Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Ai Cập cổ đại: kim tự tháp, phần 1


1. Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự tháp cổ điển: một công trình đồ sộ với đế vuông, bốn mặt trơn hình tam giác hướng đến đỉnh. Còn người Aztec và người Maya lại xây những kim tự tháp của họ theo hình các bậc nối tiếp nhau có đỉnh dẹt. 


Theo lời giải thích của Donald Redford – giáo sư chuyên nghiên cứu nền văn minh Địa Trung Hải cổ xưa tại bang Pennsylvania, có thể người Ai Cập cổ chọn kiểu dáng khác biệt cho những ngôi mộ pharaoh của họ vì họ tôn thờ thần mặt trời. Thần mặt trời của người Ai Cập được coi là đấng sinh thành các pharaoh. Thần đã tự tạo ra mình từ một ngọn đồi nhỏ có hình kim tự tháp trước khi tạo ra các vị thần khác. Hình dáng của kim tự tháp tượng trưng cho các tia sáng mặt trời. 



Theo giáo sư Redford, “người Ai Cập bắt đầu xây dựng các kim tự tháp một thời gian ngắn sau năm 2700 trước công nguyên, thời kì hoàng kim của các kim tự tháp dành cho hoàng tộc kéo dài khoảng 1000 năm, đến năm 1700 trước công nguyên”. Kim tự tháp đầu tiên được hoàng đế Djoser triều đại Ai Cập thứ ba xây dựng. Kiến trúc sư của kim tự tháp đầu tiên là Imohtep. Ông đã xây dựng một kim tự tháp hình bậc thang bằng cách chồng sáu ngôi mộ hình chữ nhật của các đời vua trước đó. Lớn nhất và nổi tiếng nhất là các kim tự tháp tại thành phố Giza, trong đó bao gồm kim tự tháp Giza của pharaoh Khufu.
Nhiều thế kỉ nay, con người đã đưa ra rất nhiều giả thuyết về quá trình xây dựng các kim tự tháp. Một số cho rằng các kim tự tháp chắc chắn do các sinh vật ngoài trái đất xây dựng. Còn những người khác lại tin rằng người Ai Cập đã sở hữu một bí quyết đã bị thất truyền qua nhiều thế hệ.

Theo giáo sư Redford, mặc dù quá trình xây dựng các kim tự tháp rất phức tạp nhưng nó cũng không hoành tráng như đa số chúng ta vẫn nghĩ. Có khoảng 20.000 đến 30.000 nhân công được huy động để xây dựng kim tự tháp Giza trong vòng chưa đầy 23 năm. Nhưng hãy thử so sánh với Thánh đường Notre Dame tại Paris, người ta phải mất đến gần 200 năm để hoàn thiện thánh đường này.

Cũng theo giáo sư Redford, các pharaoh đều bắt đầu xây dựng các kim tự tháp dành cho mình ngay khi họ lên ngôi. Đầu tiên, pharaoh phải thành lập một ủy ban xây dựng kim tự tháp bao gồm một đốc công, một kỹ sư trưởng và một kiến trúc sư. Thường thường các kim tự tháp được đặt bên bờ tây sông Nile với quan niệm rằng linh hồn của các pharaoh sẽ hòa cùng với ánh mặt trời khi mặt trời lặn xuống trước khi tiếp tục chu trình bất diệt cùng vầng thái dương. Giáo sư Redford thêm rằng, hai yếu tố quyết định đến vị trí xây dựng kim tự tháp là các kim tự tháp phải hướng đến chân trời phía tây nơi mặt trời lặn, đồng thời phải gần thành phố trung tâm Memphis của Ai Cập cổ đại.
Những kim tự tháp tại Giza (Ảnh: Google)
Phần trung tâm của các kim tự tháp thường được xây dựng từ đá vôi lấy trong vùng.Đá vôi có chất lượng tốt hơn được dùng để xây lớp ngoài của kim tự tháp khiến chúng có một màu trắng lấp lánh có thể nhìn được từ cách xa hàng dặm. Đá đặt trên đỉnh thường là đá granit, bazan hoặc bất kì loại đá cứng nào khác có thể mạ được vàng, bạc hoặc electrum – hợp kim vàng và bạc. Đặc biệt những viên đá đó phải phản chiếu tốt ánh sáng mặt trời.

Giáo sư Redford cho biết việc các nô lệ bị ép buộc tham gia vào công cuộc xây dựng các kim tự tháp như mọi người vẫn nghĩ là không hề đúng. “Quan niệm về nô lệ của nền văn minh Ai Cập cổ là một vấn đề rất phức tạp do bản thân những khía cạnh hợp pháp của sự phục tùng có giao kèo cũng như chế độ chiếm hữu nô lệ cũng phức tạp”. Những người nông dân nghèo đi xây dựng kim tự tháp sẽ được miễn thuế, họ được đưa đến các công trường xây dựng, nơi cung cấp thức ăn, chỗ ở và quần áo.

Phương pháp cắt và vận chuyển đá của người Ai Cập cổ đại hiện vẫn đang được nghiên cứu. Các học giả đã tìm được bằng chứng người Ai Cập cổ sử dụng những cái đục bằng đồng đỏ để khai thác sa thạch và đá vôi. Đối với những loại đá cứng hơn như granit hay diorit đòi hỏi phải có những dụng cụ mạnh hơn. Dolerit – một loại đá lửa màu đen rất cứng được người Aswa sử dụng để lấy đá granit.

Trong quá trình khai quật, các cối giã bằng dolerit đồ sộ được sử dụng để đập những mẩu đá bên ngoài khối granit cần lấy. Theo Redford, có khoảng 60 đến 70 người đàn ông làm nhiệm vụ đập đá. Ở phần đáy, họ sẽ chèn những miếng gỗ vào các khe bị cắt rồi đổ nước vào những khe này. Miếng gỗ chèn sẽ nở ra, tách đôi viên đá rồi sau đó chúng trượt xuống một con tàu đang đợi sẵn.

Một nhóm người hoặc một đàn bò sẽ kéo những tảng đá trên một đường trượt được bôi trơn bằng dầu đã chuẩn bị sẵn. Giáo sư Redford nói rằng hình ảnh trên ngôi mộ có niên đại từ thế kỉ 19 trước công nguyên tại miền trung Ai Cập đã mô tả “một bức tượng thạch cao tuyết hoa cao hơn 6m được 173 người đàn ông dùng bốn sợi dây thừng kéo, bức tượng đi đến đâu sẽ có một người đàn ông khác bôi trơn đường trượt đến đó.” 
Khi các khối đá được vận chuyển đến công trường, những con dốc nhỏ được xây dựng để đưa đá lên kim tự tháp. Người ta dùng gạch làm từ bùn để tạo những con dốc đó rồi phủ vữa lên trên để làm cứng bề mặt. Redford chú thích: “Nếu họ liên tục nâng những con dốc từng chút một khi kéo đá lên thì họ sẽ đưa được những khối đá lên đúng vị trí khá dễ dàng”. Ông cũng cho biết, ít nhất thì một con dốc như thế hiện vẫn còn tồn tại.

Khi giải đáp những hoài nghi về chuyện tại sao những khối đá nặng như thế có thể được vận chuyển mà không cần máy móc, giáo sư Redford đã nói rằng: “Tôi thường cho những người còn hồ nghi xem một bức ảnh chụp 20 người làm của tôi tại một địa điểm khảo cổ đang kéo một khối đá granit nặng hai tấn rưỡi. Tôi biết điều đó là hoàn toàn có thể bởi chính tôi cũng tham gia kéo đá.”
Trà Mi (Theo Physorg)

2. Kim Tự tháp: quan điểm, đời sống công nhân

Trong suốt thời kỳ tồn tại của Vương quốc cổ Ai Cập (Old Kingdom), các pharaoh đã thiết lập một chính quyền trung ương ổn định tại thung lũng sông Nile phì nhiêu. Có lẽ, chứng cứ rõ ràng nhất về quyền lực của họ là các kim tự tháp. Người Ai Cập cổ đại tin rằng khi qua đời, pharaoh trở thành Osiris, vua của người chết. Pharaoh mới trở thành Horus, vị thần của thiên đàng và người bảo vệ thần mặt trời.Chukỳ này được tượng trưng bởi sự mọc và lặn của mặt trời. 
Người ta tin rằng một phần linh hồn của pharaoh quá cố, được gọi là ka, vẫn ở lại trong thi thể. Nếu xác đó không được chăm sóc đúng, pharaoh sẽ không thể thực hiện những nghĩa vụ mới của mình với tư cách là vua của người chết. Nếu điều này xảy ra, chu kỳ trên sẽ bị phá vỡ và thảm hoạ xảy đến với Ai Cập.Xung quanh hoạt động xây dựng kim tự tháp có nhiều truyền thuyết và lời đồn thổi, kể cả những câu chuyện liên quan tới lực lượng lao động.
Theo sử gia Hy Lạp Herodotus (484 – 425 trước Công nguyên), việc xây dựng kim tự tháp lớn mất tổng cộng 30 năm. Thợ xây được chia thành từng kíp 100.000 người. Mỗi kíp thợ làm việc 3 tháng, luân phiên thay đổi. Tuy nhiên một số người đa nghi cho rằng, các kim tự tháp ở Giza cũng như nhiều nơi khác trên thế giới là sản phẩm của những nền văn minh và văn hóa mà lịch sử nhân loại chưa từng biết đến. Họ tin là chúng ra đời từ một nền văn minh cổ xưa, vốn đã bị hủy diệt sau một thảm họa xuất hiện vào cuối kỷ băng hà (khoảng 10.000 năm trước Công nguyên).
Để ngăn chặn một thảm hoạ như vậy, mỗi pharaoh quá cố được ướp xác nhằm bảo quản thi thể. Mọi thứ mà pharaoh cần ở thế giới bên kia được cung cấp trong mộ – đồ đựng bằng đất sét, đá và vàng; đồ gỗ, lương thực và thậm chí là những bức tượng giống búp bê, đại diện cho đầy tớ và được gọi là ushabti. Thi thể của pharaoh tiếp tục nhận được thức ăn dưới dạng đồ tế lễ rất lâu sau khi qua đời. Nhằm che chở và bảo vệ phần linh hồn còn lại trong thi thể của pharaoh, người Ai Cập xây dựng những nầm mồ lớn, không phải lúc nào cũng là kim tự tháp. T
rước khi có kim tự tháp, các ngôi mộ được đẽo vào đá, bên trên là những cấu trúc có mái bằng tên là nhà mồ (mastabas). Nhà mồ bị đất bao phủ theo thời gian. Do vậy, hình chóp của các nấm mộ sau đó có lẽ bắt nguồn từ những ụ đất cát này. Cũng có thể là các kim tự tháp Ai Cập được xây dựng theo hình dáng của một hòn đá nhọn, linh thiêng tên là benben. Benben tượng trưng cho các tia mặt trời. Tài liệu cổ xưa khẳng định các pharaoh lên thiên đàng thông qua tia nắng. Trái ngược với một số mô tả thông thường, những người xây dựng kim tự tháp không phải là nô lệ hoặc người nước ngoài.
Các bộ xương được khai quật cho thấy họ là người Ai Cập sống tại những ngôi làng do cận thần của pharaoh lập nên và quản lý. Các ngôi làng đó có nơi làm bánh mỳ, xưởng làm bia, hàng thịt, kho thóc, nhà cửa, nghĩa địa và có lẽ là một số ngôi nhà kiểu bệnh viện. Có bằng chứng về việc người lao động còn sống sót sau khi chân tay bị cưa cụt hoặc đè nát. Những lò bánh mì được khai quật gần các kim tự tháp lớn có lẽ đã sản xuất hàng nghìn ổ bánh mỗi tuần. Một số người xây dựng kim tự tháp là nhân công lâu dài của pharaoh. Những người khác từ các ngôi làng địa phương phải đi phu trong một thời gian nhất định.
Một số nhân công có lẽ là phụ nữ. Mặc dù giới khảo cổ chưa tìm thấy những mô tả về nhân công nữ song một số bộ xương cho thấy phụ nữ đã phải làm việc với những tảng đá nặng trong thời gian dài. Các bức bích hoạ cho thấy ít nhất cũng có một vài công nhân tự hào về công việc của họ. Họ gọi các đội lao động của mình là “”Những người bạn của Khufu”", “”Những kẻ tồn sùng Menkaure”"… Các tên gọi đó thể hiện lòng trung thành của họ với pharaoh.Ước tính có 20.000-30.000 nhân công xây dựng các kim tự tháp tạiGizatrong thời gian trên 80 năm. Đa phần công việc có lẽ được tiến hành khi sôngNileở vào mùa lũ. Các khối đá vôi lớn có thể được vận chuyển bằng đường sông từ mỏ tới thẳng chân kim tự tháp. Sau đó, chúng được đánh bóng bằng tay và được đẩy theo những đường dốc tới vị trí đã định. Tuy nhiên, việc xây dựng kim tự tháp không chỉ đơn thuần là lao động chân tay.
Để đạt được hình dạng chính xác của kim tự tháp, các kiến trúc sư phải rọi dây từ các góc ngoài tới đỉnh đã định nhằm chắc chắn các tảng đá được đặt đúng. Các nhà thiên văn đồng thời là thầy tu chọn địa điểm xây dựng và hướng kim tự tháp. Vì vậy, chúng sẽ nằm trên trục phù hợp những chòm sao linh thiêng. Từ công nhân xây dựng cho tới thầy tu, tất cả họ hẳn là đã nhận ra vai trò của mình trong việc tiếp nối chu kỳ sống – chết của các pharaoh, do đó làm rạng danh Ai Cập. Kim tự tháp đầu tiên là kim tự tháp có bậc, cao 66m của Zoser ở Sakkarah. Nó được xây dựng vào năm 2650 trước CN bởi kiến trúc sư Imhotep. (Minh Sơn – Theo National Geographics)
BÀI 2. Đời sống công nhân xây Kim Tự tháp        Từ nhiều thập niên qua, kim tự tháp Ai Cập tiết lộ cho người đời nay nhiều chi tiết về đời sống các pharaoh trong xã hội Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, không mấy ai nói đến đời sống của những người đã đem mồ hôi, nước mắt và máu xương của mình để tạo nên những công trình kiến trúc vĩ đại ấy.       Đó là những công nhân đến từ khắp nơi trên đất nước Ai Cập, tham gia vào những công trường xây dựng, mà gần đây, qua những phát hiện khảo cổ học được phân tích bằng công nghệ hiện đại, chúng ta mới biết được ít nhiều về đời sống của họ.             Từ lâu, khi nói đến các kim tự tháp Ai Cập, ngoài những bí ẩn chưa được giải mã hết về các pharaoh, các nhà nghiên cứu vẫn thường bị ám ảnh bởi những câu hỏi liên quan đến những người trực tiếp tạo dựng ra chúng: họ là thành phần xã hội nào? Họ sống ở đâu trước và trong thời gian xây dựng kim tự tháp? Đời sống thường nhật của một công nhân xây dựng và gia đình họ như thế nào? 
       Những giả thuyết đầu tiên nhằm giải đáp phần nào số câu hỏi trên được đưa ra vào năm 1888, qua cuộc điều tra khảo cổ học của nhà khoa học người Anh Flinders Petrie tại phức hợp kim tự tháp của Senwosert II ở Ilahun. Tại đây, một khu vực có tường bao quanh để lộ hình ảnh một thị trấn với những dãy nhà đắp nền cao, tường xây bằng gạch bùn, bên trong có những bản thảo viết bằng giấy papyrus, đồ gốm, dụng cụ, quần áo và đồ chơi trẻ con, cùng tất cả những mảnh vỡ của đời sống thường nhật mà không có ở những địa điểm khai quật khảo cổ học nào trước đó. Các nhà Ai Cập học đầu tiên trong lịch sử khảo cổ học không dành thì giờ cho việc khảo sát, tìm hiểu các kiến trúc dân sự thời Ai Cập cổ.
Mãi đến gần đây, nhờ những cuộc khai quật rộng rãi của hai nhà Ai Cập học Mark Lehner và Zahi Hawass quanh khu vực Đại Kim Tự Tháp (Great Pyramid) mà người ta biết được ít nhiều về cuộc sống của những công nhân xây dựng kim tự tháp ở đây.          Theo nhà sử học người Hy Lạp Herodutus, Đại Kim Tự Tháp được xây dựng bởi 100.000 nô lệ làm việc liên tục và cứ mỗi ba tháng mới được thay thế một lần bằng những nhóm thợ mới. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu hiện nay, đây là một sự lầm lẫn của Herodutus. Vua Khufu, người cai trị Ai Cập ở triều đại thứ tư – triều đại chịu trách nhiệm thực hiện Đại Kim Tự Tháp – không thể có một lực lượng công nhân hùng hậu như thế trong tay ông. Vả lại, nếu có như thế thì cũng không thể xảy ra tình trạng 100.000 người cùng xây dựng một kim tự tháp một lúc.
Mỗi nhà khảo cổ học có cách tính toán riêng về số công nhân tham gia vào công trình này, nhưng đa số nhất trí rằng Đại Kim Tự Tháp được thực hiện bởi gần 4.000 công nhân có tay nghề cao, như thợ khai thác đá, công nhân vận chuyển, thợ nề, với sự giúp sức của khoảng 16.000 – 20.000 thợ phụ, phụ trách làm đường dốc, trộn vữa, cung ứng thực phẩm, quần áo, nhiên liệu… Như vậy, tính tổng cộng số người tham gia vào công trình xây dựng Đại Kim Tự Tháp là khoảng 20.000 – 25.000 người, làm trong 20 năm hay lâu hơn nữa.         
Các nhà nghiên cứu ước tính số thợ trên được chia thành 2 lực lượng, một lực lượng lao động thường trực có hưởng lương khoảng 5.000 người, sống với vợ con cùng các thân nhân khác trong một ngôi làng được tổ chức chu đáo. Và một lực lượng lao động tạm thời 20.000 người, làm mỗi đợt ba hay bốn tháng, sống trong những trại ít quy củ hơn dọc theo làng kim tự tháp. Ngày nay, người ta tìm thấy một bức tường khổng lồ bằng đá vôi ngăn cách khu vực của người sống với “giang sơn” của người chết. Ngôi làng chính của những người thợ xây kim tự tháp nằm bên ngoài bức tường này, gần với ngôi đền của kim tự tháp. Điều đáng tiếc là phần lớn ngôi làng này hiện nằm bên dưới thị trấn Nazlet-es-Samman hiện đại, nên việc tiếp cận rất khó khăn.       
Ngày nay, các nhà khảo cổ học phát hiện một nghĩa trang dốc thoai thoải, nơi chôn cất đàn ông, đàn bà, trẻ con của ngôi làng kim tự tháp. Mồ mả của họ rất đa dạng, có cái hình kim tự tháp nhỏ, có cái hình kim tự tháp bậc thang, có cái là mộ vòm, thường được làm bằng những loại đá đắt tiền “mượn” từ vật liệu xây dựng kim tự tháp chính. Những ngôi mộ bằng đá vôi lớn hơn nằm trên đỉnh cao của phần dốc nghĩa trang là nơi chôn cất của những người có trách nhiệm quản lý việc điều hành xây dựng và những người cung ứng vật tư. Trong quá khứ, bọn trộm cướp kim tự tháp không để tâm đến những nghĩa trang loại này nên đến nay nhiều bộ hài cốt vẫn còn nguyên vẹn, cho phép các nhà khoa học tái hiện cuộc đời của những người đã sống, lao động và chết ởGiza.       
Trong số 600 bộ hài cốt được khảo sát ở nghĩa trang kim tự tháp, người ta nhận thấy gần 50% là phụ nữ, số trẻ em và trẻ sơ sinh cũng chiếm đến 23% tổng số, điều này dễ dàng cho phép kết luận là trong thời gian xây dựng kim tự tháp, những người thợ chính đã sống chung với vợ con họ ngay dưới bóng mát của ngôi mộ khổng lồ dành cho các pharaoh.       Ở các ngôi mộ của những người giám sát công trình có chứa những bản văn khắc miêu tả việc tổ chức và kiểm tra lực lượng lao động.
Chính nhưng bản văn này cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết về hệ thống xây dựng kim tự tháp. Chúng cho thấy việc sử dụng lao động tạm thời là giải pháp tiêu biểu của người Ai Cập đối với vấn đề hậu cần. Tại khu kim tự tháp Giza, lực lượng lao động được chia thành từng nhóm 2.000 người rồi tiếp tục phân thành những nhóm nhỏ 1.000 người, 200 người và dừng lại ở nhóm 20 người.      Những công nhân tạm thời của công trường xây dựng kim tự tháp sống trong những trại tạm bợ bên cạnh thị trấn. Tại đây, họ nhận được lương bổng dưới dạng khẩu phần thực phẩm. Tiêu chuẩn dưới thời vương quốc cổ (2686-2181 trước Công nguyên) dành cho một công nhân là 10 ổ bánh mì và một vại bia mỗi ngày.        
Những viên chức giám sát công trình và những người hưởng quy chế cao hơn nhận được hàng trăm ổ bánh mì và nhiều vại bia một ngày. Đây là những thực phẩm không thể cất trữ lâu nên theo các nhà nghiên cứu, chúng sẽ được bán ra thị trường, đổi lấy những sản phẩm khác hoặc tiền. Trong mọi trường hợp, một thị trấn kim tự tháp cũng giống như mọi thị trấn Ai Cập khác, sẽ sớm phát triển nền kinh tế riêng của nó.        Những công nhân tạm thời khi chết tại hiện trường lao động sẽ được chôn cất cùng những dụng cụ họ đã mua sắm. Trong việc khảo sát, các nhà khảo cổ nhận thấy mộ của họ được chôn lấp vội vã và có dáng vẻ nghèo nàn so với mộ của những công nhân lao động thường trực. Ở phía nam thị trấn kim tự tháp, người ta phát hiện một khu công nghiệp chia thành nhiều khối hoặc hành lang cách nhau bởi những con đường lát đá được lắp đặt cống thoát nước và có cả nhà của một số công nhân.
Mark Lehner đã phát hiện một nhà máy sản xuất đồng, hai cơ sở làm bánh có đủ khuôn để nướng hàng trăm ổ bánh mì cùng một lúc và một dụng cụ làm cá với những chất thừa còn lại của hàng nghìn con cá. Đây là lượng thực phẩm lớn dành cho nhiều người, cho dù đến nay, Lehner vẫn chưa tìm ra dấu vết của một nhà kho hay nơi lưu trữ dụng cụ, thực phẩm nào. Xương súc vật được tìm thấy ở thị trấn kim tự tháp cùng những khu vực gần đó xuất phát từ các loài vịt, cừu, lợn… Chúng có thể được nuôi trong nhà, trong xưởng thợ của thị trấn kim tự tháp, nhưng những loại gia súc cao cấp khác như bò có thể được nuôi trên những đồng cỏ rộng và chở đến thị trấn.         
Sau khi đối chiếu các mẫu phân tử ADN trích từ hài cốt công nhân xây dựng kim tự tháp với các mẫu lấy từ cư dân Ai Cập đương đại, tiến sĩ Mopamia thuộc trường Y khoa Đại học Cairo đưa ra giả thuyết rằng kim tự tháp Kufu là một dự án mang tầm cỡ quốc gia, với số công nhân đến từ khắp đất nước Ai Cập. Tất nhiên, nhà nữ khoa học này không tìm thấy dấu vết nào của những người xa lạ, thậm chí người liên hành tinh như lời truyền tụng của nhiều người. Về mặt thực tế, kim tự tháp vừa là một dự án huấn luyện khổng lồ, vừa là một nguồn “Ai Cập hoá”. Công nhân rời bỏ những cộng đồng chỉ có 50 hay 100 người, đến sinh sống và làm việc trong một thị trấn có đến 15.000 người hay nhiều hơn nữa. Họ quay về quê nhà với những kỹ năng mới, một cái nhìn rộng rãi hơn và một cảm nghĩ về quốc gia mới mẻ hơn. Việc trả lương cho họ, dù dưới dạng khẩu phần ăn, cũng là một                      alt  alt         
hình thức tái phân lợi tức có tầm cỡ quốc gia.  Có thể nói trong thời Ai Cập cổ, hầu hết các gia đình đều trực tiếp hay gián tiếp có liên hệ đến việc xây dựng các kim tự tháp. Tuy nhiên, khác với giả thuyết của Herodotus cho đó là những nô lệ bị áp bức, Lehner và Hawass gợi ý rằng họ có thể là những người tình nguyện. Hawass cho là biểu tượng kim tự tháp có đủ sức mạnh tinh thần tình nguyện vì lợi ích quốc gia. Mark Lehner còn đi xa hơn, so sánh việc xây dựng kim tự tháp với việc thiết lập kho thóc của giáo phái Amish ở Mỹ, dựa trên tinh thần tự nguyện. Đó phải chăng là một phát hiện mới liên quan đến chế độ lao động của những người tham gia xây dựng những công trình vĩ đại của Ai Cập nói riêng và toàn nhân loại nói chung ?  (Nguồn Hoa Khá- theo Khoa học)
Bài 3. Số lượng Kim tự tháp:  Tính tới năm 2008, người ta đã phát hiện ra tổng cộng 138 kim tự tháp ở Ai Cập, phần lớn được xây dựng như lăng mộ cho các vị pharaoh. Người Ai Cập cổ đại tin rằng khi qua đời, pharaoh trở thành Osiris, vua của người chết. Pharaoh mới trở thành Horus, vị thần của thiên đàng và người bảo vệ thần Mặt trời. Tuy nhiên một phần linh hồn của pharaoh đã chết, gọi là ka, vẫn duy trì trong thể xác của vua.
Người ta tin rằng nếu phần xác không được chăm sóc cẩn thận, pharaoh quá cố sẽ không thể cai quản cõi âm. Nếu như vậy, trật tự sẽ bị phá vỡ và thảm họa rơi xuống đất nước Ai Cập. Để ngăn chặn thảm họa, các pharaoh được ướp xác và chôn cất trong những nhà mồ lớn (mastaba) để bảo toàn thi thể.Kim tự tháp Ai Cập đầu tiên ra đời là sản phẩm sáng tạo của kiến trúc sư Imhotep. Ông đã muốn xây một nhà mồ đặc biệt cho pharaoh Djoser bằng cách xếp chồng 6 nhà mồ lên nhau, với kích cỡ thu nhỏ dần khi lên tới đỉnh. Kết quả là sự ra đời của kim tự tháp bậc thang Djoser.
Ngoài công trình này, ở Meidum và Dashur còn có những kim tự tháp gồm 3 bậc. Dựa vào chúng, những người Ai Cập sau này đã phát triển thành kim tự tháp trơn, tiêu biểu nhất là quần thể kim tự tháp ở Giza. Quần thể này bao gồm 3 kim tự tháp lớn, 1 con nhân sư, 6 kim tự tháp nhỏ, một số đền đài và 400 mastaba.
Ba kim tự tháp lớn là Kheops (hay kim tự tháp lớn tại Giza), Khafre và Mykerinos thuộc về các nhà vua của Vương triều thứ 4; những kim tự tháp nhỏ hơn là của các hoàng hậu cùng thời. Kheops hiện là kim tự tháp lớn nhất của Ai Cập. Nó cũng là một trong 7 kỳ quan thế giới thời cổ đại còn tồn tại tới ngày nay. (Tường Linh)

1 nhận xét:

  1. Ngày nay với sự phát triển làm ăn trong kinh tế, sự tín ngưỡng và thờ phụng các phật đã được mọi người dân luôn chăm lo và nghĩ tới, nhiều nơi hẻo lánh, nơi thường xảy ra tan nạn, ... được người dân dựng lên những am thờ, miếu với mục đích cầu mong sự bình an che chở của các thần linh am thờ

    Trả lờiXóa