Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Ai Cập cổ đại: kim tự tháp, phần 2

1. Kiến Trúc Hùng Vĩ của Ai Cập Cổ Đại
Nhà nước Ai Cập cổ đại là một trong những nhà nước ra đời sớm nhất ở lưu vực sông Nil vùng đông bắc châu Phi. Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh cổ xưa nhất và rực rỡ nhất của nhân loại.
Người Ai Cập cổ đại có tục lệ ướp xác, tạo thành các "momi" và chôn chúng trong những ngôi mộ đồ sộ là Mastaba và Kim tự tháp. Mastaba là lăng mộ của tầng lớp quý tộc, là một khối xây bằng đá, có mặt cắt hình thang, mặt bằng hình chữ nhật. Trong Mastaba có ba phòng: sảnh, phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Từ mặt trên của Mastaba người ta đào một giếng hình tròn hoặc hình vuông, sâu đến khoảng 30 m. Đáy giếng thông sang một hành lang rồi đến phòng mai táng (nơi để quan tài). Sau khi chôn người chết, giếng được lấp kín. Ở Ai Cập còn tìm thấy nhiều nơi có dấu vết của các khu vực có Masataba như khu lăng mộ vua chúa ở Memphis, xây dựng ở vương triều thứ ba, khoảng thế kỷ 18 trước Công nguyên. Loại hình kiến trúc này là nguồn gốc ban đầu của các Kim tự tháp.
Kt_nevanminh_aicap2
Kt_nevanminh_aicap3
Một trong những Kim tự tháp lớn xuất hiện đầu tiên là Kim tự tháp Djoser. Nó có đáy hình chữ nhật, hai cạnh dài 126 m và 106 m, cao 60 m, có 6 bậc, các tầng thu nhỏ về phía trên. Công trình này do Imhotep chỉ đạo xây dựng. Ông là một vị quan đầu triều của nhà vua vương triều thứ 3, năm 2770 trước Công nguyên. Ngoài Kim tự tháp này còn có Kim tự tháp ở Meidum và ở Dashur là những loại có ba bậc cấp.
kim_tu_thap2
Sau này, chúng được nghiên cứu và phát triển thành Kim tự tháp trơn, tiêu biểu nhất là quần thể Kim tự tháp ở Giza. Quần thể này bao gồm ba Kim tự tháp lớn, một con nhân sư Sphinx, 6 Kim tự tháp nhỏ, một số đền đài và 400 Mastaba. Ba Kim tự tháp trên là: Kim tự tháp Kheops (hay Kim tự tháp lớn tại Giza), Kim tự tháp Khephren và Kim tự tháp Mykerinos. Các Kim tự tháp này mang tên các nhà vua của Vương triều thứ 4; các kim tự tháp nhỏ hơn là của các hoàng hậu cùng thời. Vật liệu xây dựng tháp là đá vôi được khai thác tại chỗ, bên ngoài được phủ lớp đá vôi trắng nhẵn bóng, lấy từ các mỏ đá ở Tourah, trên hữu ngạn sông Nil, lớp phủ này ngày nay đã bị tróc mất.

2. Huyền bí pho tượng Nhân sư - Ai Cập

Tượng Sphinx (Xphanh) nằm ở sa mạc Ai Cập cách thủ đô Cairo khoảng 8 dặm, được người xưa dùng để canh gác ba kim tự tháp lớn ở Gizah. Đó là một quái vật tạc bằng đá, đầu người mình sư tử với những chân có vuốt trải ra phía trước.

Hình tượng chạm trổ sơ sài nhưng đầu lại được tạc một cách rất công phu. Đôi mắt đầy vẻ bí hiểm và có cái nhìn không ai có thể giải thích nổi. Mắt con Sphinx nhìn chằm chằm ra phía sa mạc với cái vẻ kênh kiệu khó hiểu.
Tượng cao hơn 18 mét và trải dài tới 57 mét, mặt có bề ngang 5 mét, tại 1,57 mét, mũi 1,7mét. Người ta cho rằng tượng Sphinx đã tồn tại ít nhất 5.000 năm nay!
Tại sao lại xây dựng tượng này? Một bằng chứng mà ta có được xuất phát từ việc tìm thấy một am thờ nằm giữa những cái chân của quái vật này. Am thờ nhỏ này có bút tích của hai vị hoàng đế cổ Ai Cập. Hai vị giải thích rằng tượng Sphinx biểu thị một trong những hình dạng của thần Mặt trời Harmachis. Và hai vị còn nói rằng mục đích làm tượng Sphinx là để xua đuổi tất cả những điều bạo ác, tội lỗi khỏi khu nghĩa địa quanh kim tự tháp.
Ở Ai Cập có nhiều tượng Sphinx, ngoài tượng Sphinx lớn ở Gizah. Đầu tượng biểu thị các vị hoàng đế. Trong các sách thánh của người Ai Cập, Sphinx có nghĩa là “vua chúa”.
Đối với các tôn giáo nguyên thủy ở Ai Cập cũng như ở các nơi khác, nhà vua được coi là sức mạnh và sự khôn ngoan của nhiều con thú bằng cách khoác cái lốt của chúng. Vì vậy người Ai Cập đã chạm các vị thần và các vị hoàng đế của họ nửa người, nửa thú.
Quan niệm về Sphinx đã từ Ai Cập truyền tới các nền văn minh khác, chẳng hạn như Assyria và Hy Lạp. Ở các vùng này, Sphinx thường có thêm cánh. Ở Assyria Sphinx thường là đàn ông, nhưng ở Hy Lạp Sphinx lại có đầu đàn bà.
Người Hy Lạp có một câu chuyện truyền thuyết về Sphinx như sau: Sphinx sống trên một tảng đá và giết bất cứ người nào đi qua mà không trả lời được câu đố sau đây: “Cái gì đã đi bằng bốn chân vào buổi sáng, đi bằng hai chân vào buổi trưa, đi bằng ba chân vào ban đêm?”. Ocdipus trả lời rằng đó là con người, bò bằng cả bốn chân tay khi là đứa trẻ, đi thẳng người trên hai chân khi là người lớn và đi với cây gậy khi đã già.
Đó là câu trả lời đúng, do đó con Sphinx điên tiết lên đã lao từ trên tảng đá xuống và chết.
Theo Di sản thế giới

3. Pho tượng Nhân Sư - Công trình đã tồn tại ít nhất 5000 năm ở Ai Cập
NTO - Nhân sư là một nhân vật thần thoại biến thái động vật được thể hiện như một con sư tử nằm với một cái đầu người. Nó có nguồn gốc từ các nhân vật điêu khắc thời Cổ Vương quốc Ai Cập, được người Hy Lạp cổ đại gọi bằng cái tên riêng của họ cho một quái vật nữ, "kẻ bóp cổ", một nhân vật cổ của thần thoại Hy Lạp. Các nhân vật tương tự xuất hiện trên khắp Nam và Đông Nam Á.
Trong nghệ thuật trang trí Châu Âu, hình tượng nhân sư đã được khôi phục mạnh từ thời Phục Hưng về sau. Tượng Sphinx nằm ở sa mạc Ai Cập, cách thủ đô Cairo khoảng tám dặm, được người xưa dùng để canh gác ba kim tự tháp lớn ở Gizah. Đó là một quái vật tạc bằng đá, đầu người mình sư tử với những chân có vuốt trải ra phía trước. Hình tượng chạm trổ sơ sài nhưng đầu lại được tạc một cách rất công phu. Đôi mắt đầy vẻ bí hiểm và có cái nhìn không ai có thể giải thích nổi. Mắt con Sphinx nhìn chằm chằm ra phía sa mạc với cái vẻ kênh kiệu khó hiểu.

Tượng cao hơn 18m và trải dài tới 57m, mặt có bề ngang 5m, tai 1,57m, mũi 1,7m. Người ta cho rằng tượng Sphinx đã tồn tại ít nhất 5.000 năm nay. Tại sao lại thiết kế tượng này ? Một bằng chứng mà ta có được xuất phát từ việc tìm thấy một am thờ nằm giữa những cái chân của quái vật này. Am thờ nhỏ này có bút tích của hai vị hoàng đế cổ Ai Cập. Hai vị giải thích rằng tượng Sphinx biểu thị một trong những hình dạng của thần mặt trời Harmachis. Hai vị còn nói rằng mục đích làm tượng Sphinx là để xua đuổi tất cả những điều bạo ác, tội lỗi khỏi khu nghĩa địa quanh kim tự tháp.
Ở Ai Cập có nhiều tượng Sphinx, ngoài tượng Sphinx lớn ở Gizah. Đầu tượng biểu thị các vị hoàng đế. Trong các sách thánh của người Ai Cập, Sphinx có nghĩa là “vua chúa”. Đối với các tôn giáo nguyên thủy ở Ai Cập cũng như ở các nơi khác, nhà vua được coi là sức mạnh và sự khôn ngoan của nhiều con thú bằng cách khoác cái lốt của chúng. Vì vậy người Ai Cập đã chạm các vị thần và các vị hoàng đế của họ nửa người, nửa thú. Quan niệm về Sphinx đã từ Ai Cập truyền tới các nền văn minh khác, chẳng hạn như Assyria và Hi Lạp. Ở các vùng này, Sphinx thường có thêm cánh.
Ở Assyria Sphinx thường là đàn ông, nhưng ở Hi Lạp Sphinx lại có đầu đàn bà. Người Hi Lạp có một câu chuyện truyền thuyết về Sphinx như sau: Sphinx sống trên một tảng đá và giết bất cứ người nào đi qua mà không trả lời được câu đố sau đây: “Cái gì đi bằng bốn chân vào buổi sáng, đi bằng hai chân vào buổi trưa, đi bằng ba chân vào ban đêm ?”. Ocdipus trả lời rằng đó là con người, bò bằng cả bốn chân tay khi là đứa trẻ, đi thẳng người trên hai chân khi là người lớn và đi với cây gậy khi đã già. Đó là câu trả lời đúng, do đó con Sphinx điên tiết lên đã lao từ trên tảng đá xuống và chết. Có nguồn khác thì cho rằng do Sphinx là học trò của nữ thần thông thái, nữ thần từng phán rằng, nếu ai giải được câu đố của Sphinx thì Sphinx sẽ phải chết!
heo nghiên cứu mới đây của các chuyên gia, nhiều khả năng ban đầu tượng Nhân sư có gương mặt sư tử và niên đại của nó lâu đời hơn so với giả thuyết trước đây.
Nhân sư mang đầu sư tử chứ không phải Pharaoh?
Cho đến nay, nguồn gốc của bức tượng Nhân sư vẫn là một trong những điều huyền bí nhất của lịch sử. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy, ban đầu bức tượng này không mang gương mặt của một Pharaoh. Tọa lạc trên cao nguyên Giza trên bờ tây sông Nile, gần thủ đô Cairo, Nhân sư là bức tượng đầu người, mình sư tử ngồi. Đây là bức tượng làm bằng đá nguyên khối lớn nhất thế giới, cao 72,3m. Nhiều người tin rằng bức tượng này được người Ai Cập cổ đại làm vào thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên và là công trình điêu khắc nổi tiếng lâu đời nhất.
Tượng nhân sư còn tồn tại tới ngày nay
Dựa vào các dữ liệu tìm được, các chuyên gia hiệu quả hình ảnh đã tạo nên những hình ảnh kỹ thuật số cho thấy nhiều khả năng tượng Nhân sư còn lâu đời hơn cả các kim tự tháp. Nhà địa chất Anh Colin Reader cho rằng Nhân sư không chỉ lâu đời hơn so với giả thuyết trước, mà ban đầu còn có gương mặt hoàn toàn khác. Nhiều nhà Ai Cập học nghiên cứu tượng Nhân sư trong hơn 200 năm qua tranh cãi, tượng được làm ngay sau khi kim tự tháp đầu tiên được xây dựng khoảng cách đây 4.500 năm.
Nhưng nghiên cứu của ông Reader lại khẳng định, sự xói mòn của nước mưa ở xung quanh tượng cho thấy bức nó được làm trước cả kim tự tháp Giza. Ông Reader khẳng định, trên cao nguyên Giza có một cung điện chìm và điều đó cho thấy khu vực này có những hoạt động diễn ra trước khi xây dựng các kim tự tháp. Phong cách của Nhân sư cho thấy công trình điêu khắc này còn lâu đời hơn cả những ngôi mộ khác trong khu vực. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra thân tượng và đầu không cân xứng về tỷ lệ nên họ khẳng định ban đầu tượng không mang hình một Pharaoh. Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng thời kỳ đầu tượng Nhân sư có đầu sư tử.
Đối với người Ai Cập cổ xưa thì sư tử tượng trưng cho quyền lực còn mạnh mẽ hơn cả gương mặt người. Do công trình điêu khắc mang thân hình của sư tử nên các chuyên gia lại càng tin vào kết luận của mình. Hầu hết các nhà Ai Cập học đều cho rằng, Nhân sư tượng trưng cho chân dung của Vua Khafra. Nhiều người thì lại nghĩ Djadefre, anh trai của Khafra, đã cho làm tượng Nhân sư nhằm tôn vinh cha mình là Khufu. Công trình điêu khắc này được tiến hành vào khoảng năm 2550 - 2450 trước Công nguyên. Tuy nhiên, chứng cứ gắn kết tượng Nhân sư với Khafa không nhiều nên điều này chỉ mang tính suy diễn và khá mơ hồ.

Nhà địa chất Robert Schoch thì khẳng định, tượng Nhân sư chắc chắc lâu đời hơn so với suy nghĩ hiện nay sau khi tiến hành điều tra từ thập niên 1990. Ông cho rằng sự phong hóa trên mình tượng và đường mòn xung quanh bức tượng chứng tỏ nó bị nước xói mòn trong một thời gian dài. Ai Cập chứng kiến thời kỳ mưa to cuối cùng là vào cuối thiên niên kỷ thứ 4 và đầu thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
Dựa vào đó, ông Schoch khẳng định niên đại của công trình này là khoảng thiên niên kỷ thứ 6 và đầu thiên niên kỷ thứ 5 - sớm hơn ít nhất là 2.000 năm so với giả thuyết trước và như vậy là sớm hơn 1.500 năm so với thời kỳ hình thành nền văn minh Ai Cập. Hình ảnh tái tạo kỹ thuật số cho thấy tượng Nhân sư với gương mặt của sư tử. Chân và đầu của tượng Nhân sư bị xói mòi, điều đó cho thấy bức tượng có thể to hơn và được làm sớm hơn so với suy nghĩ trước đây. Không đồng tình với ông Schoch, nhà địa chất Anh Colin Reader lại cho rằng tượng Nhân sư chỉ sớm hơn vài trăm năm so với giả thuyết trước đây khi vẫn người ta cho rằng tượng là một sản phẩm trong Triều đại Đầu tiên của Ai Cập (3050 - 2850 trước Công nguyên).
Về cơ bản, nhà địa chất David Coxill cũng đồng tình với những phát hiện của ông Schoch, nhưng giống như Reader, ông Coxill cũng có quan điểm khá bảo thủ về niên đại của tượng Nhân sư. Cả Schoch và Reader đều đưa ra kết luận không chỉ với tượng Nhân sư và hàng rào xung quanh, mà còn tính toán đến những đặc điểm thời tiết khác từ những công trình như đền Nhân sư trên cao nguyên Giza - nơi phù hợp với thời điểm mà bức tượng Nhân sư được làm. Nhưng do các kết luận này lại đẩy niên đại của tượng lên trước cả các công trình lớn nên giả thuyết này không được các nhà Ai Cập học chủ đạo chấp nhận.
(NTO.vn tổng hợp



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét