRAM (bộ nhớ truy xuất động) của Hàn Quốc đứng thứ nhất trên thế giới với thị phần 47.1%.
    Tóm lại, định hướng chính sách công nghiệp của Hàn Quốc đã thay đổi rất lớn trong từng thập kỷ, trợ giúp cho việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tới một tương lai tươi sáng và thịnh vượng hơn. Từ những năm 1960, Hàn Quốc bắt đầu xúc tiến xuất khẩu khi cho ra đời hàng loạt các luật và quy định có liên quan và lập ra những chương trình phát triển hướng tới xuất khẩu. Công nghiệp nặng về hóa chất là trung tâm của chính sách công nghiệp quốc gia trong những năm 1970 và có sự tái cơ cấu công nghiệp trong những năm 1980. Việc tái cơ cấu là nhằm vào phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs).






  Mở cửa và tự do hóa thị trường là điểm nhấn trong những năm 1990. Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra năm 1997, Hàn Quốc đã thực hiện những bước dũng cảm để đem lại sự phục hồi nhanh chóng. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đi đầu trong việc tăng cường sự minh bạch và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong khi các chính sách hỗ trợ các công ty liên doanh được ra đời.
    Kể từ năm 2000, công cuộc đổi mới là trọng tâm của chính sách quốc gia. Để tạo ra nhiều đổi mới hơn trong các ngành công nghiệp, Hàn Quốc đang xúc tiến các chính sách thân thiện với doanh nghiệp cũng như là các chính sách củng cố hợp tác giữa các công ty lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    Trải qua giai đoạn phát triển ngoạn mục trong một thời gian tương đối ngắn, chính phủ Hàn Quốc hiện nay đang chú ý tới chất lượng của tăng trưởng. Để đạt được mục tiêu này, Hàn Quốc đề cập tới 3 trụ cột cho tăng trưởng trong tương lai: tăng trưởng mà thúc đẩy tạo ra việc làm, tăng trưởng mà thúc đẩy sáng tạo trong các ngành công nghiệp và tăng trưởng đem lại sự phát triển cân bằng giữa các tỉnh cũng như giữa các vùng đô thị, và giữa các công ty lớn và nhỏ.
    Bên cạnh phát triển mạnh mẽ và cân bằng, chính phủ cũng chủ định kiểm soát lạm phát.
   Trong những năm đầu của thập kỷ 90, giá tiêu dùng lên đến 8-9% mức lạm phát. Tuy nhiên vào năm 2003,  giá tiêu dùng và giá sản xuống đã giảm tương ứng xuống còn 3.6% và 2.2%.  Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực ngăn chặn lạm phát của Chính phủ và sự cải thiện cơ cấu phân phối nông sản và hải sản, lạm phát đã giảm xuống đáng kể.
    
Một  số chỉ số về nền kinh tế Hàn Quốc năm 2009:

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc năm 2009 được cộng hưởng từ tăng trưởng dương nên đã đạt 1.050 nghìn tỷ won.
- Do tỷ giá ngoại tệ tăng nên tính theo ngoại tệ, GDP năm 2009 của Hàn Quốc chỉ đạt 820 tỷ USD và đứng thứ 15 trên thế giới.
- Dự báo, do nền kinh tế hồi phục nên GDP năm nay có đủ khả năng đạt mức gần 1.100 nghìn tỷ won (tương đương 1.000 t ỷ USD).
- Ngày 2/2, Bộ Kế hoạch Tài chính Hàn Quốc cho biết GDP năm 2009 đạt 1.050 nghìn tỷ won, cao hơn 26 nghìn tỷ won so với năm 2008 (1.024 tỷ won).
- Như vậy, Hàn Quốc trong 2 năm liên tiếp đã duy trì được thời kỳ GDP đạt mức trên 1.000 nghìn tỷ won.
- Năm 2009, tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc đạt 0,2% và năm nay dự đoán đạt khoảng 5% khiến tổng GDP tăng lên 1.100 nghìn tỷ won.
- Một quan chức của Bộ Tài chính cho biết năm nay tăng trưởng kinh tế dương nên nếu tính theo đồng won GDP sẽ tiếp tục tăng và đạt mức 1.100 nghìn tỷ won.
- Năm 1996, GDP của Hàn Quốc là 460 nghìn tỷ, 1997 đạt 563 nghìn tỷ bắt đầu mở ra thời kỳ GDP đạt trên ngưỡng 500 nghìn tỷ won. Năm 2000 đạt 632 nghìn tỷ, 2002 đạt 720 nghìn tỷ, 2004 đạt 826 nghìn tỷ, 2006 đạt 987 nghìn tỷ, 2007 đạt 975 nghìn tỷ.
- Năm ngoái, do tỷ giá ngoại tệ bình quân cả năm đạt 1.276 w/1$, cao hơn năm trước nên nếu tính theo đồng đô la, GDP năm ngoái chỉ đạt 820 tỷ USD, thấp hơn so với năm 2008 (928,7 tỷ USD).
- Năm nay, dự đoán Hàn Quốc vẫn sẽ giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ 15 trên thế giới. Đặc biệt do tốc độ hồi phục khá nhanh, tỷ giá ngoại tệ đang giảm xuống mức 1.100w/1$, Hàn Quốc kỳ vọng tăng trưởng đạt 5% và tiếp tục đạt tổng GDP ở con số 1.000 tỷ USD.
- Tính theo đồng USD, tổng GDP của Hàn Quốc qua các năm như sau: 2000 (533,5 tỷ USD); 2001 (504,6 tỷ USD); 2002(575,9 tỷ USD); 2003 (643,6 tỷ USD), 2004 (722,4 tỷ USD); 2005(844,7 tỷ USD); 2006(951,1 tỷ USD); 2007 ( 1.049,3 tỷ USD); 2008 (9.028,7 tỷ USD).
 


SVV

Tìm hiểu chính sách kinh tế - xã hội của Hàn Quốc

Tìm hiểu chính sách kinh tế - xã hội của Hàn Quốc
1. Chính sách kinh tế - xã hội của Hàn Quốc
Điểm lại vài nét về lịch sử Hàn Quốc để thấy được sự phát triển của tương lai :
Bằng phương pháp kết hợp giữa lịch sử và lôgích, trước khi phân tích về chính sách kinh tế-xã hội của Hàn Quốc hiện nay, Tác giả xin được điểm lại vài nét về lịch sử Hàn Quốc.
Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) thoát thai từ một nước Triều Tiên. Triều Tiên là một nước thuộc phía đông châu á. Bắc giáp Liên Xô và Trung Quốc. Phía Nam, sát với Nhật Bản qua 2 eo biển.
Hàn Quốc có diện tích 94 nghìn km2, số dân hiện này là 40 triệu người. Khoáng sản thiên nhiên chủ yếu tập trung ở Bắc Triều Tiên, còn Nam Triều Tiên chủ yếu là nông nghiệp. Vì vậy, Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp đã nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp. Hiện nay, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp hàng đầu ở châu á, có lẽ chỉ đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản, n Độ ở châu á và đứng thứ 10 về kinh tế thế giới. Tốc độ phát triển công nghiệp, công nghệ của Hàn Quốc đã làm cho cả thế giới kinh ngạc.
Nhìn lại lịch sử, từ năm 1905, trên thực tế, Triều Tiên là thuộc địa của Nhật. Trong thế kỷ XIX, Triều Tiên, nói chung, phải đương đầu với những thách thức của biến đổi về chính trị và công nghiệp trên thế giới. Trong khi Nhật Bản đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp, thì Triều Tiên còn hiểu lơ mơ về vấn đề này. Trong nội bộ những người trị vì đất nước chia làm hai phái: phái giữ truyền thống và phái muốn hiện đại hoá. Sự đấu tranh về quan điểm giữa hai phái này không đi đến thống nhất về quan điểm nhận thức và quốc gia trở nên tê liệt, mặc dù có cuộc cải cách Kabo (1894-1896). Kết cục là đất nước bị rơi vào tay Nhật Bản, trở thành một nước thuộc địa của Nhật Bản trong nhiều thế kỷ.
Tháng 8-1945, với sự giúp đỡ của quân đội Liên Xô, Triều Tiên được giải phóng. Tháng 9-1945, quân đội Mỹ đổ bộ vào Nam Triều Tiên, làm cho đất nước tạm thời bị chia làm hai miền mà ranh giới ở vĩ tuyến 38. Từ đấy, Bắc Triều Tiên là miền thuộc sự kiểm soát của quân đội Liên Xô. Nam Triều Tiên là miền thuộc sự kiểm soát của quân đội Mỹ. Trong cuộc hội nghị các ngoại trưởng Anh, Mỹ, Pháp, Nga họp hồi tháng 9-1945 tại Mátxcơva, quyết định khôi phục Triều Tiên thành một quốc gia thống nhất, độc lập, dân chủ. Chủ trương này không thực hiện được. Tháng 5-1948, Nam Triều Tiên tiến hành cuộc bầu cử riêng rẽ. Tháng 8-1948, Nam Triều Tiên thành lập Chính phủ riêng, đứng đầu là Lý Thừa Vãn. Năm 1950, chiến tranh lại xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Nam Triều Tiên được Mỹ giúp sức. Bắc Triều Tiên được Trung Quốc và Liên Xô giúp sức, đánh nhau quyết liệt. Ngày 27-7- 1953, Hiệp định đình chiến được ký kết. Đất nước Triều Tiên từ đấy, chính thức chia cắt làm hai miền. Nam Triều Tiên gọi là "Đại Hàn Dân quốc" (gọi tắt là Hàn Quốc). Bắc Triều Tiên gọi là "Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên". Năm 1954, vấn đề Triều Tiên được đưa ra bàn tại Hội nghị Giơnevơ Thuỵ Sĩ cùng với vấn đề Đông Dương. Tuy nhiên, về vấn đề Triều Tiên, Hội nghị Giơnevơ không đi đến một sự thoả thuận nào. Triều Tiên cho đến nay vẫn không thống nhất được.
Về các chính sách kinh tế :
Vào thập kỷ 60, thế kỷ XX, con sư tử nhỏ Hàn Quốc từ trong cơn ốm yếu, bỗng bắt đầu khoẻ lên do những nỗ lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế Hàn Quốc bắt đầu tăng trưởng và phát triển một cách đáng ngạc nhiên. Lúc này, một số nhà nghiên cứu nước ngoài có chung một nhận định: "Hàn Quốc là một trong số rất ít nước chậm tiến đã thực hiện được cả sự tăng trưởng kinh tế lẫn dân chủ hoá sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Nước cộng hoà này đã trở thành một mô hình cho các nước đang phát triển".
Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh và có tính bột phát lúc ban đầu của Hàn Quốc, bên cạnh những kết quả, đã đẻ ra một số hậu quả: 1/ Quyền lực kinh tế tập trung vào một số ít các trùm tư bản kinh doanh, dẫn đến sự phân phối thu nhập ngày càng xấu đi và sự phân tranh ngày càng gay gắt giữa các vùng của đất nước và các giai cấp, tầng lớp khác nhau; gây ra hành vi náo loạn nơi công cộng và sự thống trị hỗn độn của các mánh khoé ranh ma cả trong nền kinh tế và trong xã hội Hàn Quốc. 2/ Kinh tế phát triển, nhưng văn hoá và những vấn đề xã hội lại tụt hậu, gây nên sự chênh lệch quá lớn giữa vật chất và tinh thần. Một nhà nghiên cứu nhận xét: "Ngay trong khi các hoạt động kinh tế của mình ngày càng trở nên quốc tế hoá, đa số nhân dân Hàn Quốc vẫn tiếp tục bị ràng buộc bởi tình cảm dân tộc chủ nghĩa  gần như mức bài ngoại". Một nhà nghiên cứu khác nhận xét: "Những khuyết điểm nói trên đã gây ra "căn bệnh Hàn Quốc" mà cho đến nay vẫn chưa chữa dứt khỏi".
Đến nay, Hàn Quốc đã có 40 năm phát triển kinh tế. Thu nhập bình quân 1 đầu người là 20 nghìn USD/năm, tăng gấp 6 lần so với 4 năm qua. Từ một quốc gia nông nghiệp chuyển sang một quốc gia công nghiệp với sự phát triển thần kỳ. Từ sức cạnh tranh thấp, Hàn Quốc trở thành một quốc gia có sức cạnh tranh rất cao. Nhiều mặt hàng của Hàn Quốc như vô tuyến, vi tính, điện thoại di động, xe, máy công nghiệp,… nổi tiếng khắp thế giới. Cả đất nước và mọi người dân nuôi ước mơ thoát khỏi cảnh nghèo nàn.
Năm 1965, Hàn Quốc lập lại quan hệ với Nhật Bản sau một thời gian dài gián đoạn. Chính phủ Hàn Quốc quyết định vay vốn của Nhật Bản để phát triển kinh tế. Lúc đó, nhiều người phản đối chủ trương này với lý do Nhật Bản chiếm đảo của Hàn Quốc, nay phải cúi mình vay vốn của Nhật Bản là "bán nước". Tuy vậy, không vì thế mà Chính phủ ngừng vay vốn của Nhật Bản. Có vốn và nguồn nhân lực dồi dào trong tay, Hàn Quốc bắt đầu làm hàng xuất khẩu, tìm con đường đột phá sản xuất hàng hoá ra bán ở nước ngoài. Vấn đề đặt ra một cách rất gay gắt là quản lý nâng cao chất lượng sản phẩm. Ai làm hàng kém chất lượng sản phẩm bị phạt rất nặng. Mẫu mã hàng hoá được thiết kế đúng mốt. Bao bì được đặc biệt coi trọng. Phong trào học tiếng Anh được phát động trong cả nước nhằm giới thiệu hàng hoá ra nước ngoài. Thế là chẳng bao lâu, hàng hoá của Hàn Quốc dần dần thâm nhập thị trường thế giới. Các công ty, tập đoàn kinh tế mạnh lần lượt ra đời.
Để phát triển mạnh hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, Chính phủ Hàn Quốc khuyến khích thanh niên đi học phổ thông công nghiệp. Ai học phổ thông công nghiệp được ưu đãi đặc biệt, như phụ cấp cao, không phải đi nghĩa vụ quân sự. Chính phủ khuyến khích những người học phổ thông công nghiệp có thể học lên thành những thợ lành nghề, hoặc trở thành nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ. Nhờ có chính sách này mà công nghiệp, công nghệ phát triển nhanh.
Từ năm 1973, Hàn Quốc tập trung phát triển công nghiệp hoá dầu, công nghiệp nhẹ, nhất là hàng tiêu dùng, trong đó, các hàng mũi nhọn là may mặc, cán thép, ô tô, bán dẫn. Công nghiệp nặng cũng được chú trọng phát triển. Ngày 24-4-1996, Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam tuyên bố rằng, viễn cảnh đối với sự phát triển công nghiệp, công nghệ ở Hàn Quốc sẽ đưa Hàn Quốc trở thành một quốc gia hạng nhất trong thế kỷ XXI. Để công nghiệp, công nghệ phát triển nhanh, Tổng thống Kim Young Sam chủ trương phải có chính sách khuyến khích phát triển cả lao động lẫn quản lý. Ông cho rằng, chừng nào Hàn Quốc chưa giải quyết một cách thoả đáng hai vấn đề lao động và quản lý, chừng ấy công nghiệp Hàn Quốc chưa phát triển được. Đây là nét tư duy độc đáo của Kim Young Sam khi ông nhằm vào con người, nguồn nhân lực, trong khi các nhà lãnh đạo, quản lý khác của đất nước lại nhằm vào sắt thép để phát triển công nghiệp. Người ta đánh giá cao trí tuệ của Ông với góc cạnh này. Ngày 9-4-1996, Tổng thống Kim ký sắc lệnh thành lập Uỷ ban của Tổng thống về cải cách lao động gồm các đại biểu của lao động và quản lý, cơ sở đại học và các tầng lớp khác trong xã hội.
Nhìn lại quá khứ thấy rằng, các quan hệ công nghiệp của Hàn Quốc đã bị triết lý uy quyền và hạn chế kiểm soát từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi phát triển kinh tế được xác định là mục tiêu tối cao của quốc gia cho tới năm 1987, khi dân chủ hoá chính trị đã đề cao các quyền của người lao động một cách rõ rệt, đưa kết quả của lao động và quản lý lên một cơ sở bình đẳng.
Tại Hàn Quốc, đã từng xảy ra những cuộc tranh luận triền miên trong các khu vực khác nhau của xã hội về nhu cầu cần có một cuộc cải cách triệt để trong các quan hệ công nghiệp (về quan điểm, tập quán, luật pháp, chế độ). Để giải quyết vấn đề này, ngày 22-4-1996, Tổng thống Kim đã mời đích danh 220 đại biểu lao động và quản lý của các vùng trong cả nước đến công bố về phương hướng cơ bản cho cuộc cải cách quan hệ trong công nghiệp. Những nguyên tắc của phương hướng mà Tổng thống Kim đề ra là tối đa hoá lợi ích chung; tham gia và hợp tác; tự quản và ý thức trách nhiệm; giáo dục người lao động; toàn cầu hoá các thể chế.
Nguyên tắc tối đa hoá lợi ích chung xác định các quan hệ công nghiệp không được đơn thuần dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động và quản lý, mà còn dựa trên nguyên tắc sản xuất, theo đó, cả lao động và quản lý đều được hưởng phần lợi nhuận còn lại theo tỷ lệ phân chia. Các quan hệ công nghiệp nhằm nâng cao sản xuất và củng cố sức cạnh tranh của các tập đoàn, công ty, không chỉ liên quan đến việc phân phối chiếc bánh hiện có mà còn phải biết cách làm cho chiếc bánh to ra. Quan hệ lao động-quản lý là quan hệ hợp tác, cả hai bên cùng nhau phát triển và cùng có lợi.
Nguyên tắc tham gia hợp tác là nguyên tắc thể hiện các quan hệ lao động-quản lý cùng tồn tại, phát triển, không đối đầu. Lao động - quản lý phải kết hợp làm một nhằm cùng nhau đạt năng suất tối đa và sự mãn nguyện của người lao động đối với công việc. Cái trục của mối quan hệ này là sự tham gia vào lao động của cả lao động (công nhân) lẫn quản lý (chủ doanh nghiệp) với tinh thần làm việc theo bổn phận và làm hết mình với tinh thần trách nhiệm cao để đạt kết quả và hiệu quả cao.
Nguyên tắc tự quản và ý thức trách nhiệm thể hiện ở các quan hệ mới trong công nghiệp, đòi hỏi các vấn đề liên quan đến lao động phải được giải quyết độc lập thông qua đối thoại và thương lượng. Để làm được điều đó, cả lao động và quản lý không chỉ là những đối tác có trách nhiệm, mà còn phải có ý thức trách nhiệm đối với xã hội và đất nước. Trong trường hợp này, Chính phủ phải loại bỏ những quy chế cản trở việc thực hiện sự tự quản chân chính của cả người lao động lẫn người quản lý. Chính phủ cũng phải biết thiết lập một chính sách công bằng đối với các quan hệ lao động để có thể chiếm được niềm tin của người lao động và người quản lý cũng như của công chúng.
Nguyên tắc giáo dục người lao động và người thể hiện ở việc đầu tư vào sự phát triển các nguồn lực con người; làm cho cả người lao động lẫn người quản lý đều phải tinh thông và chấp hành đúng pháp luật; ở mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Người sử dụng lao động phải đối xử với người lao động một cách có nhân phẩm, thì cũng quan trọng như một phần thưởng vật chất và do đó, phải hết sức tôn trọng họ. Sự thoả thuận về đồng lương giữa người quản lý và người lao động phải gắn với việc ngang bằng về quyền công dân.
Nguyên tắc về toàn cầu hoá các thể chế thể hiện ở luật pháp, quy định phải công bằng, minh bạch, có hiệu quả và đạt các chuẩn mực giá trị phổ biến, thích hợp với các dạng của tập quán phải làm. Ngoài ra, cũng cần phải có một khuôn khổ cho sự đối thoại và thương lượng cân bằng để có thể hình thành thói quen giải quyết hợp lý các vấn đề lao động và quản lý.
Bên cạnh việc phát triển công nghiệp, việc phát triển công nghệ tin học cũng được Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt chú ý. Người Hàn Quốc nhận thức về những trào lưu đang lên của toàn cầu hoá và các khả năng tin học xuất hiện đang phá vỡ các ranh giới kinh tế quốc gia và mở ra một thời đại cạnh tranh quốc tế không giới hạn. Sức cạnh tranh của một nước được quyết định bởi số lượng và chất lượng nguồn lực con người của nước đó. Vì vậy, chiến lược then chốt cho sự phát triển quốc gia trong thế kỷ XXI là phát triển một lực lượng lao động sáng tạo để có khả năng chủ động trong việc tạo ra tin học, tri thức và động viên các thành viên của mình có tính sáng tạo hơn và nhiệt tình hơn đối với công việc của họ.   
Chính sách phát triển kinh tế của Hàn Quốc là kinh tế thị trường 100%. Hàn Quốc đã chuyển từ độc tài sang dân chủ trong quá trình phát triển  kinh tế. 
Trong những năm gian khổ, người dân Hàn Quốc đã từng phải ăn vỏ cây để làm kinh tế. Nhờ có ý chí và trí tuệ, lại thêm cần cù lao động, nên người Hàn Quốc đã nhanh chóng vực đất nước của mình phát triển nhanh về kinh tế. Người Hàn Quốc nói: "Tài nguyên là có hạn. Con người là vô hạn". Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải triệt để khai thác nguồn nhân lực và nguồn trí tuệ dồi dào của những con người sống trên bán đảo Triều Tiên và người nước ngoài ở Triều Tiên. Tất nhiên, trong quá trình phát triển này, vai trò viện trợ của nước ngoài, nhất là Mỹ, đóng vai trò quan trọng.
Có thời kỳ Hàn Quốc lâm vào khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế trầm trọng, nhưng Chính phủ Hàn Quốc đã kịp thời tìm ra nguyên nhân để khắc phục, đưa Hàn Quốc nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng đó.
Lực lượng phát triển và chi phối đời sống xã hội ở Hàn Quốc chính là các tập đoàn, công ty kinh tế rất lớn. Tại Hàn Quốc có 30 tập đoàn kinh tế hùng mạnh. Mỗi tập đoàn kinh tế có số vốn từ 10 tỷ đến 60 - 70 tỷ USD, nổi bật là các tập đoàn ô tô Hunđai, điện tử Sam Sung, xe, máy Sonny,v.v.. Có tài liệu tính về mặt hiệu quả kinh tế, lực lượng chi phối đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của Hàn Quốc là: 30 tập đoàn kinh tế lớn chi phối 70% đời sống chính trị - kinh tế - xã hội (vì 30 tập đoàn này chiếm 70% GDP của Hàn Quốc); Tổng thống chi phối 2%; Chính phủ chi phối 2%; còn lại là các công ty vừa và nhỏ chi phối. Đảng URI tuy là Đảng cầm quyền, nhưng lại không chi phối đời sống chính trị-kinh tế-xã hội của Hàn Quốc. Hàn Quốc thực hiện một nguyên tắc: lấy phát triển kinh tế để chi phối đời sống xã hội, chứ không phải lấy chính trị để chi phối đời sống xã hội. Dùng kinh tế để chi phối chính trị là cách làm mới của người Hàn Quốc. Tại Hàn Quốc, người ta không nói đến "hệ tư tưởng", nhưng lại nói đến "hệ kinh tế". 
Mỗi tập đoàn kinh tế đều có viện nghiên cứu kinh tế. Viện này làm chức năng tư vấn và tham mưu cho người cầm đầu tập đoàn. Toàn quốc có "Viện Phát triển Hàn Quốc" (Korea Development Institute-  KDI-Kâyđiai). Đây là Viện nghiên cứu các vấn đề kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc, làm nhiệm vụ nghiên cứu độc lập về kinh tế cơ bản và kinh tế ứng dụng.
Về mặt tổ chức, Viện trực thuộc Chính phủ; kinh phí do Chính phủ trực tiếp cấp. Chính phủ định hướng và tạo điều kiện cho Viện hoạt động độc lập. Đội ngũ nghiên cứu của Viện khá đông, gồm những nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ cự phách. Những năm qua, Viện đã giúp Chính phủ được nhiều việc lớn về hoạch định chính sách kinh tế của Hàn Quốc.
- Pháp luật của Hàn Quốc rất chặt chẽ. Ai vi phạm (kể cả Tổng thống) đều bị xử lý theo đúng luật. Đã có trường hợp, Tổng thống cũng bị kết án tử hình, như trường hợp Tổng thống Nô Thê U. Hàn Quốc thực hiện một cách rõ ràng cơ chế "tam quyền phân lập". Lập pháp, hành pháp, tư pháp đều hoạt động độc lập, hoàn toàn không phụ thuộc vào nhau và chế ước lẫn nhau. 
- Trong việc quản lý đất nước, Hàn Quốc rất coi trọng vai trò, trách nhiệm cá nhân, nhất là Tổng thống. Thủ tướng Hàn Quốc do Tổng thống chỉ định. Bộ trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm và Quốc hội thông qua về thủ tục.
Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc là Lý Thừa Vãn. Pắc Chung Hy là một trong những Tổng thống Hàn Quốc. Ông phạm sai lầm rất nghiêm trọng trong việc đưa quân đội sang xâm chiếm Việt Nam thời kỳ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhưng lại là một trong những Tổng thống có nhiều đóng góp trong cải cách và phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Chủ trương của Ông là triệt để khai thác nguồn nhân lực của Hàn Quốc để làm hàng xuất khẩu. Còn Tổng thống Nu Mô Hiên chủ trương xây dựng những tập đoàn kinh tế lớn làm đầu tầu. Chính Ông đã góp phần đưa thu nhập bình quân một đầu người của Hàn Quốc lên từ 17 đến 20 nghìn USD/năm. Tổng thống Kim Young Sam là một nhà cải cách lớn, người đã đưa ra học thuyết về chính sách toàn cầu hoá của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, trong quá trình quản lý đất nước, có lúc nội bộ đấu đá quyết liệt, tranh giành quyền lực, chính trị rối ren, nhưng kinh tế vẫn phát triển là do kinh tế có khoảng trời riêng, các tập đoàn kinh tế không bị lệ thuộc vào chính trị, "đằng nào đi đằng ấy, việc ai nấy làm", nên sự rối ren về chính trị không ảnh hưởng mấy đến phát triển kinh tế. Khi kinh tế phát triển, chính trị cũng dần dần trở nên ổn định.
Chính sách kinh tế ở Hàn Quốc thường gắn chặt với chính sách tài chính. Cả hai đều ổn định và phát triển. Chính sách tài chính ở Hàn Quốc phát triển khá đa dạng: thị trường chứng khoán, tín dụng, kết hợp nhiều loại tiền của các nước để sử dụng vào mục đích kinh tế. Tác nhân kích thích vật chất và tinh thần chính là chính sách tài chính. Quỹ tiêu dùng xã hội hoạt động dưới dạng trả bằng tiền gồm nhiều loại khác nhau cùng những khoản ưu đãi và dịch vụ công cộng. Tiền hưu trí, tiền trợ cấp khó khăn được quy định theo thời giá. Khoản dự trữ ngoại tệ và dự trữ vàng ngày càng tăng cùng với sự phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán (stock-market) được mở ra ở nhiều thành phố, thị trấn, làm cho đồng tiền trong xã hội luôn luôn được lưu thông. Người Hàn Quốc rất sợ đồng tiền nằm tin. Họ đã đưa đồng tiền vào cơn lốc xoáy của nền kinh tế. Chính sách tín dụng bảo đảm lợi ích của cả người cho vay và người vay, nên nó phát triển đồng đều và thuận chiều.
Về các chính sách xã hội :
Hàn Quốc thực hiện chế độ đa đảng. Hiện tại Hàn Quốc có 5 đảng. Hiện thời, Đảng cầm quyền hiện nay ở Hàn Quốc là Đảng URI (thường gọi là Đảng Đại hàn dân quốc). Đảng này là đại diện cho tầng lớp trung lưu. Gọi là Đảng cầm quyền, nhưng trên thực tế, có lúc lại yếu hơn Đảng đối lập. Đảng đối lập là Đảng Đại quốc dân (GNT). Hai Đảng có lúc đấu tranh gay gắt trong việc lựa chọn những nhân tài quản lý đất nước. Tại Hàn Quốc, chính sách và những vấn đề trọng đại của đất nước, không phải Đảng cầm quyền quyết định, mà do Tổng thống quyết định.
Tuy nhiên, mặc dù Đảng cầm quyền không quyết định chính sách, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát mọi hoạt động của Tổng thống, Chính phủ và các cơ quan nhà nước. Đường lối của Đảng URI là phát triển dân chủ và kinh tế thị trường.
Để khắc phục tình trạng "phát triển lệch", bên cạnh phát triển kinh tế, Chính phủ cũng rất chú ý giải quyết vấn đề xã hội. Chính phủ đã phát động phong trào sống đẹp ở nông thôn; phong trào xây dựng làng mới. Yêu cầu của làng mới là nhà đẹp, đường làng rải nhựa (hoặc đổ bê tông), có điện trên đường làng. Mỗi làng đều có chợ, trạm xá, trường học, trạm phát điện. Hằng năm, Chính phủ cấp thẳng kinh phí cho các làng để tự xây dựng. Các làng, hằng năm đều phải được xếp hạng lại. Có 3 loại làng được lựa chọn: loại nhất, loại nhì, loại ba. Làng nào thuộc loại ba sẽ phải phạt bằng việc giảm cấp kinh phí xây dựng hằng năm cho làng đó. Chính sách này đã làm dấy lên phong trào thi đua xây dựng làng mới. Các làng thi đua nhau quyết liệt để vươn lên loại nhất và quyết không chịu để tụt xuống loại ba.
Trong các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức được đặc biệt quan tâm, bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao nghiệp vụ. Hàn Quốc không có khái niệm cán bộ, chỉ có khái niệm "người quản lý", "công chức", "viên chức". Công chức là những người làm chuyên môn, còn viên chức là những người làm hành chính. Hằng tháng, trong các cơ quan đều có tổ chức thi công chức, viên chức giỏi. Ai được công nhận là công chức, viên chức giỏi thì được nhanh tăng lương, đề bạt làm quản lý, được thưởng tiền.
Hàn Quốc đang thiếu lao động, nên rất cần tăng dân số. Hiện nay, bình quân một cặp vợ chồng ở Hàn Quốc là 1,6 con. Dự tính đến năm 2016, số lao động sẽ giảm dần và đến năm 2018, số người cao tuổi sẽ chiếm tỷ lệ 15% dân số. Tỷ lệ thất nghiệp hiện này là 3,4%. Hàn Quốc đang có sự phân hoá xã hội về kinh tế.
Trong các chính sách về xã hội, Chính phủ Hàn Quốc còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường, phấn đấu trong một thời gian không xa trở thành "một nước có môi trường xanh" và thế kỷ XXI là "thế kỷ môi trường", phấn đấu để mọi người dân đều có quyền được hưởng và được sống cùng với nước sạch, không khí sạch, giống như quyền được hưởng tự do, bình đẳng, hạnh phúc. Mọi công dân phải phấn đấu trở thành "công dân môi trường". Tổng thống phấn đấu trở thành "Tổng thống môi trường". Thủ tướng phấn đấu trở thành "Thủ tướng môi trường". Các quan chức phấn đấu trở thành "quan chức môi trường" (bao gồm cả nghĩa bóng và nghĩa đen). Thiên nhiên không còn là đối tượng chinh phục của con người. Con người là những sinh vật của thiên nhiên, nên không thể sống tách rời giữa đất và biển. Tập trung vào chân lý đơn giản này, người Hàn Quốc đặt mục tiêu phải thay đổi hoàn toàn cách sống và cách tư duy về môi trường.
Người Hàn Quốc nhận thức rằng, phấn đấu để xây dựng một cộng đồng môi trường kiểu mẫu trong thời đại môi trường toàn cầu là nhiệm vụ cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống. Một cộng đồng môi trường là "một cộng đồng trong đó con người được hưởng một cuộc sống có chất lượng cao trong một môi trường thoải mái và an toàn bằng cách phục hồi quan hệ của mình với thiên nhiên".
Những nguyên tắc trong chính sách môi trường của Chính phủ Hàn Quốc là: 1/  Nguyên tắc xây dựng hình ảnh tích cực của một chính phủ môi trường, đẩy mạnh sự tham gia và hợp tác của công chúng và kiên quyết đối phó với sự phá hoại môi trường. 2/ Nguyên tắc hoà nhập môi trường với kinh tế; môi trường và kinh tế không bao giờ được mâu thuẫn nhau và có sự chế ước lẫn nhau; phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế mà phá hoại môi trường là một tội ác. Vì vậy, chính sách của Chính phủ về môi trường là phải khuyến khích mạnh mẽ những mô hình sản xuất và tiêu dùng thuận lợi cho môi trường và phải hình thành một nếp sống và một nền văn hoá thuận lợi cho môi trường. 3/ Nguyên tắc tất cả các doanh nghiệp và người dân phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường ở mọi lúc, mọi nơi. Chỉ khi nào toàn dân ý thức được điều này và đồng tâm hiệp lực để làm, thì mới có thể giải quyết được vấn đề môi trường. 4/ Nguyên tắc ngăn chặn, phòng ngừa và phạt người gây ô nhiễm, phá hoại môi trường. Những người gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí dọn sạch ô nhiễm, dứt khoát cái gì của môi trường phải trả lại cho môi trường. Người Hàn Quốc nhận thức rằng, làm cạn kiệt môi trường thì dễ, nhưng khôi phục nó thì khó. Vì vậy, phải xét tới mức tối đa về sự an toàn môi trường trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội, kinh tế, văn hoá. Điều thiết yếu là thành lập một hệ thống ngăn chặn, phòng ngừa, miễn dịch hoàn toàn đối với các yếu tố rủi ro môi trường.
Tổng thống Kim Young Sam nói: "Một đất nước không có chính sách lâu dài về môi trường sẽ là đất nước không có hy vọng và tương lai. Nghĩa vụ thiêng liêng của chúng ta cũng như quyền con người của chúng ta là giữ gìn đất đại tươi đẹp của chúng ta và tiếp sức sống cho mọi sinh vật. Để làm được việc này, tất cả chúng ta phải trải qua sự thay đổi cơ bản. Tất cả chúng ta, những người con của thiên nhiên, phải có mối liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên và phải là những người bảo vệ thiên nhiên. Chúng ta hãy liên kết sức mạnh để xây dựng một nước kiểu mẫu về môi trường. Với tư cách là Tổng thống, tôi sẽ đi đầu trong việc này. Tôi đề nghị mọi người hãy sốt sắng tham gia và hợp tác". 

2. Chính sách lao động của Hàn Quốc
 

Đây là chính sách lớn của Hàn Quốc, có liên quan đến Việt Nam, vì Việt Nam là một trong những nước có nhiều lao động sang làm việc tại Hàn Quốc, nên cần phải tìm hiểu sâu sắc.
- Hiện nay, Hàn Quốc trung bình có khoảng 23/40 triệu dân tham gia lực lượng lao động. Bên cạnh đó, có khoảng 500 nghìn lao động phổ thông từ nước ngoài đến làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ với công việc được gọi là "3 D" (difficult, dirty, dangerous - khó khăn, độc hại, nguy hiểm) trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, xây dựng, thuỷ sản, nông nghiệp, dịch vụ tư nhân và công cộng.
- Chính phủ Hàn Quốc coi nguồn nhân lực, nhân tài là nhân tố quyết định phát triển đất nước, chứ không phải nhân tố tài nguyên phát triển đất nước. Nhận thức này đã dẫn đến chính sách đào tạo sử dụng nguồn nhân lực rất rõ ràng và có hiệu quả. Chính vì vậy, trong 10 năm qua, công nghiệp Hàn Quốc phát triển rất nhanh. Nhiều ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, điện tử, đóng tàu, sản xuất thép, công nghệ thông tin đã chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình phát triển kinh tế, ngoài lực lượng lao động của mình, thị trường lao động Hàn Quốc có nhu cầu lớn lao động nước ngoài làm việc trong một số lĩnh vực khác nhau, từ lao động phổ thông làm việc trong các ngành công nghiệp chế tạo, xây dựng, nông nghiệp, thuỷ sản đến lao động có tay nghề cao như chuyên gia làm việc trong các ngành công nghệ như thông tin, sinh học, vật liệu mới, kỹ nghệ nano, điện tử kỹ thuật số,...
- Từ năm 1987, Hàn Quốc tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc; đồng thời, cũng bắt đầu xuất khẩu lao động sang các nước Mỹ, Nhật, Đức, Canađa. Từ đấy, vòng tuần hoàn "vào-ra" được Chính phủ Hàn Quốc thực hiện có bài bản và kết quả.
- Chính phủ Hàn Quốc có chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài rõ ràng. Chính sách đó được phân ra thành 2 chương trình: Chương trình đối với lao động lành nghề và chuyên gia; Chương trình đối với lao động phổ thông.
Chính sách đối với lao động lành nghề và chuyên gia làm việc tại Hàn Quốc được quy định rộng rãi hơn so với lao động phổ thông. Cục nhập cư không đòi hỏi phải thăm dò nhu cầu của thị trường lao động hay giới hạn số lượng visa được ban hành đối với lao động lành nghề và chuyên gia. Tất cả những người thực sự có tài tình nguyện đến làm việc tại Hàn Quốc đều được Chính phủ Hàn Quốc tiếp nhận và trọng dụng.
 Chính sách đối với lao động phổ thông đòi hỏi phải thăm dò nhu cầu của thị trường lao động hoặc chỉ được cấp giấy phép lao động trong số chỉ tiêu visa được cấp trong các lĩnh vực công nghiệp quy định.
Theo Luật Nhập cư của Hàn Quốc và các quy định cụ thể khác, Hàn Quốc có 4 hình thức (chương trình) cấp phép cho lao động người nước ngoài đến làm việc tại Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc coi mỗi chương trình là một chính sách lao động lớn của Hàn Quốc và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách (chương trình) này:
Chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp (TTS).
Chương trình cấp phép lao động đối với lao động phổ thông  nước ngoài (EPS).
Chương trình tiếp nhận lao động lành nghề và các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Hàn Quốc (PWPS).
Chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh và lao động phổ thông là người Hàn Quốc có quốc tịch nước ngoài (EMS).
Sau đây, xin lần lượt nêu những nội dung cơ bản của từng chương trình:

*Chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp (TTS)
:

 Để đáp ứng một phần lao động phổ thông cho khoảng 2,5 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh của Hàn Quốc được thực hiện từ những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, thế kỷ XX, tiếp nhận lao động từ 15 quốc gia châu á: Nêpan, Mongol, Myanmar, Bangladesh, Vietnam, Sri Lanca, Uzbekistan, Iran, Indonesia, China, Kazakhstan, Thailand, Pakistan, Philippine, Cambodia đến tu nghiệp tại Hàn Quốc, thực tế là làm việc và qua đó có thể học nghề, nâng cao tay nghề theo chế độ quy định riêng trong thời hạn là 3 năm (1 năm tu nghiệp và 2 năm lao động). Mức trợ cấp tu nghiệp trung bình từ 650 - 700 USD/tháng; tu nghiệp sinh và lao động được làm thêm giờ nâng thu nhập lên tới 850 - 950 USD/tháng. Chương trình cũng quy định riêng, chỉ đối với lao động nước ngoài gốc Hàn Quốc mới được tham gia tu nghiệp và lao động trong lĩnh vực dịch vụ công cộng và tư nhân.
Chương trình tu nghiệp được giao cho 4 hiệp hội của Hàn Quốc là các tổ chức phi chính phủ quản lý thực hiện bao gồm "Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc" (KFSB); "Hiệp hội xây dựng Hàn Quốc" (CAK); "Hiệp hội các tổ hợp nông nghiệp Hàn Quốc"; "Hiệp hội các tổ hợp ngư nghiệp Hàn Quốc". Tổng số tu nghiệp sinh khoảng 150 nghìn lao động nước ngoài được tiếp nhận thông qua 4 hiệp hội trên, được phân bố trên cơ sở "chỉ tiêu trần" cho các công ty được uỷ nhiệm của từng nước. Số lượng tu nghiệp sinh được bổ sung nhập cảnh Hàn Quốc chủ yếu để thay thế số lao động đã hoàn thành hợp đồng tu nghiệp về nước. Mỗi năm hai lần đều có đánh giá, xếp hạng chất lượng lao động của từng nước. Những công ty có nhiều người làm việc tốt sẽ được Nhà nước Hàn Quốc nhận tăng thêm số lượng chỉ tiêu lao động đến Hàn Quốc làm việc. Đây là chính sách của Nhà nước Hàn Quốc khuyến khích và thu hút những lao động giỏi đến làm việc.

*Chương trình cấp phép lao động đối với lao động phổ thông nước ngoài (EPS)
:

Đến nay, lao động nước ngoài tại Hàn Quốc có khoảng 500 nghìn người. Lúc đầu, thông qua Chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp và tuyển dụng lao động nước ngoài (nhập cảnh vào Hàn Quốc thông qua các "kênh" khác nhau (kể cả "kênh" tư nhân), rồi ở lại, trở thành lao động bất hợp pháp) là biện pháp phổ biến để các chủ sử dụng lao động nước ngoài. Sự thật, Chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp và tình trạng tiếp nhận lao động nước ngoài bất hợp pháp đã dẫn đến nhiều hoạt động vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người lao động. Những hậu quả tích tụ của những vấn đề trên chính là nền tảng ra đời của Chương trình cấp phép lao động.
 Ngày 16-8-2003, Luật về việc làm đối với lao động nước ngoài đã được Nhà nước Hàn Quốc ban hành, quy định Chương trình cấp phép lao động cho lao động nước ngoài (EPS). Cùng với Luật là các chính sách, giải pháp hợp thức cụ thể, có phần nhân nhượng kèm theo của Chính phủ với mục đích là chuyển số lao động bất hợp pháp hiện có thành lao động hợp pháp sau khi phân loại theo tiêu chí khác nhau.
 Chương trình cấp phép lao động cho phép chủ sử dụng lao động khi không tuyển dụng được lao động bản địa sẽ được tuyển dụng lao động nước ngoài một cách hợp pháp với số lượng phù hợp. Đây cũng là một Chương trình mà Chính phủ Hàn Quốc áp dụng để thực hiện và quản lý lao động nước ngoài một cách có hệ thống với tính tổ chức cao.
 Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định chọn 8 quốc gia tham gia Chương trình cấp phép lao động đối với lao động phổ thông nước ngoài (EPS) là Việt Nam, Sri Lanka, Indonesia, Trung Quốc, Kazakhstan, Thái Lan, Mônglia, Philippines.
Sau khi xem xét, Hàn Quốc đã tiến hành ký biên bản thoả thuận tiếp nhận lao động với 6 nước là Philippines, Mongolia, Sri Lanca, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia. Chương trình EPS được thực thi từ tháng 8-2004. Theo yêu cầu từ phía Hàn Quốc, trong biên bản thoả thuận có quy định các công ty xuất khẩu lao động không được tham gia thực hiện Chương trình. Nhiệm vụ thực hiện Chương trình này được giao cho các cơ quan quản lý nhà nước về lao động của chính phủ các quốc gia phái cử và tiếp nhận lao động; quy định phương thức tuyển chọn lao động; trong hợp đồng lao động sẽ quy định cụ thể mức lương, thời hạn làm việc, điều kiện lao động và quyền thay đổi chỗ làm việc của người lao động, cũng như vai trò trách nhiệm của quốc gia phái cử và tiếp nhận lao động. Các hoạt động khác như phổ biến thông tin, cài đặt số liệu cơ bản và đăng ký số lao động tuyển chọn, lựa chọn, đào tạo - giáo dục định hướng, giáo dục tại nước tiếp nhận, bố trí nơi làm việc, hồi hương và hoà nhập cộng đồng, quản lý tổng thể đều được chính phủ các nước mà đại diện là đại sứ quán nước sở tại kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
 Từ tháng 10-2004 đến nay, Việt Nam (một trong 6 quốc gia phái cử lao động theo Chương trình EPS) đã đưa được khoảng 10 nghìn lao động sang làm việc tại Hàn Quốc. Bắt đầu từ ngày 17 - 8 - 2005, ngoài các điều kiện theo quy định, mọi ứng cử viên là lao động của các quốc gia phái cử sẽ phải qua kỳ thi sát hạch tiếng Hàn. Người Hàn Quốc trực tiếp kiểm tra kỳ thi sát hạch tiếng Hàn. Trên thực tế, nhiều người có tay nghề cao, có sức khoẻ, nhưng nói tiếng Hàn kém, nên đã bị loại.
 Một điểm khác biệt của Chương trình EPS so với Chương trình tu nghiệp sinh (TTS) là chỉ tiêu lao động (bao gồm số lượng, tỷ lệ nam, nữ, ngành nghề) sẽ được phía Hàn Quốc phân đều cho các nước phái cử. Danh sách lao động của các quốc gia phái cử được gửi chung vào hệ thống quản lý giới thiệu việc làm của các trung tâm an toàn việc làm (thuộc Bộ Lao động Hàn Quốc). Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nước ngoài từ danh sách trên sẽ phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng cụ thể của các chủ sử dụng lao động Hàn Quốc.
 Số lượng lao động phân cho từng quốc gia phái cử được Chính phủ Hàn Quốc quyết định hằng năm phụ thuộc vào nhu cầu lao động của chủ sử dụng lao động, vào tính minh bạch và kết quả tuyển chọn lao động phái cử , vào chất lượng lao động và tình trạng lao động bất hợp pháp của các nước có lao động tại Hàn Quốc. Vì vậy, các nước phái cử lao động phải cạnh tranh với nhau, kiểm tra, giám sát chặt chẽ về quy trình phái cử, quản lý lao động, tiền chi phí cho những người tham gia tuyển dụng lao động phái cử, ngặn chặn các vi phạm và bảo đảm tính minh bạch trong từng khâu của quá trình thực hiện. Chương trình này sẽ thiết lập một cơ chế tiếp nhận lao động, bảo đảm sự công bằng của cả nước phái cử và nước tiếp nhận lao động.
Khác với chính sách của các nước khác, lao động nước ngoài đến làm việc tại Hàn Quốc trong khuôn khổ của Chương trình cấp phép lao động có tư cách lao động ngay từ khi nhập cảnh Hàn Quốc và có ngay những quyền lợi cơ bản được bảo vệ bình đẳng như lao động người Hàn Quốc trong thời hạn 3 năm làm việc, trên cơ sở "Luật Lao động tiêu chuẩn" và các quy định liên quan khác. Bộ Lao động Hàn Quốc tăng cường quản lý các doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài nhằm ngăn chặn tai nạn lao động, chậm trả lương và các tranh chấp khác. Lao động nước ngoài phải làm việc tại doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng lao động lần đầu tiên. Thời hạn làm việc được quy định là 3 năm (gia hạn từng năm một) nhằm ngăn chặn việc cố tình cư trú lâu dài bất hợp pháp của lao động nước ngoài tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc có thể chuyển đổi nơi làm việc trên cơ sở những lý do hợp lý.
Thách thức lớn nhất đối với "Chương trình cấp phép lao động đối với lao động phổ thông nước ngoài" (EPS) là việc bảo vệ lao động nước ngoài tại Hàn Quốc và ngăn chặn số lao động bất hợp pháp có chiều hướng ngày một gia tăng. Chúng tôi được biết sắp tới đây, Chương trình EPS sẽ đưa ra những quy định tích cực hơn nhằm bảo vệ lao động nước ngoài và gia tăng số lao động nước ngoài vào thị trường lao động Hàn Quốc. Vì vậy, giải quyết số lao động bất hợp pháp và ngăn chặn lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc là vấn đề cốt lõi trong việc thực thi của Chương trình EPS. Một quan chức Hàn Quốc nói với Đoàn chúng tôi: "Chúng tôi mong muốn lao động nước ngoài đến làm việc hợp pháp tại Hàn Quốc, nhưng chúng tôi cũng rất sợ lao động nước ngoài đến làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Càng sợ hơn những người phá vỡ hợp đồng của doanh nghiệp, chạy ra ngoài làm việc tự do. Như vậy, từ hợp pháp trở thành bất hợp pháp. Số lao động này chiếm tỷ lệ không nhỏ, trong đó có lao động Việt Nam".
Để giải quyết vấn đề lao động bất hợp pháp của người nước ngoài tại Hàn Quốc, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra chính sách đăng trình với chính quyền địa phương sở tại để hợp thức hoá lao động và có chính sách ưu đãi đối với lao động bất hợp pháp hồi hương tự nguyện, như miễn phạt hành chính hoặc cho phép họ được đăng ký vào danh sách ứng cử viên trong khuôn khổ Chương trình cấp phép lao động.
Để tạo trật tự đối với Chương trình cấp phép lao động, vấn đề cực kỳ quan trọng là hợp tác liên quốc gia trong việc ngăn chặn lao động bất hợp pháp và buộc lao động bất hợp pháp phải xuất cảnh khỏi Hàn Quốc. Các tổ công tác đặc biệt của Hàn Quốc liên tục kiểm tra, tìm và kiên quyết áp dụng hình thức xử phạt nặng đối với lao động nước ngoài bất hợp pháp nếu họ không tự nguyện hồi hương. Chủ sử dụng lao động này cũng phải bị xử phạt nặng. Một quan chức Hàn Quốc nói: "Đưa được người nước ngoài vào Hàn Quốc không khó, vì nhiều người nước ngoài rất muốn đến Hàn Quốc làm việc, do nước này trả lương cao, cho ăn uống và nhà ở trong thời gian làm việc, nhưng đưa được người nước ngoài ra khỏi Hàn Quốc quả thật là khó, do "sức ỳ" quá lớn của những người đến Hàn Quốc mà không chịu rời Hàn Quốc".

*Chương trình tiếp nhận lao động lành nghề và chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Hàn Quốc (PWPS):

Nhiều nhà nghiên cứu của các nước đều có chung một nhận định về nguyên nhân làm cho Hàn Quốc phát triển kinh tế rất nhanh, không thua kém mấy so với Nhật Bản, vì Chính phủ Hàn Quốc trọng dụng những người thực sự có tài. Sự trọng dụng này không chỉ trên lời nói, mà thể hiện ở việc làm đích thực. Một nhân tài được xác định là giỏi phải đạt được 4 tiêu chuẩn cơ bản: 1/ Có trình độ chuyên môn trong từng lĩnh vực thật giỏi. 2/ Có trình độ ngoại ngữ thật giỏi, sử dụng thành thạo (chủ yếu là nói và viết văn bản) ít nhất 2 ngoại ngữ (tiếng Hàn và tiếng Anh). 3/ Có trình độ sử dụng vi tính thật giỏi (lập trình, khai thác internet, tự soạn thảo và đánh văn bản). 4/ Có phẩm chất công tác thật tốt.
Hàn Quốc có chính sách đặc biệt thu hút chuyên gia công nghệ cao, kỹ thuật viên, nhà khoa học giỏi của nước ngoài như giáo sư, tiến sĩ thật giỏi, giáo viên dạy ngoại ngữ, các nhà nghiên cứu, các chiêu đãi viên, nghệ sĩ. Đặc biệt, đối với các chuyên gia công nghệ thông tin và các ngành công nghệ tiên tiến, "bao nhiêu cũng vừa". Nhà nước Hàn Quốc rất trọng dụng những giáo sư nước ngoài đến làm việc tại Hàn Quốc. Chính sách của Chính phủ là trả lương cao cho giáo sư; đồng thời, cho cả gia đình giáo sư sang ở cùng giáo sư và có phụ cấp cho những người trong gia đình giáo sư đó. "Thẻ vàng" (một loại thẻ nhập cảnh đặc biệt) đã được Chính phủ Hàn Quốc ban hành từ tháng 11 - 2000 đến nay, cho phép nới lỏng các hình thức thị thực, cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần cho các chuyên gia không kể bất kỳ quốc tịch nào, tăng thời hạn cư trú cao nhất (theo ý muốn) kèm theo các mức ưu đãi về cuộc sống và sinh hoạt. Chính sách này đã thu hút khá nhiều nhân tài các nước trên thế giới đến Hàn Quốc. Nhiều người coi Hàn Quốc là đất nước của niềm tin yêu và hy vọng.
Chính phủ Hàn Quốc giao cho "Tổ chức công nghệ công nghiệp Hàn Quốc" (KOTEF) quản lý thực hiện "Chương trình thẻ vàng" tiếp nhận chuyên gia công nghệ cao từ các quốc gia, trong đó có Việt Nam, sang làm việc tại Hàn Quốc. Khoảng 200 chuyên gia công nghệ tin học Việt Nam đang làm việc tại các công sở, công ty của Hàn Quốc, được các công sở, công ty của Hàn Quốc đánh giá cao.
KOTEF đã cử một đoàn công tác sang làm việc tại Việt Nam từ ngày 25 đến ngày 29 - 5 - 2004, nhằm giới thiệu "Chương trình thẻ vàng" thu hút chuyên gia kỹ thuật cao Việt Nam vào Hàn Quốc làm việc cũng như hợp tác với phía Việt Nam đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực này. Chuyến công tác tại Việt Nam, KOTEF  ký "Biên bản thoả thuận (ghi nhớ)" (Memorandum of Understanding - MU) với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam, về việc đưa chuyên gia công nghệ cao Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc; ký "Biên bản thoả thuận" với Đại học Quốc gia Hà Nội, với Viện Khoa học công nghệ quốc gia; Bộ Khoa học và Công nghệ về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.
Tháng 11 - 2005, Hàn Quốc đã tổ chức "Hội chợ việc làm" tại Hà Nội để các nhà tuyển dụng Hàn Quốc có cơ hội phỏng vấn trực tiếp các ứng cử viên của Việt Nam trước khi quyết định tuyển dụng họ. Trong năm 2006, KOTEF dự định tổ chức hai hội chợ việc làm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm thu hút nhân tài đất Việt đến làm việc tại Hàn Quốc.

*  Chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh và lao động phổ thông là người Hàn Quốc có quốc tịch nước ngoài (EMS):

Chương trình này nhằm thu hút Hàn kiều từ các nước trở về làm việc tại Hàn Quốc. Thực ra, người Hàn Quốc ở nước ngoài không nhiều. Trong những năm kinh tế phát triển, nhiều người gốc Hàn đã trở về Hàn Quốc sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc vẫn có chính sách cụ thể đối với đối tượng lao động này.

 Tình hình tu nghiệp sinh, lao động Việt Nam tại Hàn Quốc:

Đến nay, Việt Nam có 8 công ty: LOD, VINACONEX, OLECO, SULECO, SOVILACO, TRACODI, IMS, TRACIMEXCO đã đưa tu nghiệp sinh trong lĩnh vực sản xuất chế tạo (thông qua Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc) (KFSB) sang làm việc tại Hàn Quốc. Năm 2003, Công ty LOD và Tổng Công ty xây dựng Sông Đà (thông qua Hiệp hội xây dựng Hàn Quốc - CAK) đã phái cử tu nghiệp sinh xây dựng sang làm việc tại Hàn Quốc. Cuối năm 2004, Công ty SONA cũng được chọn tham gia vào Chương trình phái cử tu nghiệp sinh xây dựng này. Tháng 1 - 2006, Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế cũng được tham gia vào Chương trình tu nghiệp sinh xây dựng.
Đầu năm 2004, Hàn Quốc quyết định cho Việt Nam tham gia phái cử tu nghiệp sinh vào lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi). Đến nay, có khoảng 200 lao động nam giới của Việt Nam có độ tuổi từ 30 - 40, đã được Công ty Đầu tư và Thương mại Vạn Xuân (VIC) đưa sang lao động tại Hàn Quốc và có khoảng 1.200 lao động Việt Nam là thuyền viên làm việc trên các tàu đánh bắt cá xa bờ của Hàn Quốc. Những thuyền viên này được Công ty LOD, Công ty LASCO, Công ty Thuỷ sản Biển Đông,… của Việt Nam cung ứng thông qua các đại lý nhân lực của Hàn Quốc.
Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đưa được khoảng trên 60 nghìn lượt lao động lần lượt sang tu nghiệp và lao động tại Hàn Quốc có thời hạn, chiếm 16% tổng tu nghiệp sinh nước ngoài đã và đang lao động tu nghiệp thông qua Chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp. Hiện có 40 nghìn tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam đang tu nghiệp và làm việc tại Hàn Quốc. Đây là một con số lớn và tăng rất nhanh. Riêng năm 2003 đã có 4 nghìn, năm 2004 đã có 5 nghìn, năm 2005 có trên 12 nghìn người sang tu nghiệp và lao động tại Hàn Quốc. Hầu hết số người tu nghiệp và lao động đều trở về nước đúng kỳ hạn. Ban Quản lý lao động của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đang quản lý 6.300 lao động. Ngoài ra, còn có 4.700 cô dâu Việt Nam lấy người Hàn Quốc, đưa số người Việt Nam ở Hàn Quốc lên tới khoảng 11 nghìn người. Trung bình hằng năm, lao động và tu nghiệp sinh Việt Nam tại Hàn Quốc đã gửi về nước khoảng 320 triệu USD. Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc là từ 850 đến 1.100 USD/tháng/ người. Không ít lao động có mức thu nhập từ 1.500 đến 2.000 USD/tháng/người. Một số người có mức thu nhập tới 4 - 5 nghìn USD/tháng. Các quyền lợi của người lao động trong hợp đồng lao động, nói chung, được bảo đảm.
Tu nghiệp sinh và lao động Việt Nam được chủ sử dụng đánh giá cao về trình độ và sự nhạy cảm tiếp cận công việc, phát triển tay nghề nhanh, chịu khó làm việc, có trách nhiệm với công việc và có lợi thế hoà đồng nhanh với phong tục tập quán và nếp sống của người Hàn Quốc, làm cho người Hàn Quốc, nói chung, có cảm tình với lao động Việt Nam, giúp đỡ lao động Việt Nam trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Một số lao động Việt Nam, sau 1 - 2 năm, được chỉ định  làm quản lý sản xuất. Tỷ lệ lao động Việt Nam vi phạm pháp luật của Hàn Quốc không cao.
Điểm yếu kém của lao động Việt Nam là trình độ ngoại ngữ (tiếng Hàn và tiếng Anh) rất yếu so với lao động của một số nước khác. Lao động của một số nước khác còn sử dụng được tiếng Anh, trong khi đó, nhiều người Hàn Quốc nói được tiếng Anh, nên thuận lợi trong giao tiếp. Còn lao động Việt Nam, cả tiếng Hàn và tiếng Anh đều rất "ú ớ" (mặc dù ở trong nước đã được học 3 tháng tiếng Hàn trước khi đi), nên đã xảy ra tình trạng "nói một đàng, hiểu một nẻo", làm cho một số người Hàn Quốc khi giao tiếp với người Việt Nam phải bực mình, "nói mãi mà không hiểu". Ngoại ngữ kém là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp và không thể chủ động giải quyết được tranh chấp đó. Sở dĩ ngoại ngữ của người Việt Nam yếu là ngay từ khi em bé cắp sách đến trường, chỉ được học thuần tuý có tiếng Việt, trong khi đó, tại nhiều nước, nền giáo dục của họ áp dụng học song ngữ. Khi tuổi đã lớn (ngoài 20) mới bắt đầu học ngoại ngữ, rất khó tiếp thu.
Người Hàn Quốc quen với tác phong lao động công nghiệp, trong khi đó, lao động Việt Nam lại chưa quen với tác phong này, nên đã ít nhiều gây vướng mắc trong quan hệ chủ thợ. Lối sống tự do như đi chơi không xin phép chủ sử dụng lao động; uống rượu; đánh nhau cũng thường xuyên xảy ra.
Ngoài ra, tại Hàn Quốc, xuất hiện một số tổ chức, cá nhân bất hợp pháp, lôi kéo lao động nước ngoài trốn ra ngoài nhằm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn. Theo số liệu của Bộ Tư pháp Hàn Quốc, thì số lao động bỏ trốn, ở lại bất hợp pháp, sinh sống tự do tại Hàn Quốc hiện có khoảng 11 nghìn người. Số người này sống và làm việc chui lủi, không khai báo với cơ quan đại diện, nên không thể quản lý được họ. Hiện nay, Bộ Tư pháp và cảnh sát Hàn Quốc đang săn lùng, truy quét mạnh đối tượng này. Một khi bắt được ai sẽ bị trục xuất ngay về nước.
Trong năm 2004, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra chính sách phân loại số người nước ngoài bất hợp pháp, đã hợp thức hoá cho trên 110 nghìn lao động nước ngoài đến làm việc tại Hàn Quốc (trong đó có trên 10 nghìn lao động Việt Nam, tăng thời hạn lao động lên tới 5 năm); đồng thời, kiểm tra xử phạt chủ sử dụng lao động cố tình tuyển dụng lao động nước ngoài một cách bất hợp pháp.
Đầu năm 2005, số lao động trên có tư cách visa E-9, một lần nữa, được hưởng chính sách của Chính phủ Hàn Quốc, nếu khi về nước đúng hạn, thì được đăng ký tại Cục Quản lý lao động nhà nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam. Sau 6 tháng kể từ khi về nước, nếu được chủ lao động Hàn Quốc tuyển dụng, thì được trở lại Hàn Quốc để làm việc trong khuôn khổ Chương trình cấp phép lao động mới.
3. Chính sách giáo dục của Hàn Quốc 

Ngày 24-4-1995, tại Hội nghị toàn quốc các nhà giáo dục, Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam đã nêu lên những khái niệm cơ bản,  làm cơ sở cho cuộc cải cách giáo dục, bảo đảm cho quốc gia đương đầu thành công với những thách thức của của thế giới phi biên giới đang xuất hiện. Cuộc cải cách kêu gọi thực hiện những thay đổi triệt để trong hệ thống giáo dục quốc gia, làm cho mỗi người có thể có được trình độ học vấn cao. Ông Kim Young Sam nói: "Giờ đây chúng ta phải làm công việc đau khổ là phá vỡ hệ thống giáo dục của chúng ta thành từng mảnh và xếp những mảnh ấy thành một hệ thống mới", làm cho giáo dục ở Hàn Quốc là "bách niên chi kế". Những đặc điểm nổi bật của thế kỷ XXI mà ông Kim Young Sam nhận định là cách mạng tư duy; cách mạng tin học; toàn cầu hoá. Cả ba đặc điểm này rất cần đến yếu tố giáo dục. Không có sự trợ giúp của giáo dục thì không có sự phát triển liên tục của quốc gia, mà cũng không thể nâng cao được chất lượng cuộc sống cho mọi người. Vì vậy, cải cách giáo dục đã trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu ở Hàn Quốc, một thành phần cơ bản của chiến lược phát triển quốc gia để hướng tới cuộc cách mạng tin học và sự toàn cầu hoá. Giáo dục không chỉ là "hòn đá tảng" của sự phát triển quốc gia mà nó chủ yếu để phục vụ phúc lợi công cộng. Vấn đề đặt ra là phải hình thành khái niệm "quyền được giáo dục", như một quyền bất khả xâm phạm của nhân dân.
Ngày 31-5-1995, Uỷ ban Cải cách giáo dục Trung ương thông báo Kế hoạch cải cách triệt để giáo dục.
Mục tiêu của cuộc cải cách giáo dục là thành lập một hệ thống giáo dục mở suốt đời, học cả đời để luôn luôn có những kiến thức và khả năng mới.
Nội dung của cải cách giáo dục là phát triển một hệ thống giáo dục đa dạng và linh hoạt theo hướng phát triển tiềm năng của mỗi con người cụ thể, tính sáng tạo, cá tính của con người; chú trọng năng lực thực chất, kiên quyết khắc phục tình trạng học vẹt và thi cử; phân bố thời gian học tập hợp lý, có đủ thời gian rãnh rỗi để thư giãn tinh thần, "học và chơi, chơi để học tốt hơn"; cải tiến phương pháp học tập bằng gợi mở, gợi nhớ, gợi sáng tạo thay cho "lên lớp", "nhồi nhét" một cách thiếu văn hoá và thiếu phương pháp sư phạm của những người thầy; kiên quyết khắc phục lối giáo dục theo kiểu áp đặt và thay vào đó là sự thoải mái và tự giác; thực hiện sự tự quản trong giáo dục, giáo viên, học sinh, phụ huynh đều có tiếng nói trong nhà trường; giáo dục bắt buộc phải sử dụng tốt công nghệ thông tin và tin học.
Nhiệm vụ cụ thể của cải cách giáo dục là phải phát triển một xã hội mở, một hệ thống giáo dục mở, gồm những người tình nguyện học suốt đời; phải xây dựng nhiều trường đại học và cao đẳng khác nhau về tầm kích và tính chất; các nguyên tắc dân chủ phải được áp dụng rộng rãi trong giảng đường; sách giáo khoa và nghệ thuật lên lớp phải tập trung vào sự phát triển cá tính lành mạnh và trau giồi trí sáng tạo; giảm nhẹ những nhọc nhằn, khổ sở trong thi cử; gắn dạy văn hoá với dạy nghề nghiệp và kỹ thuật; thực hiện thẩm định giáo dục đối với giáo viên, sinh viên, học sinh; có chế độ rõ ràng đối với giáo viên; xây dựng hạ tầng cơ sở cho giáo dục; sửa đổi chế độ hành chính và tài chính cho ngành giáo dục; vận động sự tham gia và tài trợ của giới doanh nghiệp cho ngành giáo dục.
Hàn Quốc là một trong những nước có số người tốt nghiệp cấp 3 vào đại học cao nhất thế giới: 52%. Từ năm 1960, 95% dân số Hàn Quốc đã biết chữ. Điều này thể hiện một phần kết quả trong việc thực hiện chính sách cải cách giáo dục của Hàn Quốc.
Tại Hàn Quốc hiện nay có gần 150 trường đại học và cao đẳng. Nhiều trường đại học và cao đẳng đi sâu đào tạo nguồn nhân lực và nhân tài. Hiện nay, tại Hàn Quốc có hàng trăm tổ chức nhân tài, nhân lực, bao gồm nhiều tổ chức của Nhà nước và nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO). Nhiều tổ chức nhân tài, nhân lực NGO đã đào tạo và giới thiệu với các cơ quan nhà nước và các tập đoàn, công ty được nhiều người tài giỏi vào làm việc. Tổng số học sinh, sinh viên trong cả nước có khoảng 11 triệu người. Tổng số giáo viên các trường đại học, cao đẳng, phổ thông là khoảng 47 vạn người. Riêng bậc tiểu học có khoảng 5.500 trường với 4 triệu học sinh cấp 1 và 15 vạn giáo viên. Nhà nước quy định bậc tiểu học là 6 năm.
Từ năm 2004, tất cả các trường học trong cả nước đều được nối mạng internets.
Từ năm 1954 đến năm 1959, Hàn Quốc thực hiện cải cách giáo dục. Sau đó, vấn đề cải cách giáo dục luôn luôn được xem xét lại mỗi khi thấy nó bất hợp lý. Trong cải cách giáo dục, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến đội ngũ giáo viên. Lương của giáo viên ở Hàn Quốc thuộc loại cao nhất trong hệ thống lương giáo dục của thế giới.
Hàn Quốc rất chú trọng đến sách giáo khoa. Lực lượng biên soạn sách giáo khoa do Bộ Giáo dục - Đào tạo và Nguồn nhân lực Hàn Quốc tổ chức. Tuy nhiên, cá nhân cũng có thể viết sách giáo khoa và đưa vào giảng dạy nếu được Hội đồng Khoa học của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Nguồn nhân lực Hàn Quốc chuẩn y.
Chính sách giáo dục của Hàn Quốc nổi bật vẫn là chính sách "cạnh tranh giáo dục". Việt Nam hiện nay mới chỉ đặt vấn đề cạnh tranh kinh tế, chứ chưa đặt vấn đề cạnh tranh giáo dục. Nhưng ở Hàn Quốc, vấn đề cạnh tranh giáo dục đã được đặt ra cách đây hơn chục năm. Muốn cạnh tranh có kết quả, thì phải mở rộng và tăng cường các trường đại học tư thục. Trường nào có nhiều sinh viên giỏi là trường đó được xếp hạng cao và được Nhà nước khen thưởng xứng đáng.
Ngoài chính sách cạnh tranh trong giáo dục, chính sách hỗ trợ giáo dục cũng được đặt ra. Với chính sách này, các bộ, ngành, chính quyền các cấp, gia đình, các tổ chức xã hội đều phải có trách nhiệm đối với giáo dục, phải hỗ trợ giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự liên kết giữa kinh tế và giáo dục luôn luôn được đặt ra với tinh thần kinh tế tạo cơ sở vật chất cho giáo dục phát triển và giáo dục cung cấp nhân tài, nhân lực để phát triển kinh tế.
Chính sách phát triển công nghệ cao trong giáo dục và đào tạo được đặt ra một cách rất nghiêm túc và thường xuyên. Học sinh tiểu học đã được nhà trường bắt đầu truyền đạt cho chính sách này. Hiện nay, tính bình quân cứ 8 học sinh có một chiếc máy vi tính và mỗi giáo viên có một máy vi tính. Hầu hết sinh viên đều biết sử dụng vi tính một cách thành thạo.
Cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục của Hàn Quốc là Viện Giáo dục Hàn Quốc (Korea Educational Development Istitute - KEDI, thường gọi là Viện Kây). Đây là một viện khoa học giáo dục tầm cỡ quốc tế, nổi tiếng ở châu á. Viện thành lập từ tháng 8 - 1972. Về mặt tổ chức, Viện nằm trong Văn phòng Chính phủ Hàn Quốc. Viện có Văn phòng và 4 ban nghiệp vụ. Hiện nay, cả Viện có 144 công chức, viên chức, nhà khoa học làm việc. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Viện là nghiên cứu chính sách giáo dục; hỗ trợ cải cách giáo dục của Chính phủ Hàn Quốc. Kinh phí của Viện một nửa do Nhà nước cấp, còn một nửa do Viện tự cấp bởi việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục và các dự án về giáo dục.
Nhà nước Hàn Quốc đã hiện đại hoá các trường học của Hàn Quốc. Hầu hết các trường đều có nhà cao cửa rộng, có sân chơi thể thao, có xưởng trường, có các thiết bị vi tính đồng bộ. Nhiều trường có ký túc xá để học sinh, sinh viên có thể ăn ở, học tập tại trường.
4. Chính sách toàn cầu hoá của Hàn Quốc 

Người Hàn Quốc nhận thức rằng, trong xu thế phát triển của thế giới hiện nay, không thể không tính đến chính sách toàn cầu hoá, cho rằng, một quốc gia, nếu tách rời toàn cầu hoá (kể cả toàn cầu hoá về kinh tế và xã hội) trước sau sẽ bị cô lập. Người Hàn Quốc gọi thời đại ngày nay là thời đại toàn cầu hoá. Có điều là toàn cầu hoá đến đâu và theo phương thức nào cho phù hợp với Hàn Quốc lại là vấn đề phải tính toán cẩn thận.
Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam đã thấy rõ điều này và Ông chuẩn bị khá kỹ cho dân tộc Ông sẵn sàng và chủ động đương đầu với những thách thức của thế kỷ XXI. Chính Ông là tác giả của chính sách toàn cầu hoá của Hàn Quốc. Chính sách này được Tổng thống Kim Young Sam phác thảo lần đầu tại cuộc họp ngày 25 - 1 - 1995 của "Uỷ ban Chính sách Segyehwa" Hàn Quốc. Ông đã phác ra viễn cảnh về toàn cầu hoá. Tiếp đó, ngày 23 - 3 - 1995, Tổng thống Kim Young Sam công bố một kế hoạch nhằm nâng cao phúc lợi quốc gia tại một cuộc họp của Uỷ ban Chính sách toàn cầu hoá (Segyehwa). Kế hoạch được triển khai sau đó qua Chương trình toàn cầu hoá (Segyehwa) nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của Hàn Quốc lên ngang các tiêu chuẩn thế giới. Cụ thể là phấn đấu đưa lên mức bình quân một đầu người là 10.000 USD/người/năm; bảo đảm sự an toàn cho người dân Hàn Quốc cũng như an toàn cho cả quốc gia; đoàn kết và hoà nhập xã hội có tính quyết định trong việc đẩy mạnh sự phát triển dân tộc.
Những nguyên tắc cơ bản của chính sách toàn cầu hoá để nâng cao chất lượng cuộc sống mà ông Kim Young Sam đề xướng là bảo đảm cho người dân có một mức sống tối thiểu; gắn liền phúc lợi với năng suất; nâng cao ý thức cộng đồng và giá trị gia đình; nâng cao hiệu lực của việc quản lý phúc lợi; tạo sự ổn định và an toàn xã hội.
Những nhiệm vụ có tính nhân đạo trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống là qua Chương trình toàn cầu hoá do ông Kim Young Sam vạch ra là tăng cường sự hỗ trợ của công chúng đối với những người thiệt thòi; tăng thêm phúc lợi cho người có tuổi do dân số có tuổi ngày càng tăng; tăng cường ủng hộ phụ nữ tham gia vào các công việc xã hội; cải thiện chế độ trợ cấp hưu trí, bảo hiểm y tế, bồi thường và bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp và hệ thống an toàn xã hội khác; thành lập một hệ thống an toàn công cộng như ngăn chặn tai nạn giao thông, phòng cháy chữa cháy, quản lý chặt khí đốt; hình thành một chính sách môi trường toàn diện.
Khái niệm về toàn cầu hoá trong nhận thức của người Hàn Quốc:
"Segyehwa", tiếng Triều Tiên được phiên âm sang tiếng Anh có nghĩa là "toàn cầu hoá". Toàn cầu hoá đề cập chủ yếu đến sự xuất hiện một thế giới không biên giới. Toàn cầu hoá là sự hoà nhập của cộng đồng thế giới được thúc đẩy bởi sự lan truyền ngày càng nhanh của mối quan hệ kinh tế - xã hội và sự lan truyền ngày càng nhanh thông tin về việc áp dụng ngày càng rộng rãi trí thức mới với tính chất là những động lực quan trọng bậc nhất của hoạt động con người. Sự phát triển có tính lịch sử này đang đóng góp vào việc mở ra một nền văn minh mới của thế giới.
Chính sách "segyehwa" mà chính quyền của Tổng thống Kim Young Sam của Hàn Quốc đang theo đuổi thể hiện một chiến lược cải cách quốc gia nhằm bảo đảm cho đất nước đương đầu một cách thắng lợi với những thách thức của sự toàn cầu hoá. Một yếu tố cơ bản của chính sách này đang làm thay đổi nhanh chóng những thể chế chính trị và kinh tế xã hội hiện có của Hàn Quốc để làm cho chúng thích hợp hơn với thế giới đang biến đổi nhanh chóng trong thế kỷ XXI. Hơn thế nữa, chính sách này còn cố gắng để làm cho nhân dân Hàn Quốc điều chỉnh những chuẩn mực xã hội, thái độ và cách tư duy của mình. Ngày nay, sự phát triển của mỗi dân tộc gắn liền với sự phát triển của mỗi công dân của dân tộc ấy và không tách rời với mối quan hệ giữa công dân nước này với công dân nước khác. Vì vậy, sự phát triển của mỗi công dân là cơ sở cho sự phát triển của xã hội.
Mục tiêu của chính sách toàn cầu hoá của Hàn Quốc:
Tổng thống Kim Young Sam thường nhấn mạnh đến mục tiêu phải vươn tới trong chính sách toàn cầu hoá là nâng cao chất lượng cuộc sống của đất nước lên đến tiêu chuẩn thượng hạng toàn cầu. Nó cũng nhằm làm cho Hàn Quốc đóng góp được nhiều hơn vào sự giàu có của thế giới trên nguyên tắc cạnh tranh và hợp tác.

Những nhân tố chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hoá trong quan niệm của Hàn Quốc:
Theo Tổng thống Kim Young Sam và các chính khách của Hàn Quốc, toàn cầu hoá hình thành và phát triển bởi 3 nhân tố chủ yếu sau đây tác động: 1/ Sự đối đầu và đối địch sống còn chia rẽ đông và tây vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã chấm dứt với sự tan rã của Liên Xô. Thế giới ngày ngay đang được hoà nhập thành một cộng đồng quốc tế duy nhất. 2/ Những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ thông tin, tin học và giao thông vận tải trong những thập kỷ qua đã co hẹp thế giới lại rất nhiều. 3/ Sự ra đời của "Tổ chức Thương mại thế giới" (World Trade Organization - WTO) 1) đã làm cho các nước, các dân tộc, các khu vực ngày càng phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau về kinh tế.
Nhận thức của người Hàn Quốc về sự liên quan giữa các quốc gia với nhau trong chính sách toàn cầu hoá:
    - Các chính khách của Hàn Quốc cho rằng, toàn cầu hoá là một nền kinh tế toàn cầu không biên giới. Trong quá khứ, khái niệm chủ quyền quốc gia đã có một ảnh hưởng lớn đối với các chính sách và các hoạt động kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên, trong thời đại toàn cầu hoá này, lý do để khẳng định chủ quyền quốc gia trong các vụ việc kinh tế đang ngày càng thu hẹp lại. Sau khi WTO được thành lập, lưu lượng tư bản, công nghệ, hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia đang được tự do hoá một cách nhanh chóng, mở cửa cho sự cạnh tranh thế giới không biên giới.
- Các nước là ngôi nhà chung về tin học. Lưu lượng thông tin đang leo thang cả về khối lượng lẫn tốc độ. Nó đang như một làn sóng điện tràn vào các quốc gia. Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều sử dụng vi tính. Tại Hàn Quốc, các gia đình đều có máy vi tính. Trong tương lai, chất lượng và phạm vi của thông tin, trí thức và công nghệ mà mọi quốc gia nắm được sẽ là nhân tố chủ yếu quyết định của cải của quốc gia đó. Vì vậy, khả năng hiểu biết của một xã hội nói chung ngày càng trở nên quan trọng.
- Ngày nay, do sự bùng nổ của thông tin, sự trao đổi quốc tế về con người và hàng hoá đang ngày càng gia tăng, trong khi việc truyền hình trực tiếp và các hình thức thông tin khác đang bao phủ toàn thế giới. Những sự phát triển này kết hợp lại đang tạo ra một nền văn hoá thế giới phát triển nhanh chóng, dẫn đến sự tiếp nhận thông tin như nhau trên toàn thế giới. Vấn đề này cũng làm phát sinh sự va chạm và căng thẳng ngày càng tăng giữa những nền văn hoá của mỗi quốc gia và văn hoá thế giới. Vì vậy, vấn đề đặt ra là mỗi dân tộc, dù đang tự hào với một nền văn hoá riêng của mình, xin hãy chấp nhận nền văn hoá thế giới với một tâm hồn rộng mở.
- Trong thời đại toàn cầu hoá này, vai trò khởi xướng và sáng tạo của các cá nhân tư nhân và của các chính quyền địa phương đang ngày càng trở nên quan trọng hơn vai trò của chính phủ trung ương. Các tổ chức chính phủ cũng đang tách khỏi các cơ quan cứng nhắc, độc đoán và có tính chất đẳng cấp của quá khứ và chuyển sang việc giao quyền nhiều hơn để đẩy mạnh sáng kiến cá nhân và sự tự chủ của các thành viên cộng đồng.
- Thời đại toàn cầu hoá làm cho các lối sống ngày càng đa dạng, mang tính chất cá nhân và được cá tính hoá vì khả năng lựa chọn đang được mở rộng. Ngoài ra, các cá nhân công dân được tham gia trực tiếp vào các quá trình chính trị và các quá trình ra chính sách.
- Sự bất ổn ngày càng gia tăng trên thế giới đang có khả năng thay thế cho chiến tranh lạnh. Thế giới đang dốc sức giải quyết các cuộc xung đột địa phương và vùng, mặc dù, trong khi đó, sự phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ kinh tế, chính trị ngày càng tăng lên. Hiện nay, thế giới đang bất lực trong việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu như ô nhiễm môi trường, sự đe doạ hạt nhân, các cuộc xung đột khu vực, vùng, AID, nạn đói, thiên tai, người tị nạn. Thế giới ngày nay đang nằm giữa hai gọng kìm của sự náo động và biến đổi đột ngột chưa từng có và Hàn Quốc cũng đang nằm trong hai gọng kìm đó. 

S
 uy nghĩ về chính sách toàn cầu hoá của Hàn Quốc:
Vì sao ở Hàn Quốc, từ Tổng thống, Thủ tướng đến các nhà nghiên cứu, lại tập trung nghiên cứu vấn đề toàn cầu hoá? Vì người Triều Tiên vốn rất thông minh và nhạy cảm khi họ thấy đây chính là xu thế mà  thế giới đang đi tới. Đúng là hiện nay, trên thế giới, người ta đang "đổ xô" vào nghiên cứu toàn cầu hoá. Rất nhiều cuộc hội thảo, trên mạng internets và thông tin quốc tế liên tiếp bàn về vấn đề toàn cầu hoá. Hàng trăm cuốn sách về toàn cầu hoá đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, đến nỗi như có người nói là "đọc không xuể". Gần đây, người ta chú ý nhiều đến cuốn sách xuất bản ở Mỹ: "Thế giới phẳng" (The World is Plat) của Tác giả Thomas Friedman 1). Trong cuốn sách này, Thomas Friedman nhận định thế giới ngày nay không phải là "tròn" mà là "phẳng" và cho rằng, vấn đề toàn cầu hoá đã xuất hiện từ lâu, chứ không phải bây giờ mới có. Tác giả phân tích ít nhất nó cũng đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 kéo dài từ khi Colomb tìm ra châu Mỹ từ năm 1492 đến khoảng năm 1800 với các quốc gia là nhân tố then chốt tạo ra sự thay đổi, làm cho thế giới co lại, từ kích thước lớn thành kích thước nhỏ. Giai đoạn 2 kéo dài từ năm 1800 đến năm 2000 với các công ty đa quốc gia là nhân tố chủ yếu, làm cho thế giới co lại, từ cỡ trung bình đến cỡ nhỏ.Giai đoạn 3 từ năm 2000 và cho đến nay vẫn đang tiếp tục, làm cho thế giới tiếp tục co lại, từ cỡ nhỏ thành cỡ siêu nhỏ; đồng thời, "san phẳng" thế giới. Động lực chính của toàn cầu hoá của giai đoạn 3 là bên cạnh các quốc gia và công ty đa quốc gia là các cá nhân cộng tác và cạnh tranh trên hệ thống một thế giới phẳng. Thomas Friedman đưa ra 10 nhân tố của toàn cầu hoá làm phẳng thế giới: 1/ Sự sụp đổ của bức tường Berlin đã rỡ bỏ rào cản chính trị thế giới. 2/ Mạng máy tính Netscape và các trang mạng Website mà đỉnh cao là Internets ra đời, mở ra kỷ nguyên kết nối tin học mới cho nhân loại. 3/ Phần mềm xử lý công việc để có thể chuyển tải thông tin đến mọi nơi trên thế giới trên mạng Internets. 4/ Tải thông tin lên mạng Internet. Cho phép các cá nhân và tổ chức đưa lên mạng các quan điểm, chính kiến, tác phẩm với mục tiêu liên kết các cộng đồng trên thế giới. 5/ Thuê làm các công việc ở nước ngoài. 6/ Chuyển thiết bị, sản xuất, dịch vụ ra nước ngoài để làm, vì ở nước ngoài nhân công rẻ hơn, thuế thấp hơn và các điều kiện thuận lợi hơn. 7/ Cung - cầu không chỉ mang tính quốc gia, mà đã mang tính toàn cầu. 8/ Thuê nước ngoài làm để tăng sức mạnh của các tập đoàn khổng lồ. 9/ Sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin phục vụ cho mục đích của mình. 10/ Sử dụng các chất xúc tác như công nghệ số, không dây, di động, ảo trong sản xuất, phân phối, quản lý và cộng tác.
Theo Thomas Friedman, qua toàn cầu hoá, thế giới đang diễn ra "sự sắp xếp vĩ đại" về phương thức kinh doanh, về hình thức tổ chức của các cộng đồng và cá nhân, giống như những gì mà C.Mác và Ph.ăngghen đã tiên đoán. Với dòng tư duy này, Thomas Friedman phân tích cái "thế giới phẳng" mà trong đó, các quốc gia, các công ty và các cá nhân đứng trước những cơ hội và thách thức chưa từng có. Dòng chảy thông tin và tư bản đang làm xói mòn đường biên giới quốc gia, tạo ra những thách thức lớn về chủ quyền. Tốc độ lan truyền siêu tốc của thông tin cho phép báo chí, với tư cách là "quyền lực thứ tư" và các cá nhân như là "quyền lực thứ năm" gây ra hiện tượng "phi tập trung hoá quyền thông tin", vốn là của nhà nước chi phối.
Thomas Friedman đưa ra "Theory for Dell" (lý thuyết Dell) 1). Theo Tác giả, lý thuyết này nhằm ngăn ngừa các xung đột trong quá trình diễn ra  toàn cầu hoá. Tác giả lập luận rằng, lợi ích kinh tế và thói quen cộng tác thiện chí với các quốc gia khác là những nhân tố ngăn ngừa xung đột.
Theo lý thuyết Dell, trong quá trình toàn cầu hoá, không chỉ sản xuất, mà cả dịch vụ cũng có thể biến thành dạng số và chuyển nó đến nhiều địa điểm trên thế giới. Quá trình đổi mới về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin - viễn thông (ITC) và "số hoá" các khâu sản xuất và dịch vụ đang diễn ra mạnh mẽ, cho phép quá trình cộng tác diễn ra với quy mô và tốc độ lớn hơn bao giờ hết. Chiếc bánh toàn cầu hoá ngày càng trở nên to hơn, nhưng cũng khó chia hơn.
Cũng theo lý thuyết Dell, vị trí cá nhân được xác định là chủ thể độc lập của quá trình toàn cầu hoá. Những chính khách, nhà kinh doanh, nhà ngoại giao và những cá nhân riêng lẻ có thể vươn ra toàn cầu theo cách riêng của mình để làm việc và sáng tạo thông qua hàng loạt phương tiện mới của thế giới phẳng mà không cần có sự can thiệp của nhà chức trách. Ngày nay, mỗi thanh niên Mỹ đều biết rằng, mình phải cạnh tranh với mọi thanh niên Trung Quốc, ấn Độ, Brazin,... Cách tốt nhất để cạnh tranh và thịnh vượng trong thế giới phẳng là người dân và giới lãnh đạo cần tự suy ngẫm để biết được vị trí của mình ở đâu trong mối tương quan với các nước khác, tiến hành đổi mới theo bề rộng (theo hướng thị trường) và đổi mới theo chiều sâu (cơ sở hạ tầng, giáo dục, quản lý). Thomas Friedman đã lấy Ailen làm thí dụ của sự thành công về đổi mới theo bề rộng và theo chiều sâu để trở thành một quốc gia năng động sau nhiều thập niên bị tụt hậu. Tác giả nhận định rằng, thành công của các nước đang phát triển, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của giới lãnh đạo khi họ biết tập trung mọi nguồn lực cho sản xuất (như Hàn Quốc); truyền thống coi trọng giáo dục (như ấn Độ và Trung Quốc); vai trò của giới lãnh đạo trong việc tập hợp sự ủng hộ và đưa ra chiến lược phát triển đúng đắn. Tác giả chứng minh những quốc gia được xem như một mẫu mực, lý tưởng nhất trong một thế giới phẳng lại chính là các quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên như Hàn Quốc, Nhật Bản, Xingapo. Ba nước này, họ rất biết thân phận của mình là đất nước không có tài nguyên thiên nhiên, nên buộc họ phải tập trung mạnh vào "tài nguyên con người", lấy đó để hoạch định chiến lược phát triển của đất nước và họ đã rất thành công.
Thomas Friedman lập luận rằng, các nguồn thu từ dầu lửa hay lợi nhuận "từ trên trời rơi xuống" chính là những "vật cản" đối với quá trình phát triển của các quốc gia, vì chúng chỉ nuôi dưỡng chủ nghĩa bè phái và dung dưỡng lợi ích cục bộ. Một quốc gia muốn thành công và thịnh vượng lâu bền trong một thế giới phẳng, thì cần phải tập trung vào nguồn lực con người và khuyến khích "xã hội công dân", nơi người dân có nghĩa vụ nộp thuế và có tiếng nói đối với quá trình hoạch định chính sách của đất nước.
Theo Thomas Friedman, mặc dù nền tảng cơ bản của "thế giới phẳng" đã được xác lập, nhưng một bộ phận không nhỏ của "thế giới phẳng" đang sống trong cảnh "thế giới không phẳng", vì hiện vẫn còn 3 tỷ người chưa tiếp cận được với thông tin và bị đẩy ra ngoài lề của quá trình thay đổi về kinh tế - xã hội của đất nước họ và thế giới. Tác giả nhận định rằng, phần "phẳng" của thế giới cũng có thể trở nên "không phẳng" nếu chiến tranh hay xung đột xảy ra. Vấn đề đặt ra đối với loài người hiện nay không chỉ là thúc đẩy các nhân tố làm phẳng theo hướng tích cực, mà còn lôi kéo sự tham gia của nhiều người vào một thế giới phẳng.
Về quan hệ quốc tế, cuốn sách của Thomas Friedman nhận định: Mỹ vẫn đóng vai trò chủ đạo bởi nền kinh tế quá lớn của nước này, nhưng toàn cầu hoá sẽ không hoàn toàn do phương Tây chi phối như trước kia. Vai trò của Trung Quốc và ấn Độ sẽ ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới; quan hệ kinh tế quốc tế đang trở nên đa dạng, nhiều tầng nấc, nhiều hình thức hợp tác và sự cộng tác không chỉ giữa các quốc gia - dân tộc, mà còn giữa các tập đoàn đa quốc gia và các nhóm cá nhân trong nền kinh tế thế giới; quan hệ quốc tế sẽ ngày càng bị chi phối bởi cuộc đấu tranh giữa "cái cũ" và "cái mới" trong một thế giới phẳng.
Theo Thomas Friedman, vấn đề đang được chú ý nhất trong quan hệ quốc tế là sự giao thoa giữa những mối đe doạ truyền thống và những chuỗi cung toàn cầu mới nổi lên. Sự tương tác giữa các hiểm hoạ truyền thống (như Trung Quốc thu phục Đài Loan) với chuỗi cung toàn cầu (như Trung Quốc hợp tác với Đài Loan) sẽ là một nguồn nghiên cứu phong phú về mối quan hệ quốc tế trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Trở lại với Hàn Quốc về chính sách toàn cầu hoá. Người Hàn Quốc nhận thức về chính sách toàn cầu hoá bao gồm các mối quan hệ của Hàn Quốc với các nước về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao. Vấn đề đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc, các khoản viện trợ, cho vay tiền, ngoại thương, … đều nằm trong chính sách toàn cầu hoá của Hàn Quốc. Vì vậy, khái niệm về mối quan hệ toàn cầu hoá của người Hàn Quốc là rất rộng và hình như không có điểm dừng.
Việt Nam hiểu toàn cầu hoá chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế. Nhưng tại Hàn Quốc, người ta hiểu khái niệm "toàn cầu hoá" như một chiến lược phát triển dân tộc thích hợp với thời đại đang biến đổi này trong khi sự tương tác và trao đổi quốc tế đang tăng lên một cách nhanh chóng.
Tổng thống Kim Young Sam và giới nghiên cứu Hàn Quốc đưa ra 5 định nghĩa chủ yếu của toàn cầu hoá: 1/ Toàn cầu hoá phải được thể hiện trong các lĩnh vực, chứ không chỉ riêng lĩnh vực kinh tế. 2/ Hợp lý hoá mọi phương tiện của cuộc sống quốc gia; kiên quyết bãi bỏ các yếu tố lỗi thời, không hợp lý trong xã hội và trong phát triển kinh tế; thực hiện cải tạo xã hội một cách triệt để, không nhân nhượng, không khoan nhượng, không thoả hiệp. 3/ Phải có sự nhận thức thống nhất về chính sách toàn cầu hoá. Chính sách sẽ không mang lại kết quả nếu có bất đồng và xung đột xã hội. 4/ Toàn cầu hoá phải được củng cố bằng Hàn Quốc hoá. Người Hàn Quốc phải tiến ra thế giới dựa trên sức mạnh của kinh tế và văn hoá; đồng thời, phải lôi kéo được thế giới đến với Hàn Quốc. 5/ Xác định rõ mối mối quan hệ giữa dân tộc Hàn Quốc với các nước trên thế giới. Hàn Quốc luôn luôn nỗ lực tham gia để giải quyết những vấn đề quốc tế chung như sự đe doạ hạt nhân, nhân quyền, môi trường, người tị nạn và nghèo khổ.
Người Hàn Quốc quan niệm khác nhau giữa "quốc tế hoá" và "toàn cầu hoá".  Họ nhận thức quốc tế hoá như là những nỗ lực do Chính phủ khởi xướng để mở rộng sự trao đổi và tác động với các nước khác. Khái niệm "quốc tế hoá" được tập trung vào các vấn đề thương mại hay kinh tế. Còn khái niệm "toàn cầu hoá" được tập trung vào các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội; trung tâm chi phối thời đại, tập trung vào tin học của thế kỷ XXI.
Những nội dung cơ bản của chính sách toàn cầu hoá của Hàn Quốc là: 1/ Giáo dục phải được toàn cầu hoá; phải được cải cách triệt để nhằm tạo ra những công dân trẻ sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, những người lãnh đạo tương lai của đất nước; giáo dục phải được định hướng lại bằng việc bồi dưỡng tính chất và tính sáng tạo, óc sáng kiến, tinh thần kỷ luật tự giác và tính cạnh tranh phải được đặc biệt lưu ý; giáo dục nhất thiết phải có sự kết hợp với tin học hiện đại. Cả nước cộng hoà phải có trách nhiệm nâng trí tuệ giáo dục lên tầm cao mới. 2/ Các hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế phải được cải cách nhằm đưa đất nước phát triển hơn nữa, đáp ứng được trình độ hoàn hảo của thế giới. Quy tắc của luật pháp và sự tuân thủ trật tự cơ bản phải chiếm ưu thế. Trật tự kinh tế cũng phải được toàn cầu hoá. Mọi giao dịch kinh tế và tài chính phải được minh bạch và tự do, cạnh tranh lành mạnh, chính sách thuế khoá phải công bằng; mối quan hệ giữa quản lý và lao động phải có tính chất xây dựng và hợp tác; phải tạo ra một hệ thống an toàn xã hội. 3/ Chính trị và các phương tiện thông tin phải hướng về toàn cầu hoá một cách vững chắc hơn; các phương tiện thông tin cũng phải được cải cách để trở thành một công cụ công khai thực sự không thiên vị. Các chính đảng phải ganh đua mạnh mẽ hơn nữa về mặt tư tưởng và sự lựa chọn chính sách, phải phấn đấu hơn nữa để trau giồi tinh thần dân chủ và luôn luôn có sự chuẩn bị một thế hệ sắp tới của các nhà lãnh đạo chính trị. Các chính khách nhất định phải có tài quản lý đất nước, tài chuyên môn trong các lĩnh vực cụ thể của các vấn đề công và để có thể đại diện một cách hữu hiệu hơn các tầng lớp khác nhau của xã hội. Quốc hội cần hoạt động có hiệu quả hơn và làm cho chính trị trở nên phong phú hơn. 4/ Chính phủ và chính quyền các cấp phải suy nghĩ và hành động với tinh thần "toàn cầu hoá"; bãi bỏ các quy định hành chính để phát triển tới mức tối đa tính sáng tạo trong khu vực tư nhân. Tuy nhiên, chính quyền sẽ vẫn tiếp tục tham gia một cách tích cực vào trong các khu vực như thương mại, lao động, môi trường, những nơi cần có một số quy định để duy trì trật tự. "Một chính phủ nhỏ bé, nhưng hữu hiệu", "một chính phủ khéo léo và mềm dẻo" là mục tiêu hàng đầu của những nỗ lực của chính quyền để tiến tới toàn cầu hoá. Tăng cường tính tự quản của các địa phương, để cho các địa phương tham gia vào cuộc cạnh tranh lành mạnh, đủ sức đương đầu với những thách thức của toàn cầu hoá. 5/ Văn hoá và cách tư duy cũng phải mang tính toàn cầu hoá; kiên quyết loại bỏ tư duy khép kín và thay vào đó là tư duy rộng mở mang tầm trí tuệ lớn lao.
Hàn Quốc đang đặt quyết tâm rất cao và kiên quyết phá vỡ khuôn hình cũ để tái sinh, khiến cho Hàn Quốc có thể đương đầu với những thành công trong thời đại toàn cầu hoá. 

5.Dự báo tương lai kinh tế - xã hội của Hàn Quốc
Lịch sử phát triển kinh tế của Hàn Quốc đã đi qua 3 giai đoạn: 1/ Giai đoạn Chính phủ chỉ huy, điều hành. 2/ Giai đoạn thị trường kết hợp với Chính phủ chỉ huy, điều hành. 3/ Giai đoạn hiện nay là thị trường chỉ huy kinh tế. Các nhà phân tích cho rằng, thị trường chỉ huy kinh tế là mang lại hiệu quả rõ rệt nhất cho Hàn Quốc.
Ngày nay, cả thế giới đều thừa nhận Hàn Quốc là một quốc gia rất năng động về kinh tế. Chính phủ có chính sách kinh tế phát triển đúng hướng. Nhờ có chính sách đúng và sự năng động này, nên đã dẫn đến tăng trưởng kinh tế khá nhanh: Từ năm 1981 đến năm 1990, GDP tăng 7,8%. Từ năm 1991 đến năm 2000, GDP tăng 6,3% (riêng năm 1997 tụt xuống còn âm). Từ năm 2001 đến năm 2003, GDP tăng 5,2%. Năm 2004 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng có phần tụt xuống (năm 2005, GDP chỉ tăng 3,9%). Nhưng nhìn chung là tăng trưởng khá vững chắc.
Kinh tế Hàn Quốc thể hiện nổi bật ở 5 điểm: 1/ Cải cách kinh tế khá mạnh. 2/ Có chiến lược về làm hàng xuất khẩu cũng rất mạnh (đặc biệt là sản phẩm công nghệ thông tin như vi tính, vô tuyến, rađiô, bán dẫn,…).3/ Biết "gãi đúng chỗ ngứa" của thị trường kinh tế thế giới. 4/ Nắm bắt hết sức nhanh nhạy về thị trường thế giới, đặc biệt, về thị trường chứng khoán ở Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc, Nhật Bản. 5/  Thường xuyên cải tiến mẫu mã; đặc biệt, rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm.
Người Hàn Quốc rất thích biến đổi. Họ không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ, mà luôn luôn tìm cái gì đó để làm. "Cái gì đó để làm" chính là nền kinh tế hiện nay của Hàn Quốc. Một nhà nghiên cứu kinh tế nước ngoài nói rằng, có cái 20 năm các nước mới làm được, nhưng ở Hàn Quốc chỉ diễn ra trong một năm.
Mặt hạn chế của sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc là các nhà đầu tư nước ngoài chỉ tập trung quá nhiều vào Seoul, làm cho các vùng kinh tế khác phát triển không đồng đều, gây nên tình trạng mất cân đối trong một không gian kinh tế của đất nước.
Điểm yếu về kỹ thuật mà các nhà quản lý và chuyên gia kỹ thuật đang ra sức khắc phục là một số linh kiện điện tử chất lượng chưa cao. Vấn đề này làm hạn chế sự tiêu thụ của khách hàng thế giới đối với hàng hoá của Hàn Quốc.
Mục tiêu của Hàn Quốc là phấn đấu trong một thời gian ngắn sẽ trở thành một cường quốc kinh tế. Rất có thể Hàn Quốc sẽ thực hiện được mục tiêu này trong tương lai. Muốn vậy, Hàn Quốc phải đặt vấn đề cạnh tranh lên hàng đầu, đặc biệt là cạnh tranh nghiêng ngửa với hàng hoá của Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, ngoài nội lực, ngoại lực của Hàn Quốc được kinh tế Mỹ, kinh tế Nhật giúp sức. Là một nước ở gần Trung Quốc, nên Hàn Quốc được "cơn lốc tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc" thổi vào kích thích kinh tế Hàn Quốc phát triển.
Hàn Quốc của Thế kỷ XXI sẽ như thế nào? Câu hỏi được đặt ra và cũng đã được các chính khách, giới doanh nghiệp, công chức, viên chức của Hàn Quốc trả lời bằng những dự án tiếp tục phát triển kinh tế với quy mô lớn hơn. Nhà nước Hàn Quốc vẫn hy vọng trong một ngày nào đó sẽ thống nhất được Triều Tiên. Khi một nước Triều Tiên thống nhất với 70 triệu dân, thì kinh tế của đất nước này sẽ phát triển rất nhanh, vì tài nguyên của Bắc Triều Tiên khá dồi dào, trong khi đó, thế mạnh của Nam Triều Tiên lại có nhiều cơ sở công nghiệp vững chắc, và lúc đó, Triều Tiên sẽ đóng vai trò quan trọng trên chính trường và thương trường quốc tế. Đến một lúc nào đó, kinh tế của Triều Tiên sẽ có thể sánh ngang với kinh tế Nhật Bản. Đó là hình ảnh của một nước Triều Tiên sau khi thống nhất.
Người Hàn Quốc đang nuôi một ước mơ về một nước Triều Tiên thống nhất. Đó là một quốc gia mà mọi người thích thú được đến thăm, đầu tư và sống ở đó. Đó là một quốc gia hàng đầu góp phần vào sự phồn vinh và tiến bộ kỹ thuật của thế giới cũng như sự phát triển tinh thần và văn hoá của nhân loại. Đó là một quốc gia của những công dân có văn hoá và đạo đức. Đó là một quốc gia được sống trong cảnh êm đềm của bầu không khí hoà bình, như lời của Tổng thống Kim Young Sam nói. 
Hiện nay, Hàn Quốc đang thiết kế mô hình kinh tế của đất nước mình trong tương lai. Trong tương lai, Hàn Quốc đang đi đến sự toàn cầu hoá mạnh mẽ công nghệ tin học và công nghệ bán dẫn.
Để tăng trưởng hơn nữa kinh tế trong tương lai, Chính phủ Hàn Quốc đang rà soát lại một loạt chính sách kinh tế - tài chính đã lỗi thời và đang sử dụng những chuyên gia giỏi để dự báo tình hình thế giới và phát triển kinh tế của thế giới trong 20 năm tới. Nhà nước Hàn Quốc đang chú trọng thay đổi quy trình quản lý sao cho phù hợp với tiến trình phát triển của thế giới và của chính Hàn Quốc.
Về mặt xã hội, Hàn Quốc đang xây dựng xã hội công dân. Đây là phương án lựa chọn mà người Hàn Quốc cho là tối ưu. Xã hội công dân trong nhận thức của người Hàn Quốc là một xã hội do chính những công dân của xã hội đó quyết định vận mệnh phát triển của xã hội mình. Xã hội công dân được xây dựng trên nền tảng phúc lợi xã hội phải thuộc về những công dân. Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm các quyền của con người. Các quyền của công dân được pháp luật bảo vệ trên cơ sở mỗi công dân phải hiểu thấu luật pháp. Nhà nước pháp quyền được xây dựng trên cơ sở xã hội công dân và xã hội công dân được bảo đảm bằng nhà nước pháp quyền. Xã hội công dân được xem như một hình thức của xã hội dân chủ và nó tiến đến một nền văn minh xã hội khi nó được xây dựng trên cơ sở của một xã hội công dân.
Tuy nhiên, phải nói rằng, lý thuyết về xã hội công dân ở Hàn Quốc vẫn đang còn ở giai đoạn "lật ải", chưa được "cày sâu, bừa kỹ", nên người dân Hàn Quốc vẫn còn có vẻ xa lạ với khái niệm "xã hội công dân". 
Để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, Nhà nước Hàn Quốc đã đề ra những nguyên tắc của chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại toàn cầu hoá tương lai. Đó là: 1/ Phải có sự thay đổi quyết liệt vai trò của Chính phủ. Nhà nước phải luôn luôn có một chính phủ rất mạnh, một chính phủ có tài chỉ đạo và điều khiển sự cạnh tranh lành mạnh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và giải quyết thật sự có hiệu quả đến các vấn đề liên quan đến sự phát triển của xã hội như môi trường, lao động, phân phối thu nhập và phúc lợi xã hội; một chính phủ không biết chỉ huy sản xuất, nhưng lại biết tạo dựng để mỗi doanh nghiệp và mỗi cá nhân công dân có cơ hội phát triển và cơ hội làm giàu. 2/ Phải có sự thay đổi quyết liệt về chính sách. Chính sách hôm nay đúng, nhưng ngày mai lại là lạc hậu. Vì vậy, nếu trong nhận thức và hành động để chính sách "ngồi yên" cũng đồng nghĩa với việc để cho đất nước "ngồi yên". Kiên quyết sửa đổi và lập mới chính sách phải được đặt ra một cách thường xuyên và tích cực. 3/ Trong thời đại toàn cầu hoá này, của cải và chất lượng tổng thể của cuộc sống xã hội sẽ phụ thuộc vào chất lượng tri thức, thông tin và kỹ thuật của mỗi quốc gia đó. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống bằng việc nâng cao chất lượng tri thức, thông tin và kỹ thuật. Người Hàn Quốc lý giải rằng, trong thế kỷ XX, năng suất được quan niệm là tập trung vào lao động, thì trong thế kỷ XXI, năng suất được quan niệm là tập trung vào tri thức. Theo đó, Hàn Quốc phải phấn đấu để có được một số lượng đầy đủ kỹ sư và công nhân có kỹ năng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ thông tin tiên tiến nhất trên thế giới ngày nay. 4/ Nhận thức về sự phát triển dân tộc, các luật lệ, thể chế phải thật sự công bằng và đúng đắn; các sáng kiến tư nhân và sự tự quản địa phương phải được bảo đảm tới mức tối đa, rằng, chỉ khi nào thực hiện được việc này, thì mới có thể gặt hái được tiềm năng đầy đủ của các địa phương và khu vực tư nhân. Vì vậy, phải tạo ra cho được sự cạnh tranh: cạnh tranh giữa Chính phủ với khu vực tư nhân; cạnh tranh giữa khu vực tư nhân với khu vực tư nhân; cạnh tranh giữa địa phương này với địa phương khác. Một nhà nghiên cứu của Hàn Quốc nói: "Một xã hội mà không có sự cạnh tranh là một xã hội tê liệt". 5/ Sự liên kết về chính trị - xã hội giữa các dân tộc, cộng đồng trong một quốc gia và giữa quốc gia này với các quốc gia khác ngày càng có tính chất quyết định đối với sự phát triển của dân tộc và như vậy, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế. 6/ Những gì (trong đó có chính sách) không hợp lý hay lỗi thời phải được sửa chữa và trật tự xã hội phải được phổ biến và áp dụng trong cuộc sống hằng ngày vì sự phát triển của đất nước. 7/ Các công dân phải có niềm tự hào đúng đắn về nền văn hoá riêng của mình; đồng thời, chấp nhận các nền văn hoá khác với một tinh thần rộng mở để cho tất cả mọi người sẽ có thể đóng góp vào việc phát triển một nền văn hoá và các giá trị phổ biến của dân tộc Hàn Quốc và của thế giới. 8/ Các quốc gia phải tạo ra những con người có ý thức về môi trường, trong đó, thiên nhiên và con người cùng tồn tại và nuôi dưỡng lẫn nhau. Chất lượng cuộc sống chỉ có thể được nâng lên khi con người giữ gìn được sự trong sạch của thiên nhiên.
Nghiên cứu những vấn đề trên mà Tổng thống Kim Young Sam đã nêu thấy toát một chiến lược toàn diện nhằm phát triển cuộc sống Hàn Quốc trong bối cảnh toàn cầu hoá.

6. Những vấn đề rút ra qua việc khảo sát về kinh tế - xã hội của Hàn Quốc

Qua chuyến khảo sát tại Hàn Quốc hồi tháng 1 - 2006, chúng tôi thấy rằng:
Một là: Hàn Quốc có một nền kinh tế phát triển khá mạnh và bền vững. Những người Hàn Quốc tập trung vào phát triển kinh tế, còn về mặt quân sự thì họ nhờ mấy nghìn quân Mỹ trên đất Hàn Quốc giữ hộ. Việc chú trọng xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh đã giúp cho Hàn Quốc trở nên giàu có nhanh chóng và qua đó, hàng hoá của Hàn Quốc đã lan toả khắp thế giới cả về số lượng và chất lượng.
Hai là: Người Hàn Quốc rất tinh vi khi họ biết lựa chọn công nghệ mũi nhọn, tập trung vốn vào đó để phát triển, nhất là công nghệ tin học, thông tin (các loại máy điện thoại di động), công nghiệp ô tô, điện, máy, công nghiệp tiêu dùng.
Ba là: So với Bắc Triều Tiên (Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên), thì tài nguyên thiên nhiên của Nam Triều Tiên (Đại Hàn dân quốc) nghèo hơn nhiều. Người Hàn Quốc ý thức rất rõ vấn đề này, nên họ đã tập trung khơi "nguồn nhân lực", thay cho "nguồn thiên nhiên". Vì vậy, họ đã tập trung vào việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong nguồn nhân lực, họ đặc biệt chú ý đến nguồn nhân lực làm kinh tế, kinh doanh. Chính sách phát triển kinh tế tư nhân triệt để có sự giúp đỡ của nhà nước đã làm cho kinh tế Hàn Quốc phất lên rất nhanh trong giông tố kinh tế thị trường thế giới. Chính sách đối với người lao động được Chính phủ đặc biệt quan tâm, nhất là vấn đề nhà ở, đã làm cho người lao động sống chết gắn bó với nhà máy, doanh nghiệp.
Bốn là: Hàn Quốc là một nước đã khắc phục được hiện tượng "lệch pha" trong phát triển, có nghĩa là họ vừa có chính sách phát triển kinh tế đúng, vừa có chính sách xã hội đúng, nên chính họ đã tạo dựng lên một xã hội hài hoà. Trong chính sách xã hội, Chính phủ rất chú ý đến chính sách phúc lợi công cộng; chính sách giáo dục; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; chính sách bảo vệ môi trường.
Năm là:  Chính sách toàn cầu hoá của Hàn Quốc do Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam đề xướng đã trở thành chiếc cầu nối giữa Hàn Quốc với thế giới; kinh tế vừa phát triển ở trong nước, vừa phát triển ở ngoài nước đã làm cho đất nước trở nên hùng mạnh, có tiếng vang trên thế giới.
 Có một vấn đề đặt ra làm cho người Hàn Quốc đang rất đau đầu và chưa biết xử lý ra sao. Đó là vấn đề chiến tranh nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên. Người Hàn Quốc ý thức rằng, sẽ không là gì hết nếu để cho những quả bom nguyên tử rơi xuống các tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Hàn Quốc và lúc ấy, đất nước sẽ trở thành một đống gạch vụn. Ngày 9-10-2006, Bắc Triều Tiên thực hiện thành công một cuộc thử vũ khí nguyên tử ngầm dưới đất, gây bàng hoàng đối với dư luận thế giới, đặc biệt đối với người dân Hàn Quốc. Được tin này, Tổng thống Hàn Quốc hiện nay là Roh Moo Hyun đã triệu tập ngay một cuộc họp các quan chức an ninh hàng đầu và quân đội được đặt  trong tình trạng báo động cao.
Để đối phó với Cộng hoà dân chủ nhân dânTriều Tiên thử bom nguyên tử, trước sức ép từ phía Mỹ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra Nghị quyết cấm vận đối với Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, nhằm giáng một đòn kinh tế cực mạnh vào Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, ít nhất là trong mùa đông tới. Lập tức, phía Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên lên tiếng phản đối quyết liệt, cho rằng, "cấm vận là tuyên chiến". Chủ tịch Quốc hội Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Young Nam nói: "An ninh tại đất nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta đang chịu mối đe doạ về chiến tranh hạt nhân ngày một nặng nề từ phía Mỹ cùng những hành động thù địch nhằm kiềm chế và cô lập Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên. Trước tình hình đó, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên đã tiến hành biện pháp đối phó (thử hạt nhân) để đương đầu với mối đe doạ của chiến tranh hạt nhân từ kẻ thù và những hành động gây áp lực, cấm vận".
Thực ra, vấn đề này rất khó giải quyết. Nó xuất phát từ quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp giữa hai bên. Có người bình luận tại sao vấn đề Đông Đức và Tây Đức lại được giải quyết êm thấm, còn vấn đề Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên lại không giải quyết được "theo kiểu Đức?". Thực ra, giải quyết vấn đề nước Đức là có lợi về phía Tây Đức, vì Tây Đức được cả nước Đức, còn Đông Đức, một nước xã hội chủ nghĩa, bị mất trắng. Khi Liên Xô đổ, thì Cộng hoà xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức (Đông Đức) cũng bị nhào. ở Đức và châu Âu hiện nay, vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp không đặt ra một cách gay gắt như ở các nước châu á. Còn Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên sẽ không thể có chuyện hài hoà thống nhất nếu vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp còn diễn ra, mặc dù người Triều Tiên rất muốn đất nước của mình được thống nhất. Nhưng lại có người nói chia nhỏ ra có khi lại dễ cai trị hơn, "cục" nhỏ dễ nắm hơn "cục" lớn. Có người so sánh ở Tiệp Khắc từ khi chia nhỏ ra 2 nước: Cộng hoà Séc, Cộng hoà Slôvakia (năm 1993), kinh tế của mỗi nước đều phát triển nhanh. Về vấn đề này còn phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất và quan điểm chính trị của mỗi nước.

* Sưu tầm từ tài liệu của tác giả Đức Vượng (Tìm hiểu chính sách kinh tế - xã hội của Hàn Quốc; Hà Nội, ngày 18 - 10 – 2006)
Mandy Chan