Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

tư liệu về chế độ công xã nguyên thủy, phần 1


1. LỊCH SỬ CHẾ ÐỘ CÔNG XÃ NGUYÊN THỦY TRÊN THẾ GIỚI

I. SỰ XUẤT HIỆN CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI

1.Tác dụng của lao động trong quá trình biến hóa từ vượn đến người


Căn cứ vào những thành tựu nghiên cứu của các ngành địa chất học, cổ sinh vật học và khảo cổ học, chúng ta biết rằng ở thời đại tối cổ, trên trái đất chưa có loài người. Sự xuất hiện loài người trên trái đất là, do sự tiến hóa của các giống động vật từ thấp lên cao. Bản thân loài người là một giống động vật cao cấp nhất. Chân lý ấy mãi đến thế kỷ XIX mới được nhà sinh vật học người Pháp Lamarck phát hiện ra.

Tiếp theo đó, ở Anh lại có nhà sinh vật học nổi tiếng Darwin ông khẳng định rằng: người là do một loài vượn cổ biến hóa thành. Tổ tiên của loài người là một loài vượn ngày xưa đã sớm tuyệt chủng. Tác phẩm naỳ lúc mới ra đời bị nhiều người công kích kịch liệt. Lamarck và Darwin đã vạch ra một cách đúng đắn nguồn gốc loài người vẫn chưa giải quýêt một cách thỏa đáng vấn đề vươn tiến lên người như thế nào? Bởi vậy phải đợi đến F.Ăng-ghen, chúng ta mới có được câu trả lới. 

Ăng-ghen đã nêu cho chúng ta thấy động lực chân chính của sự biến hóa từ vượn đến người là lao động. Ông khẳng định: chính lao động đã sáng tạo ra bản thân con người. 

2. Những bằng chứng khoa học về nguồn gốc của loài người

Quá trình từ vượn tiến lên người phát sinh từ lúc nào? Ở nơi nào? Ðối với vấn đề này, các nhà nhân loại học và khảo cổ học chưa đi đến một kết luận thật dứt khoát, nhưng theo sự suy đoán chung thì như sau: 
Ba,bốn triệu năm về trước, ở miền rừng nhiệt đới châu Á và châu Phi, đã từng sinh sống một loài vượn cổ gọi là driopithèque, tổ tiên chung của loài người và loài vượn. Việc phát hiện ra xương hóa thạch của vượn driopithèque đã chứng minh một cách hùng hồn giả thuyết khoa học của Ða-uyn về nguồn gốc loài người là từ một loài vượn cổ mà ra, bởi vì lần đầu tiên nó cho ta một khái niệm cụ thể về hình dáng thực của loài vượn cổ, tổ tiên của loài người. Nhưng việc có ý nghĩa khoa học lớn hơn và gây hứng thú nhiều hơn đối với vấn đề tìm hiểu nguồn gốc loài người là việc phát hiện ở Nam Phi di cốt của một loài vượn cổ, gần với người hơn bất cứ loài vượn hình ngườinào màkhoa học đã biết đến, gọi là vượn Phương Nam (Australopithèque). Ðặc điểm chủ yếu của loài vượn cổ này đã biết đi hai chân theo tư thế thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng, và đã biết dùng hai tay làm những động tác cầm nắm, vì loài vượn cao cấp này đã chuyển từ cuộc sống leo trèo trên cây đến cuộc sống trên mặt đất, và đang trong quá trình tách khỏi giới động vật. 

Các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật, và tìm thấy ngày càng nhiều xương hóa thạch của nhiều giống loài vượn, tổ tiên trực tiếp của người hiện nay: người vượn Ja-va, người vượn Bắc-Kinh, người Heidelberg, người Néanderthal, người Cro-Magnon, người Sơn Ðỉnh Ðộng, v.v... 

II. BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY VÀ SỰ XUẤT HIỆN CHẾ ÐỘ THỊ TỘC

1.Bầy người nguyên thủy ở thời đại đồ đa cũ sơ kỳ 


Việc tìm được những di cốt hóa thạch của người Pithécanthropus cũng gọi là người vượn Ja-va phát triển cao hơn loài vượn Phương Nam là một thành tựu lớn của nền khoa học cuối thế kỷ XIX. Người vượn Ja-va, được coi là người nguyên thủy cổ nhất mà người ta được biết, là do một bác sĩ người Hà Lan tên là (E.Dubois) phát hiện, trên đảo Ja-va (Inđonesia) vào những năm 1891- 1893. 

Giống người vượn trung gian kế tiếp người Pithécanthropus là người Sinanthropus cũng gọi là người vượn Trung Quốc hay người vượn Bắc Kinh do nhà khảo cổ học người Trung Quốc Bùi Văn Trung phát hiện từ năm 1921 ở vùng Chu-khẩu-điếm, phía tây nam Bắc Kinh. 

Người Heiđelberg được phát hiện năm 1907 ở vùng Heiđelberg (Tây Ðức) cũng là một giống người vượn gần gũi với người Bắc Kinh và là một trong những giống người xưa nhất sống ở lục địa Châu Âu. 

Ở thời kỳ bầy người nguyên thủy, công cụ lao động tiêu biểu là những hòn đá cuội được ghè đẽo qua loa, hình dáng rất thô kệch, những mảnh tước tách từ hạch đá, những chiếc rìu tay hình bầu dục hoặc hình hạnh nhân. Kỹ thuật chế tác công cụ rất thô sơ. Năng suất lao động rất thấp kém. Nạn đói thường xuyên đe dọa. 

2. Sự xuất hiện người kiểu hiện đại và sự hình thành xã hội thị tộc mẫu hệ ở thời đại đồ đá cũ hậu kỳ

Thời kỳ bầy người nguyên thuỷ tương đương với thời đại đồ đá cũ sơ kỳ, thời sinh sống của các giống người vượn Heiđelberg, Sinanthropus Néanđerthaal. Bước sang thời đại đồ đá cũ hậu kỳ thì có thể nói quá trình biến hóa từ vượn đến người đã kết thúc. Lúc bấy giờ đã xuất hiện người kiểu hiện đại-cũng gọi là người khôn ngoan hay người homo-sapien - hoàn tòan giống với người ở thời đại chúng tavề cấu tạo cơ thể củng như về hình dáng bên ngoài. 

Thời kỳ xuất hiện người kiểu hiện đại cũng là thời kỳ bắt đầu hình thành các chủng tộc do những điều kiện thiên nhiên của cuộc sống của con người trong thời đại nguyên thuỷ và do sự cư trú phân tán của họ trên trái đất tạo nên. 

Qua sự nghiên cưú của các nhà nhân loại học ,người ta phân biệt ba chủng tộc lớn: 

Ðại chủng tộc Australo-Negoit hay đại chủng Xích đạo ,ví như những người da đen châu Phi ,những người thổ dân châu Ðại dương 

Ðại chủng tộc Ơrôpêoit hay đại chủng Âu-Á , ví như các dân tộc ở châu Âu, Bắc phi, Tiền Á, Bắc Ấn... 

Ðại chủng tộc Mongoloit hay đại chủng Á-Mỹ, ví như các dân tộc ở Trung Á, Bắc Á, Ðông Á và Nam Á,thổ dân châu Mỹ người In-đi-an. 

Sau hậu ky thời đại đồ đá cũ, loài người đã tiến thêm một bước dài hơn. Những di tích khảo cổ học thuộc thời kỳ này chứng tỏ một trạng thái phát triển mạnh mẽ về mọi mặt: kỹ thuật sản xuất, sinh hoạt kinh tế, tổ chức xã hội và hình thái ý thức. 

Lúc này do yêu cầu phát triển của sức sản xuất, bầy người nguyên thủy với mối quan hệ lỏng lẻo, không bền vững cuả nó được thay thế bằng tổ chức xã hội chặt chẽ hơn, ổn định hơn: tổ chức công xã thị tộc ra đời. Công xã thị tộc là một tập đoàn lớn hơn, đông hơn bầy người nguyên thủy, có thể gồm vài chục đến vài trăm người, sống thành từng gia đình, gồm lớp cha mẹ và con cái, anh chị em ruột thịt. Nhiều thị tộc có quan hệ dòng máu xa gần hợp thành một bộ lạc. 

III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ÐỘ THỊ TỘC MẪU HỆ Ở THỜI KỲ ÐỒ ÐÁ MỚI.

1. Sự phát triển của công cụ lao động và sự xuất hiện nghề chăn nuôi và nghề nông nguyên thuỷ


Sang thời đại đồ đá mới (khoảng 6000 năm trước công nguyên), con người hoàn toàn sống trong những điều kiện khí hậu, động vật và thực vật của thời hiện đại. Bên cạnh các công cụ đồ đá ghè đẽo của thời đại trước, công cụ lao động tiêu biểu cho thời đại này là với kỹ thuật mài nhẵn. Ngoài ra, kỹ thuật khoan lỗ và cưa cũng đã có . Thời đại đồ đá mới cũng được đánh dấu bằng sự xuất hiện hai ngành tiểu công nghệ đầu tiên của loài người là nghề làm đồ gốm nghề dệt vải. Bên cạnh các nghề săn bắn, đánh cá và hái lượm, người thời đại đồ đá mới bắt đầu biết và nông nghiệp dùng cuốc. Ðiều này càng củng cố thêm sự và nữ đã có từ thời đại đồ đá cũ . Săn bắn và chăn nuôi là công việc của người đàn ông. Người đàn bà lo việc hái lượm ,trồng trọt, chăm nom công việc gia đình, trong đó có việc làm đồ gốm và dệt vải . 

2. Sự phát triển của chế độ công xã thị tộc mẫu hệ


Chế độ mẫu quyền là một giai đoạn phát triển lịch sử mà tất cả các dân tộc trên thế giới đều đã kinh qua. Nó đã tồn tại trong một thời gian rất dài . (khoảng từ 6 .000 đến 4.000 năm trước công nguyên ) . Người ta thường phân chia chế độ mẫu quyền thành hai thời kỳ khác nhau: và. Chế độ mẫu quyền tảo kỳ tồn tại từ hậu kỳ thời đại đồ đá cũ đến sơ kỳ thời đại đồ đá mới ,dựa trên kinh tế và nguyên thủy . Chế độ mẫu quyền phát triển tồn tại ở trung kỳ thời đại đồ đá mới.Lúc này người ta đã biết chăn nuôi gia súc và đã tiến tới nông nghiệp dùng cuốc. Chính nông nghiệp đã xác lập địa vị và vai trò trọng yếu của người đàn bà trong nền sản xuất xã hội lúc bấy giờ. 

3. Hinh thái ý thức của xã hội nguyên thủy

Hình thái ý thức đầu tiên của loài người có thê ø nói là ngôn ngữ. Trên đây, chúng ta đã nói tư duy và ngôn ngữ sinh ra và phát triển gắn liền với việc tiến hành lao động tập thể 

Tôn giáo cũng là một hình thái ý thức nảy sinh dưới chế độ công xã nguyên thủy, vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ. Lúc ấy, lao động sản xuất còn ở trình độ rất thấp kém. Con người cảm thấy mình bất lực trước thiên nhiên, sinh lòng mê tín thần linh, ma quỷ. Ðó chính là nguồn gốc và cơ sở của tôn giáo 

Nghệ thuật cũng là một hình thái ý thức xã hội nảy sinh ở thời đại nguyên thủy, vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ. Nguồn gốc chung của nghệ thuật nguyên thủy là thực tiển lao động sản xuất của con người. Nó là hình thức biểu hiện nhận thức, tình cảm và tư tưởng của con người qua thực tiễn lao động, chứ không phải hoàn toàn về mục đích thẩm mỹ, vì nghệ thuật mà có sáng tác nghệ thuật. Nghệ thuật thời đó chỉ là do yêu cầu của đời sống thực tế mà có. Mục đích của nó là nhằm phục vụ sản xuất. Hội họa, điêu khắc, âm nhạc, ca hát, nhảy múa, trang sức, v.v...đều gắn chặt với sinh hoạt tập thể của mọi thành viên trong thị tộc. 

IV. SỰ TAN RÃ CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY VÀ SỰ HÌNH THÀNH XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP

1. Sự xuất hiện đồ kim loại. Sự phát triển của nghề chăn nuôi và nông nghiệp, của thủ công nghiệp và thương nghiệp


Trong suốt một thời gian rất dài, công cụ lao động của loài người chủ yếu là đồ đá. Công cụ đồ đá dù mỗi ngày một cải tiến, song cũng không đem lại năng suất lao động cao được. Về sau người ta phát hiện ra được kim loại. Công cụ làm bằng kim loại, lúc đầu là đồng nguyên chất, về sau là đồng thau, đem lại một năng suất không cao hơn hẳn so với công cụ đồ đá. 

Công cụ đồ đá đồng xuất hiện vào khoảng đầu niên kỷ IV trước công nguyên. Nhưng nó không loại trừ công cụ đồ đá, mà ngược lại, công cụ đồ đá mới vẫn tiếp tục phát triển. Vì thế, người ta cũng gọi thời kỳ này là thời kỳ đá, đồng. Hầu hết các bộ lạc châu Á, châu Âu và Bắc Phi đều có trải qua thời kỳ đá, đồng. 

Công cụ bằng sắt, xuất hiện và phát trển tương đối muộn, vào cuối thiên niên kỷ II, đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên. Sắt có ưu thế rất lớn so với đồng.Sắt rất sẵn, người ta tìm thấy sắt ở nhiều nơi, sắt lại rất cứng, nếu thời kỳ đồ đồng thau chưa hoàn toàn loại trừ đồ đá, thì thời kỳ đồ sắt đã hoàn toàn loại trừ đồ đá và tiến tới loại trừ cả đồ đồng trong lĩnh vực công cụ sản xuất 

Từ cuối thời kỳ đồ đồng bước sang thời kỳ đồ sắt, đã diễn ra sự phân công xã hội lớn lần thứ hai giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. 

Việc trao đổi sản phẩm giữa các bộ lạc chăn nuôi, nông nghiệp và thủ công nghiệp đã trở nên thường xuyên và đều đặn. Nền sản xuất để trao đổi đã ra đời thì đồng thời thương nghiệp cũng xuất hiện, không những trong nội bộ thị tộc và bộ lạc mà cả với bên ngoài nữa. 

Do sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp, những thành thị cổ đại, trung tâm của bộ lạc hoặc của liên minh bộ lạc, nơi tập trung sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp, bắt đầu xuất hiện và đối lập với nông dân.Bấy giờ loài người đã đứng trước ngưỡng cửa của thời đại văn minh, thời đại xã hội phân chia thành giai cấp và nhà nước ra đời. 

2. Sự chuyển biến từ chế độ công xã thị tộc mẫu hệ sang chế độ công xã thi tộc phụ hệ


Như trên đây đã nói, chế độ mẫu hệ chỉ tồn tại trên cơ sở một trình độ phát triển kinh tế và xã hội còn thấp kém. Sự phát triển cao hơn của nền sản xuất xã hội ở thời đại đồ kim loại đã đem lại những biến đổi mới trong xã hội và thay đổi địa vị của người phụ nữ. 

Việc này xảy ra trước tiên ở các bộ lạc chăn nuôi. Việc chăn nuôi phát triển đã làm tăng thêm của cải cho gia đình và cho thị tộc, đời sống do đó được cải thiện nhiều hơn trước. Từ săn bắn sang chăn nuôi, công việc vẫn do đàn ông đảm nhiệm. So với kinh tế người đàn ông thì lúc này kinh tế của người đàn bà trở nên kém quan trọng. Người đàn ông bắt đầu có nhận thức về sự mâu thuẫn giữa địa vị thấp kém của mình với công lao ngày càng lớn của mình trong gia đình và thị tộc. Muốn giải quyết mâu thuẫn đó, chỉ cần xóa bỏ huyết tộc theo họ mẹ và thừa kế mẹ,ü xác lập huyết tộc theo họ cha và quyền thừa kế cha. Chế độ mẫu quyền dần dần chuyển thành chế độ phụ quyền. 

Chế độ hôn nhân đối mẫu đã chuyển sang chế độ gia đình một vợ một chồng. Quá trình hình thành gia đình một vợ một chồng lại gắn liền với quá trình phát sinh chế độ tư hữu, với quá trình phân hoá xã hội thành giai cấp. 

3. Sự phát sinh chế độ nô lệ. Sự xuất hiện chế độ tư hưũ

Như đã nói trên, dưới chế độ cộng sản nguyên thủy, không có sự bóc lột, sự thống trị, sự nô dịch giữa người này hay tập đoàn này đối với người khác hay tập đoàn khác trong xã hội. Sở dĩ như thế là vì của cải là thuộc sở hưũ tập thể của thị tộc, bộ lạc, không ai nảy ra tư tưởng bóc lột người khác. 

Bước sang thời kỳ xuất hiện đồ kim loại, do điều kiện sản xuất đã tiến bộ hơn, năng suất lao động trong các ngành cao hơn, lao động của mỗi người không những có thể đảm bảo được những nhu cầu tối thiểu cho đời sống của bản thân và con cái, mà còn có thể sản xuất dội hơn một ít nữa, có thể làm ra được một số sản phẩm thặng dư. Do đó ma có thể nảy sinh hiện tượng người bóc lột người tức là sự chiếm đoạt sản phẩm thặng dư do người khác làm ra. Từ đó người ta bắt đầu nghĩ đến cách bóc lột sức lao động của những tù binh bị bắt trong chiến tranh, họ đã biến thành nô lệ của thị tộc. Như vậy là chế độ nô lệ đã xuất hiện. Ðó là hình thức áp bức bốc lột đầu tiên giữa người với người, đồng thời đó cũng là một bước tiến lớn của lịch sử, vì sự boúc lột lao động của nô lệ có tác dụng đẩy mạnh sự tích lũy của cải cần cho sự phát triển cao hơn của nền sản xuất xã hội. 

4. Sự hình thành xã hội có giai cấp - Sự xuất hiện nhà nước


Sự tích lũy của cải tư hữu ngày càng nhiều dưới hình thức ruộng tư, súc vật, hàng hóa hay tiền tệ làm cho sự chênh lệch về tài sản và về địa vị xã hội giữa các gia đình phụ hệ trong cùng một thị tộc hay giữa các thị tộc trong cùng một bộ lạc ngày càng rõ rệt. Dần dần xã hội thị tộc phân hóa thành lớp những người giàu và lớp những kẻ nghèo 

Giai cấp xuất hiện thì mâu thuẫn giai cấp phát sinh và không ngừng phát triển ngày càng sâu sắc. Ðến một lúc nào đó, mâu thuận giai cấp không thể diều hòa được nữa thì giai cấp quý tộc giàu có đặt ra bộ máy nhà nước pháp làm công cụ thống trị để đàng áp sự phản kháng của nô lệ và dân nghèo. 

Nhà nước xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử vào khoảng cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ thứ III trước công nguyên. Ðó là những nhà nước cổ đại ở Ai Cập, ở Lưỡng Hà, ở Trung Quốc, ở Ấn Ðộ, v.v... 
Nhìn chung mà nói, hình thái nhà nước xuất hiên đầu tiên là nhà nước chiếm hữu nô lệ, vì chế độ chiếm hữu nô lệ là hình thức bóc lột giai cấp đơn sơ nhất, thô bạo nhất. Trên cơ sở hình thái kinh tế - xã hội đó, loài người đã xây dựng một nền văn minh cổ đại rực rỡ.



   2. DI CHỈ “NGƯỜI VƯỢN BẮC KINH” CHU KHẨU ĐIẾM

Di chỉ “Người Vượn Bắc Kinh” nằm trên núi Long Cốt thôn Chu Khẩu Điếm khu Phòng Sơn cách thành phố Bắc Kinh 48 Km về phía Tây Nam. Nơi đây thuộc khu vực giao nhau giữa vùng núi và đồng bằng , phía đông nam là đồng bằng lớn Hoa Bắc, phía tây bắc là vùng núi. Phần lớn các núi gần Chu Khẩu Điếm là núi đá vôi, dưới tác dụng của thủy lực, hình thành nhiều hang động thiên nhiên to nhỏ khác nhau. Trên núi có một hang thiên nhiên dài khoảng 140 mét, thường gọi là “hang người Vượn”. Năm 1929, lần đầu tiên phát hiện trong hang này có di tích của loài người thời cổ, về sau hang này được gọi là “địa điểm số một Chu Khẩu Điếm”.
             
Di chỉ Chu Khẩu Điếm
    Di chỉ Chu Khẩu Điếm là di chỉ thời kỳ đồ đá cũ quan trọng ở vùng Hoa bắc TQ, trong đó nổi tiếng nhất là di chỉ người vượn Bắc Kinh. Di chỉ này được các nhà khoa học Thụy Điển phát hiện năm 1921, sau đó lại có nhiều nhà khoa học nổi tiếng tới đây khai quật. Năm 1927 nhà khoa học Ca-na-đa đã tiến hành cuộc khai quật chính thức tại di chỉ Chu Khẩu Điếm, phát hiện 3 chiếc răng người và chính thức mệnh danh là “Người vượn TQ chủng Bắc kinh”, năm 1929 nhà khảo cổ TQ Bùi Văn Trung đã khai quật ra “chiếc xương dọ người đầu tiên” của “Người vượn Bắc Kinh”, gây chấn động thế giới.
    Di chỉ Chu Khẩu Điếm trải qua quá trình khai quật khi thì khảo sát khi thì gián đoạn trong 80 năm, hiên nay, công tác khảo sát khoa học vẫn đang tiến hành. Địa điểm số một đã khai quật hơn 40 mét, song vẫn chưa khai quật đến một nửa phần chất đống trong hang. Người vượn hóa thạch, các đồ dùng bằng đá, chủng loại những hóa thạch động vật có vú có số lượng nhiều và vết tích sử dụng lửa phong phú, không có di chỉ nào cùng thời kỳ có thể sánh được.
    Việc phát hiện di tích sử dụng lửa tại địa điểm số một của Chu Khẩu Điếm, đã đưa lịch sử loài người về sử dụng lửa sớm hơn mấy trăm nghìn năm. Trong di chỉ, phát hiện năm tầng tro lửa, ba nơi còn có đống tro tàn và nhiều xương cốt bị đốt cháy, tầng tro tàn dày những sáu mét. Những di tích này đã minh chứng rằng, người Vượn Bắc Kinh không những biết sử dụng lửa mà còn biết cất giữ mồi lửa.
     Trong di chỉ còn khai quật được mấy chục nghìn đồ dùng bằng đá, vật liệu để làm ra chúng đều lấy từ xung quanh di chỉ, kích thước của phần lớn các đồ dùng bằng đá ở đây nhỏ, hình dáng và chủng loại của chúng rất nhiều, những đồ dùng bằng đá thời kỳ đầu đều thô sơ, những thứ dùng để chặt để giã thường có địa vị quan trọng. Đến thời kỳ giữa, những đồ đá trở nên nhỏ hơn, những đồ đá dùng để làm dao, làm gươm phát triển rất nhanh. Đến thời kỳ cuối, đồ đá trở nên càng nhỏ gọn hơn, dùi đá là thứ đồ đá đặc biệt của thời kỳ đó.
   Các đồ vật đã khai quật đã chứng minh rằng, trong thời kỳ cách đây khoảng 700 nghìn đến 200 nghìn năm người Vượn Bắc Kinh đã sinh sống tại khu vực Chu Khẩu Điếm, họ chủ yếu sống bằng nghề hái quả làm chính, nghề đi săn làm phụ. Vào thời kỳ đầu cách đây 700 đến 400 nghìn năm, thời kỳ giữa cách đây 400 đến 300 nghìn năm, thời kỳ cuối cách đây 300 đến 200 nghìn năm. Người Vượn Bắc Kinh là loài người nguyên thủy trung gian từ người Vượn cổ cho đến người có trí khôn, sự phát hiện này đã đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sinh vật học, lịch sử học và việc nghiên cứu lịch sử phát triển của loài người.
     Việc phát hiện người Vượn Bắc Kinh và văn hóa của nó đã giải quyết cuộc tranh luận của giới khoa về việc “người đứng thẳng ” là người hay là vượn trong suốt ngót nửa thế kỷ kể từ thế kỷ thứ 19 khi người Zhao Qua được phát hiện. Sự thật đã chứng minh, trong thời kỳ bình minh của lịch sử loài người, các mặt từ hình thái thể chất, tính chất văn hóa cho đến tổ chức xã hội v,v... quả là đã từng có giai đoạn “người đứng thẳng”, họ là thế hệ sau của “Nam Vượn”, và cũng là tổ tiên của của loài người có trí khôn sau này. “Người đứng thẳng” nằm ở khâu trung gian quan trọng trong trình tự tiến hóa từ vượn đến con người. Cho đến nay, thể thái điển hình của “người đứng thẳng ” vẫn là lấy người vượn Bắc Kinh Chu Khẩu Điếm làm tiêu chuẩn, di chỉ Chu Khẩu Điếm vẫn là một di chỉ của loài người cùng thời kỳ trên thế giới có tài liệu phong phú nhất, hệ thống nhất và có giá trị nhất. Di chỉ người Bắc Kinh Chu Khẩu Điếm được đưa vào “Danh sách di sản thế giới” vào tháng 12 năm 1987. Ủy ban di sản thế giới đánh giá rằng: Công tác khảo sát khoa học di chỉ “Người Bắc Kinh” Chu Khẩu Điếm vẫn đang trong quá trình tiến hành. Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện di tích Người Bắc Kinh thuộc người Vượn Trung Quốc, họ sinh sống vào thời kỳ giữa đổi mới, đồng thời còn phát hiện đủ các loại đồ dùng sinh hoạt, có cả di tích đi ngược thời gian của loài người mới trong khoảng từ 18 nghìn đến 11 nghìn năm trước công nguyên. Di chỉ Chu Khẩu Điếm không những là bằng chứng lịch sử hiếm có về xã hội loài người trên nội địa châu Á của thời viễn cổ, mà còn cho thấy tiến trình tiến hóa của loài người.

3. Vượn biến thành người như thế nào?

Chúng ta đều biết theo thuyết tiến hóa thì tổ tiên loài người là các chú vượn châu Phi (1). Tuy nhiên rất ít người biết cụ thể quá trình kì lạ đó, dù chỉ trên những nét khái quát. Hy vọng bài viết dưới đây có thể khắc phục một phần thực tế đó.
Câu chuyện không thể tin nổi về quá trình vượn biến thành người khởi nguồn từ hơn 6-7 triệu năm trước và điểm xuyết bằng sự xuất hiện các đặc trưng điển hình của loài người như đứng thẳng và đi bằng hai chân, não lớn, vô mao, chế tác công cụ, săn bắt, chế ngự lửa, phát triển ngôn ngữ, phát minh tôn giáo và nghệ thuật, xây dựng văn hóa và văn minh.
Charles Darwin là người đầu tiên giả định nguồn gốc vượn châu Phi của loài người trong tác phẩm Nguồn gốc các loài năm 1859. Tuy nhiên, tại châu Phi không hề thấy một dấu vết hóa thạch nào của tổ tiên loài người cho đến tận năm 1924, khi Raymond Dart tìm được “em bé Taung”, một chú vượn phương Nam (Australopithecine) có niên đại 3-4 triệu năm trước.
Từ đó đến nay, hàng chục loại người cổ khác nhau đã được phát hiện và các nhà cổ nhân học vẫn còn đang tranh cãi gay gắt về mối liên hệ giữa họ với nhau. Cũng không ai ngờ được rằng, đến tận năm 2004 mà giới nghiên cứu vẫn có thể tìm thấy hóa thạch của loại người lùn đặc biệt, Homo floresiensis, tại hòn đảo Flores nằm ở vùng viễn đông Indonesia, giữa Nam Thái Bình Dương.
Đứng thẳng:
Trên thực tế người cũng chỉ là một loài vượn (2), vì chúng ta có 98% số ADN giống như tinh tinh, họ hàng gần gũi nhất của loài người. Các bộ môn di truyền và khảo cổ học cho rằng, người và tinh tinh có chung tổ tiên khoảng 7-10 triệu năm trước. Nói cách khác, người và tinh tinh chia tách nhau về mặt di truyền chỉ chưa đầy 10 triệu năm trước.
Bằng chứng khảo cổ cho thấy, khoảng 6 triệu năm trước, loài vượn đi bằng hai chân bắt đầu xuất hiện. Cho dù các chú vượn phương Nam này, cũng như nhiều loại người tối cổ xuất hiện sau đó, có hình thể không lớn hơn tinh tinh và có kích thước não tương tự, việc đứng thẳng và đi bằng hai chân là một bước tiến hóa đặc biệt, có tầm quan trọng không kém việc tăng kích thước não trong sự tiến hóa của con người.
Đứng thẳng và đi bằng hai chân mang lại nhiều ưu thế nổi bật, như có thể mang thức ăn cho đồng loại hay mang về nhà; giảm diện tích bề mặt cơ thể dưới ánh nắng nhiệt đới, do đó giúp giảm thiểu sự tăng nhiệt độ quá mức, nhất là với não; giải phóng đôi tay để dùng công cụ; bế trẻ em đi xa; giảm năng lượng cần thiết khi di chuyển so với đi bằng bốn chân như các loài linh trưởng khác (với cùng một mức năng lượng, tinh tinh đi được 6 dặm, trong khi người đi được 11 dặm một ngày); nhìn rõ hơn và xa hơn khi di chuyển (do đứng cao hơn); tăng vẻ đe dọa khi phải đối mặt với kẻ cạnh tranh…
Hành vi đứng thẳng có thể xuất hiện khi khí hậu khô hơn đã thu hẹp các cánh rừng nhiệt đới châu Phi. Thay vào đó là các bụi cây với những chùm quả nhỏ. Để “hái quả”, do một đột biến ngẫu nhiên nào đó mà vượn phương Nam đã tiến hóa hành vi đứng thẳng (giả thuyết của Clifford Jolly và Randall White, Đại học New York, năm 1995). Đồng thời, vì rừng đã thưa hơn, nên cần phát hiện kẻ thù từ xa, do đó đứng thẳng trở thành một ưu thế sinh tồn được quá trình tiến hóa ưu ái.
Bằng chứng vượn phương Nam đứng thẳng bao gồm việc phân tích hình dạng xương và dấu chân hóa thạch của chúng. Trong đó nổi tiếng nhất là hóa thạch hầu như nguyên vẹn của Lucy, một phụ nữ thuộc giống Australopithecine afarensis sống khoảng 3.2 triệu năm trước, do nhà cổ nhân chủng học Donald Johanson tìm thấy ở Hadar, Ethiopia năm 1974. Cô cao khoảng 1.1 m, và mặc dù đi bằng hai chân, theo kết quả mô phỏng trên máy tính, dáng của cô không thể xem là chuẩn theo tiêu chí hiện đại! Cánh tay dài và ngón tay cong chứng tỏ cô vẫn rất thiện nghệ trong việc leo trèo.

Đến nay hàng trăm hóa thạch Australopithecine afarensis đã được phát hiện. Ngoài ra là hóa thạch của các loài liên quan, chẳng hạn như Australopithecine africanus (điển hình là “em bé Taung” 3.5 triệu năm trước).
Chế tác và sử dụng công cụ:
Vượn phương Nam Australopithecine được xem là tổ tiên của người (Homo), một nhóm linh trưởng gồm cả chúng ta, Homo sapiens (người khôn).
Australopithecine cũng là tổ tiên của một số nhóm động vật nhân hình khác, như các loài Paranthropus ăn thực vật. Chẳng hạn khoảng 2.7 triệu năm trước, xuất hiện loài Paranthropus bosei ở Đông Phi có răng hàm lớn và cơ nhai khỏe để nhai rễ và củ.
Khoảng 2.5 triệu năm trước, người khéo (Homo habilis) xuất hiện; đó là loại động vật nhân hình đầu tiên giống con người, theo các kết quả hóa thạch. Họ sống cùng thời với Paranthropus bosei. Cơ thể của người khéo bằng khoảng 2/3 người hiện đại và bộ não lớn gấp rưỡi não vượn, đạt tới 600 cm3. Homo habilis có răng và hàm nhỏ hơn Paranthropus và có lẽ là loại người đầu tiên ăn nhiều thịt. Đó là nguồn năng lượng quan trọng giúp tăng kích thước não.
Người khéo cũng là loài đầu tiên biết chế tác công cụ và dùng chúng để đập vỡ xương lấy tủy. Truyền thống chế tác đó, truyền thống Oldowan (do tìm thấy công cụ tại vùng Olduvai Gorge, Tanzania), kéo dài gần một triệu năm mà không có sự thay đổi rõ rệt nào. Công cụ Oldowan chế tác bằng cách dùng một hòn đá làm búa ghè vỡ một hòn đá góc cạnh khác để tạo ra các mảnh đá sắc; và chúng được dùng để chặt hay cắt.

Mặc dù cũng tăng kích thước não, nhưng loài Paranthropus tuyệt chủng khoảng 1.2 triệu năm trước. Một số chuyên gia cho rằng, khả năng làm việc theo nhóm để chống lại thú ăn thịt đã giúp con người (Homo) thoát khỏi thảm cảnh diệt vong.
Dáng điệu hiện đại:
Khoảng 1.8 triệu năm trước, xuất hiện người đứng thẳng (Homo erectus) tiến hóa từ người khéo. Đó là loài linh trưởng đầu tiên không biết trèo cây (Homo habilis vẫn còn trèo cây rất thiện nghệ). Một số nhà cổ nhân chủng học dùng thuật ngữ Homo ergaster để chỉ loại người này, còn Homo erectus dùng để chỉ Homo ergaster ở châu Á, do hóa thạch đầu tiên tìm thấy ở Indonesia năm 1891. Người đứng thẳng chế tạo công cụ theo truyền thống riêng biệt, truyền thống Acheul (do tìm thấy công cụ loại này tại Saint Acheul, ngoại ô Amiens phía bắc nước Pháp). Truyền thống này kéo dài đến tận 100 ngàn năm trước. Các công cụ Acheul, như rìu tay, có kích thước lớn và tinh xảo hơn công cụ Oldowan; và vừa là công cụ, vừa là tượng trang trí.
Về hình thể, người đứng thẳng khá giống người hiện đại. Có thể họ là những người đầu tiên rất ít lông và tiết mồ hôi, một chức năng sinh lý thích hợp để hoạt động tích cực dưới ánh nắng mặt trời.
Homo erectus là người đầu tiên rời khỏi châu Phi (khoảng 1.75 triệu năm trước) và sống đến tận 30.000 năm trước. Họ có bộ não lớn khoảng 1000 cm3 và có thể đã tiếp xúc với người hiện đại. Họ cũng là người đầu tiên chinh phục biển cả và tiến hành các cuộc săn bắt lớn, như săn voi ma-mút và ngựa hoang. Họ cũng biết dùng lửa và dựng “nhà” đầu tiên trên thế giới. Đặc biệt, khung chậu của họ cũng hẹp gần theo tỉ lệ của người hiện đại. Điều đó chứng tỏ, phụ nữ bắt đầu khó sinh nở và cần được trợ giúp trong quá trình mang thai, sinh nở và nuôi con. Đó chính là cơ sở sinh học của cấu trúc gia đình trong xã hội loài người sau này.
Năm 2004, dấu vết của một loại người lùn bí ẩn sống khoảng 13.000-18.000 năm trước được phát hiện tại Indonesia. Một năm sau, các nhà khoa học tìm thấy nhiều hóa thạch của loài Homo floresiensis này. Một số chuyên gia cho rằng loài này có bộ não phát triển và là một loài hoàn toàn riêng biệt; nhưng nhiều chuyên gia khác cho rằng, đó chính là người hiện đại mắc bệnh di truyền.

Người Âu đầu tiên:
Hóa thạch đầu tiên của người châu Âu, phát hiện tại Tây Ban Nha, có tuổi 780.000 năm. Công cụ đá tìm thấy ở Anh có niên đại 700.000 năm. Chúng được cho là sản phẩm của các loài Homo antecessor hay Homo Heidelbergensis. Có ý kiến cho rằng, người Heidelberg tiến hóa thành người hiện đại tại châu Phi; còn tại châu Âu, người Neanderthal nổi lên như một loài riêng biệt.

Người Neanderthal để lại dấu vết khắp châu Âu, bắt đầu từ hơn 200.000 năm trước. Dù có một số khác biệt, họ vẫn rất giống chúng ta. Họ có bộ não lớn hơn người hiện đại một chút và có độ tuổi trưởng thành tương tự. Họ có tiếng nói, nhưng có lẽ chưa có ngôn ngữ hoàn chỉnh, dù chỉ đơn giản. Nhưng họ cũng có một số đặc trưng văn hóa giống chúng ta, như chôn người chết kèm lễ nghi, dùng công cụ để tấn công người khác, hay biết tổ chức các cuộc đi săn qui mô lớn.

Khoảng 28.000 năm trước, họ tuyệt chủng tại bán đảo Iberia (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha). Nguyên nhân của thảm kịch đó vẫn là “quả táo bất hòa” trong giới chuyên gia (không thích ứng với sự thay đổi khí hậu; thua vì kém năng lực sáng tạo trong cuộc cạnh tranh không đổ máu với người hiện đại; tuyệt chủng do bị người hiện đại “ném đá”, vì phân tích xương cho thấy, người hiện đại có khả năng ném đá hay phóng lao tốt, trong khi người Neanderthal không có năng lực đó…).
Rời khỏi châu Phi:
Hiện có hai giả thuyết trái ngược nhau về nguồn gốc người hiện đại. Đó là Thuyết rời khỏi châu Phi và Thuyết tiến hóa đa vùng.
Được thừa nhận rộng rãi là Thuyết rời khỏi châu Phi. Dựa trên bằng chứng khảo cổ và di truyền, nó giả định loài người tiến hóa tại châu Phi rồi lan tỏa khắp địa cầu qua hai làn sóng. Sự thiên di của người đứng thẳng sang lục địa Á - Âu gần hai triệu năm trước tạo thành làn sóng thứ nhất. Hàng triệu năm sau, người hiện đại tiến hóa tại châu Phi từ khoảng 200.000 năm trước, trước khi tỏa sang các lục địa khác chỉ khoảng 50.000-60.000 năm trước theo làn sóng thiên di thứ hai. Những người này thay thế người đứng thẳng ở châu Á và người Neanderthal ở châu Âu.
Ngược lại, giả thuyết đa vùng cho rằng, loài người rời khỏi châu Phi khoảng hai triệu năm trước và không hề bị thay thế bằng các cuộc thiên di muộn hơn (làn sóng thứ hai). Thay vào đó, họ tự tiến hóa thành người hiện đại tại vùng họ sinh sống. Và sự hòa huyết vượt ranh giới địa lý giúp toàn nhân loại thống nhất về mặt di truyền.
Hầu hết bằng chứng di truyền ủng hộ Thuyết rời khoải châu Phi. Đáng ngạc nhiên là toàn nhân loại hiện nay khác biệt nhau rất ít về ADN ti thể (do mẹ truyền cho con) và ADN nhiễm sắc thể Y (do cha truyền cho con trai). Điều đó chứng tỏ nhân loại tiến hóa từ một nhóm người nhỏ trong quá khứ. Thêm nữa, biến thiên di truyền của người châu Phi lớn hơn ở người xứ khác, chứng tỏ họ đã tiến hóa lâu hơn. Trên thực tế khoa học đã xác định được tổ mẫu và tổ phụ của tất cả những người đang sống trên Trái Đất. Nói cách khác, chúng ta là hậu duệ của người đàn bà duy nhất (nàng Eva ti thể) sống tại Đông Phi khoảng 170.000 nằm trước và người đàn ông duy nhất (chàng Adam nhiễm sắc thể Y), cũng sống tại Đông Phi chỉ 60.000 năm trước. Các chuyên gia cho rằng, một nhóm 50 người có thể sinh ra toàn bộ người Âu; trong khi toàn nhân loại có thể tiến hóa từ một nhóm không quá 200 người.
“Bước nhảy vọt”:
Jared Diamond dùng thuật ngữ “bước đại nhảy vọt” (great leap forward) để chỉ sự xuất hiện các đặc trưng hiện đại trong hành vi của Homo sapiens, trong đó quan trọng nhất là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà các khái niệm trừu tượng có thể được lan tỏa và lưu giữ lâu dài, điều mà người Neanderthal không thể thực hiện.
Người hiện đại về giải phẫu (tức có hình dáng bên ngoài hoàn toàn giống chúng ta) xuất hiện khoảng 200.000 năm trước. Khoảng 100.000 năm trước, họ đã di cư sang Trung Cận Đông nhưng bị người Neanderthal đẩy ngược về châu Phi. Vì thế họ cần thêm 50.000 năm để phát triển các hành vi hiện đại (ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật…) và dùng chúng như hành trang trong cuộc thiên di vĩ đại cuối cùng khoảng 60.000 năm trước. Họ vượt biển Đỏ sang Trung Đông và châu Á theo hai con đường: đường phía Nam men theo bờ Ấn Độ Dương tới tận lục địa Sunda (Đông Nam Á lúc chưa bị chìm ở độ sâu hàng trăm mét dưới mức nước biển hậu kỉ băng hà), trước khi tới châu Úc và Bắc Mĩ; còn đường phía Bắc hướng tới Trung Á trước khi lan tỏa khắp Á - Âu rồi sang Bắc Mĩ. Khoảng 90% số đàn ông ngoài châu Phi hiện nay là hậu duệ của những người chinh phục con đường phía Bắc này khoảng 45.000 năm trước.
Trong suốt thời tiền sử, công cụ đá thay đổi không đáng kể cho đến tận 50.000 trước. Nhưng kể từ thời điểm đó, văn hóa bắt đầu phát triển với tốc độ chưa từng có. Người hiện đại phát triển công cụ mới, chôn người chết theo lễ nghi, tạo đồ trang sức, sáng tạo các kĩ thuật săn bắt hoàn toàn mới, dùng da thú may quần áo, vẽ và xăm mình, vẽ tranh trong hang… Mặc dù một số hành vi đã xuất hiện từ trước, nhưng chỉ đến lúc đó chúng mới được sử dụng một cách rộng rãi và tích hợp.
Những thay đổi đó có thể đi kèm với sự tăng kích thước não (tới khoảng 1.400 cm3) hay cách chúng ta suy nghĩ. Bình minh của văn minh nhân loại được gieo mầm từ khoảng 30.000 năm trước. Cuộc cách mạng thời đá mới - cách mạng nông nghiệp - chỉ xuất hiện khoảng 10.000 năm trước. Các thành phố đầu tiên xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà (Iraq ngày nay) khoảng 4.000 năm trước.
Các cột mốc tiến hóa:
• 55 triệu năm trước: Các linh trưởng đầu tiên xuất hiện.
• 8-6 triệu năm trước: Tinh tinh và người tách nhau trong cây di truyền.
• 5.8 triệu năm trước: Orririn tugenensis, tổ tiên cổ nhất của loài người được cho là bắt đầu đi bằng hai chân.
• 5.5 triệu năm trước: Ardipithecus, “nguyên người” đầu tiên, chung hành vi với tinh tinh và khỉ đột.
• 4 triệu năm trước: Vượn phương Nam xuất hiện, với kích thước não không hơn vượn nhưng đi thẳng bằng hai chân. Tổ tiên đầu tiên của loài người sống tại đồng cỏ miền nhiệt đới.
• 3.2 triệu năm trước: Lucy, thành viên danh tiếng của loài Australopithecus afarensis, sống tại Hadar, Ethiopia.
• 2.5 triệu năm trước: Người khéo xuất hiện. Có bộ não 600 cm3 nhưng vẫn mang nhiều nét khỉ, Homo habilis là loại người đầu tiên biết chế tác công cụ (truyền thống Oldowan, kéo dài khoảng một triệu năm). Do ăn thịt nên phần dư năng lượng được dùng để phát triển bộ não.
• 2 triệu năm trước: Người đứng thẳng (Homo erectus) xuất hiện, với bộ não 1.000 cm3. Đây là loại người đầu tiên đoạn tuyệt hoàn toàn với việc trèo cây.
• 1.8 triệu năm trước: Người đứng thẳng thiên di sang châu Á.
• 1.6 triệu năm trước: Dấu vết khả dĩ của việc dùng lửa tại Koobi Fora, Kenya. Truyền thống Acheul xuất hiện thay thế truyền thống Oldowan trong việc chế tạo công cụ.
• 700 ngàn năm trước: Người Heidelberg sống tại châu Phi và châu Âu.
• 500 ngàn năm trước: Bằng chứng đầu tiên về “nhà” tại Chichibu, Nhật Bản
• 400 ngàn năm trước: Bắt đầu đi săn với cây thương.
• 230 ngàn năm trước: Người Neanderthal xuất hiện khắp châu Âu cho đến khi tuyệt chủng chỉ 28.000 năm trước.
• 195 ngàn năm trước: Người hiện đại từ cánh gà bước ra sân khấu.
• 170 ngàn năm trước: Eva ti thể, tổ mẫu của tòan bộ loài người hiện tại, sống tại Đông Phi.
• 140 ngàn năm trước: Dấu vết đầu tiên về thương mại đường xa.
• 60 ngàn năm trước: Adam nhiễm sắc thể Y, tổ phụ của tất cả mọi người trên địa cầu ngày nay, cũng sống tại Đông Phi.
• 50 ngàn năm trước: “Bước đại nhảy vọt”, với nền văn hóa thay đổi cực kì nhanh chóng.
• 33 ngàn năm trước: Nghệ thuật tranh tường cổ nhất.
• 18 ngàn năm trước: Người lùn Homo Floresiensis, tìm thấy tại Đông Indonesia. Họ cao 1 mét, có bộ não như não vượn nhưng biết chế tạo công cụ.
• 12 ngàn năm trước: Định cư đầu tiên tại vùng Lưỡi liềm phì nhiêu. Tới châu Mĩ qua eo Bering.
• 10 ngàn năm trước: Cuộc cách mạng nông nghiệp xuất hiện tại Cận Đông.
• 5.5 ngàn năm trước: Thời đồ đá kết thúc, bắt đầu thời đồ đồng
• 5 ngàn năm trước: Chữ viết đầu tiên.
• 4 ngàn năm trước: Người Sumer ở Lưỡng Hà phát triển nền văn minh đầu tiên trên thế giới.
Vĩ thanh 1: Con người biết may quần áo từ bao giờ?
Mùa thu năm 1999, Mark Stoneking, nhà nhân chủng học tiến hóa Mĩ, một trong ba tác giả khám phá nàng Eva ti thể năm 1987, được con trai đưa bản thông báo của nhà trường về việc một học sinh trong lớp có chí. Như bất cứ một ông bố hay lo lắng nào, nhà nghiên cứu đang làm việc tại Viện nhân chủng học tiến hóa Mark Planck tại Leipzig, CHLB Đức, mau chóng nhận biết từ bản thông báo rằng, chí không sống quá 24 giờ nếu thiếu hơi ấm từ cơ thể người. Với tư cách một học giả đang nghiên cứu về tiến hóa loài người, Stoneking giả định, nếu điều đó đúng thì có thể dùng chí để nghiên cứu các cuộc thiên di thời tiền sử. Tuy nhiên chỉ sau vài giờ trong thư viện, Stoneking chợt nhận thấy chí có thể lưu giữ trong ADN của chúng một sự kiện thú vị hơn nhiều: thời điểm con người bắt đầu biết may quần áo.
Trên một khía cạnh nào đó, vượn biến thành người là quá trình vô mao hóa, khi lông vượn dần mất đi để cơ thể có thể tiết mồ hôi, cho phép làm việc với cường độ cao dưới ánh nắng nhiệt đới châu Phi. Nhưng với chí thì đó là một thảm họa: thay cho việc tự do du ngoạn khắp cơ thể như trước kia, nay chí chỉ có thể sống trên đầu con người, nơi có đủ tóc để vẫy vùng. Tuy nhiên khi con người biết may quần áo thì chí có cơ may giành lại “vương quốc” đã mất, miễn là chúng tiến hóa thành một loài có thể bám vào quần áo, chứ không phải bám vào tóc như trước.
Stoneking thu thập chí sống trên đầu và ở thân người từ công dân 12 nước, từ Ethiopia tới Ecuador hay New Guinea. Ông phân tích ADN của chúng và vẽ cây phả hệ di truyền. Biết tốc độ đột biến gien, ông tính được tuổi loài chí sống ở thân người đầu tiên là 72.000 năm trước. Đó chính là thời điểm con người bắt đầu biết may quần áo.
Vĩ thanh 2: Chiến lược bí mật của Thành Cát Tư Hãn.
Để tìm phần mộ của Thành Cát Tư Hãn, vị bạo chúa Mông Cổ mất năm 1227, Chris Tyler-Smith và đồng nghiệp tại Đại học Oxford phân tích nhiễm sắc thể Y của 2.000 đàn ông từ vùng nội địa Á - Âu. Họ nhận thấy nhiều nhiễm sắc thể thuộc nhiều vùng địa lý lại rơi vào một nhóm duy nhất. Và nhóm đó cũng rất phổ biến tại Nội Mông. Phân tích tốc độ đột biến gien, các nhà nghiên cứu thấy nhóm đặc biệt đó xuất hiện khoảng 1000 năm trước, đúng thời điểm Thành Cát Tư Hãn leo lên đỉnh cao sức mạnh và quyền lực. Nói cách khác, những người thuộc nhóm nhiễm sắc thể Y đó đều là hậu duệ của vị bạo chúa Mông Cổ.
Sử sách chép rằng, bên cạnh Thành Cát Tư Hãn lúc nào cũng có 500 thê thiếp. Hệ quả của chiến lược bí mật đó là ngày nay tại những nơi từng là lãnh địa của đế chế Mông Cổ, hơn 16 triệu đàn ông mang các dấu gien của vị hoàng đế tàn bạo và khôn ngoan.
Vĩ thanh 3: Ý nghĩa bảo vệ của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ có chức năng cơ bản là truyền thông; tuy nhiên nó cũng có một chức năng đáng ngạc nhiên là bảo vệ, khi giúp người nguyên thủy nhanh chóng phát hiện người lạ qua cách phát âm.
Người nguyên thủy sống theo các nhóm từ khoảng 50 tới một vài trăm người, được tổ chức hầu như theo quan hệ huyết thống. Để đảm bảo sự sinh tồn của nhóm, việc phát hiện kịp thời kẻ lạ không cùng huyết thống là yếu tố cốt tử. Đó là lí do các nhóm người có cách phát âm khác nhau, cho dù có cùng một ngôn ngữ. Và đó cũng là lí do mà từ một ngôn ngữ do nhóm người vượt biển Đỏ 60.000 năm trước dùng, ngày nay nhân loại dùng đến hàng chục ngàn ngôn ngữ khác nhau, chưa kể nhiều ngữ điệu và cách phát âm trong cùng một ngôn ngữ.
Vào ngày Phục Sinh năm 1282, người dân đảo Sicily (Ý) vùng lên lật đổ ách thống trị của công tước Charles de Anjou (Pháp). Để phát hiện số người Pháp đang lẩn trốn, người Sicily đặt ra một thách thức về ngôn ngữ. Đó là phát âm từ “ceci” (phát âm là chay-chi), tên một loại đậu theo tiếng Ý. Chỉ trong vài giờ, hàng ngàn người Pháp không vượt qua được thử thách và bị hành quyết.
TS. Đỗ Kiên Cường
Chú thích thêm của Lâm Thị Mỹ Dung
1. Thực ra phải viết là hóa thạch vượn người đã bị tuyệt diệt
2. Thực ra phải viết là một loài linh trưởng

4. Sách NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI – TÌM KIẾM TỔ TIÊN (2)


Tác giả: G.N. Machusin Nhà xuất bản Mir, Maxcova, 1982
Người dịch : Phạm Thái Xuyên dịch sang tiếng Việt có bổ sung và sửa chữa Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1986

Ngay vào năm 1856 ở Đức, trong thung lũng Nêanđectan gần Điuxenđo, đã phát hiện được một chỏm sọ, một mẩu xương vai và một số di cốt các chi của người hóa thạch, do đó con người này đã có tên nêanđectan (theo địa điểm tìm thấy đầu tiên như đã được thừa nhận trong khảo cổ học). Thật ra, những mẩu xương ấy đã được tìm thấy không phải vào lúc tiến hành những cuộc khai quật khoa học, mà là ngẫu nhiên - khi làm sạch một cái hang nhỏ, một số công nhân đã tìm thấy chúng trong một lớp đất sét sâu hai mét, hơn nữa, người ta đã phát hiện chúng vào lúc chúng đã bị đưa vào bãi thải cùng với đất sét. Một số người quả quyết rằng đó là những di cốt của một con gấu ở hang. Nhưng Funrốt, một giáo viên địa phương, đã xác định một cách chắc chắn - đó là xương người.

Khi xét đoán chỏm sọ, khác với người hiện đại, người nêanđectan có cung trên lông mày phát triển mạnh, trán dô, hộp sọ dẹt ở phía trước và dô ra ở phía sau. R. Virkhôp, một nhà khoa học nổi tiếng (là bác sĩ và là nhà nhân chủng học) đã "nghiên cứu" những chiếc xương ở Nêanđectan và tuyên bố rằng tất cả những đặc điểm này là kết quả của bệnh lý bẩm sinh (do bệnh giang mai, nghiện rượu, và v.v...) và không thể nào là "cổ xưa" như các nhà nghiên cứu khác (đáng tiếc là lại ít nổi tiếng hơn) đã phán đoán về điều đó. Và Virkhôp lại không đơn độc. Một trong số các chuyên viên giám định đã gọi người nêanđectan là một người Hà Lan già, chuyên viên giám định thứ hai gọi đó là người Ken [3], chuyên viên giám định thứ ba cho đó là người man rợ hoặc người mắc chứng đần, và khẳng định sẽ không bao giờ tìm thấy một vật mẫu như vậy nữa. Uy tín của Virkhôp và của những người ủng hộ ông đã hoàn toàn đủ để cho những vật đã tìm được cực kỳ quan trọng như vậy ở thung lũng Nêanđectan bị lãng quên gần 30 năm, cho tới khi cùng một lúc tìm được hai bộ xương nêanđectan trong những cuộc khai quật ở hang Spi thuộc Bỉ. Đã gặp những di cốt họ người ở đây và sớm hơn nữa, song lúc đó người ta không nhận ra chúng.

Bấy giờ người ta đã tìm thấy xương người ở trong cùng một lớp với xương của tê giác có lông, của voi mamut và của những động vật có vú hóa thạch khác cùng với những hòn đá bị đẽo một cách "kỳ lạ" - chính là những hòn đá mà đê Pect cho là công cụ của người cổ đại, những vật tìm được ấy đã được làm sạch một cách cẩn thận. Người ta tách đất ra thành những lớp không lớn theo đường nằm ngang, hết lớp nọ đến lớp kia. Người ta ghi nhận các di tích hóa thạch cùng với vật chứng để không còn nghi ngờ rằng cả xương người, cả công cụ và cả xương của động vật đã bị tuyệt chủng, có liên quan chặt chẽ với nhau, hoặc ít nhất chúng có cùng một tuổi. Phương pháp của một khoa học mới đã hình thành - tiền sử học hoặc khảo cổ học sơ khai, như sau này người ta đã gọi như vậy.

Nhưng vấn đề không phải là ở tên gọi. Điều quan trọng là khoa học đó đã chứng minh được quyền tồn tại của mình. Khảo cổ học sơ khai, mà cách đây không lâu còn bị nguyền rủa công khai, đã được các đại diện có tài năng nhất của nhà thờ nghiên cứu, đặc biệt được ca ngợi là linh mục G. Brêin.
Cuối thế kỷ XIX đã có một loạt các phát hiện, và phát hiện đầu tiên trong số đó - trên hòn đảo Giava xa xôi. Hiện nay trên sông Bengavan Sôlô (Sông Lớn), ở giữa xóm Trinin, có một cái bia kỷ niệm nhỏ bằng đá với dòng chữ: "P. E. 175 m. ONO. 1891 - 1893". Bạn cứ hỏi bất cứ người dân nào thì dòng chữ bí ẩn ấy rõ nghĩa ngay. Dòng chữ ấy có nghĩa "Pithecanthropus erectus (nghĩa là người vượn đi thẳng) đã được tìm thấy cách 175 m về hướng đông-bắc-đông, năm 1891-1893". Chính ở nơi đây, bác sỹ quân y Evgeni Đuyboa đã tìm thấy chỏm sọ, xương đùi, răng của người còn cổ xưa hơn cả nêanđectan. Cùng với di cốt của pitêcantrôp, cũng trong lớp đất ấy có cả xương voi, tê giác, hà mã, heo vòi, sơn dương, khỉ macac. Năm 1894, Đuyboa công bố bài báo "Pithecanthropus erectus, dạng chuyển tiếp kiểu người Giava". Nhưng năm 1895, trong một cuộc họp đặc biệt của các hội nhân chủng học, dân tộc học và lịch sử sơ khai ở Beclin, chủ tịch danh dự (cũng vẫn là Virkhôp) đã quyết đoán tuyên bố: "Tất cả những điều mà Đuyboa nói đều không phải là bằng chứng. Đó chỉ đơn giản là vượn gibôn khổng lồ, và chỉ có thế". Nhưng Đuyboa có những người ủng hộ - thu thập quá nhiều những vật tìm được "kỳ lạ" ấy để cho chúng bị bác bỏ một cách đơn giản như vậy hay sao. (Thật ra, Đuyboa đã từ bỏ quan điểm của mình).

Nhưng vào đầu thế kỷ XX, đã chứng minh được một cách hiển nhiên rằng lịch sử của con người không phải bắt đầu vào năm 4004 trước công nguyên và thậm chí không phải vào năm 5199 trước công nguyên như giáo hoàng Grigori VII đã tính ra, mà ít nhất là 100 hoặc 400 nghìn năm trước đây. Năm 1918-1923, nhà địa chất học Thụy Điển G . Anđecsơn tiến hành khai quật ở thị trấn Chu Khẩu Điếm, cách Bắc Kinh 40 km về phía đông nam. Đầu tiên ông tìm được những mẩu thạch anh đã được đẽo, và sau đó, cùng với xương của động vật, ông đã phát hiện được răng người. Một chuyên gia về sọ hóa thạch người Canađa là Đ. Blêc cũng tham gia vào cuộc tìm kiếm. Sau hai mùa (1927-1929) đã đào bới, sàng lọc, nghiên cứu gần 4 nghìn mét khối đất, người giúp việc của Blêc là Pen Ven Trun đã tìm thấy xương sọ. Sinantrôp [4] (Pithecanthropus pekinensis) - người hóa thạch đã có tên như vậy, sọ của người này được tìm thấy ở thị trấn Chu Khẩu Điếm (hay là ở trên đồi Xương Rồng). Năm 1930, lại tìm thấy ở đây những di cốt của một chiếc sọ nữa và ngoài ra còn phát hiện được những mảnh silic giống như công cụ bằng đá và tro ở các đống lửa. Đ. Blêc làm việc không biết mệt mỏi, thậm chí làm việc cả ban đêm...  Có một lần vào buổi sáng sớm (1934), khi đến nơi làm việc, người thư ký bắt gặp Blêc đã chết cứng. Blêc đang ngồi sau một chiếc bàn viết và cầm trong tay sọ Sinantrôp... Những cuộc khai quật vẫn được tiếp tục. Năm 1938, ở thị trấn Chu Khẩu Điếm, người ta đã lôi ra từ trong một cái hang những bộ di cốt của khoảng không ít hơn 38 - 40 người. Tuổi của những vật tìm được - 350-400 nghìn năm.

Năm 1937, nhà nhân chủng học người Đức R. Fôn Kênigxvan đã phát hiện được chiếc sọ pitêcantrôp Giava. Năm 1939, khi so sánh pitêcantrôp Giava với sinantrôp, R. Kenigxvan và F. Veiđenrêc đã đi đến kết luận hai dạng ấy đều là pitêcantrôp. Bây giờ chúng ta nhớ lại những vật tìm được ở Đức vào năm 1907. Khi ấy, cách thành phố Haiđenbec 17 km, phía dưới làng Maer, trong mỏ cát, ở độ sâu 20 m, người ta tìm thấy hàm dưới rộng bản, nặng, không có phần lồi ở dưới cằm, cùng với răng người có kích thước lớn lạ thường. Đó là xương hàm vượn với răng người - xương hàm pitêcantrôp...

Nhưng tất cả những phát hiện đã có ở châu Âu và châu Á đã bị lu mờ đi so với những phát hiện trong vòng hai mươi năm mới đây ở châu Phi. Ngay S. Đacuyn cũng đã chỉ ra rằng châu Phi là quê hương đầu tiên của con người. Những di cốt của tổ tiên hóa thạch của con người đã được biết đến khá lâu ở châu Phi. Năm 1924, từ thị trấn Taung (Cộng hòa Nam Phi), người ta đã đưa một chiếc sọ đến cho giáo  sư R. Đact ở trường đại học tổng hợp Iôhanesbua. Đact phải mất hơn hai tháng mới tách được đá vôi đã bị đóng cứng ở phần trước sọ và ở hố mắt ra. Thật kỳ lạ, di cốt của người đã được tìm thấy ở đồng cỏ preri thuộc Nam Phi, cách xa rừng thưa và rừng rậm. Ở đây, theo ý kiến của các chuyên gia, khí hậu không thuận lợi đã không hề thay đổi, ít nhất là trong suốt 70 triệu năm (từ cuối kỷ phấn trắng - kỷ Creta). Chiếc sọ ở Taung thật không bình thường. Mặc dù nó là một chiếc sọ của một đứa trẻ (người ta gọi nó là - "bêbi ở Taung"). Khối lượng não [5] khá lớn - 520 cm3, trong khi đó khối lượng não của hắc tinh tinh trưởng thành chỉ có 320 - 480 cm3. Sọ hẹp và cao, chứ không phải thấp, dẹt và rộng như ở vượn. Cung trên lông mày gần như không nổi rõ. Răng khá giống với răng người.

Cao nguyên khô hạn mà người vượn đã sống bị tách biệt với sông Zambêzi bởi một vùng đất trống trải và rộng lớn. Về phía tây, từ Đại Tây Dương đến Rôđêzia là sa mạc Calakhari, còn ở giữa Rôđêzia với rặng núi con Rồng là savan trải rộng ra. Nhất định địa thế tự nhiên ấy ngăn trở bất cứ những con vượn nào có đời sống nửa trên cây, nửa dưới đất như gôrila và hắc tinh tinh, di chuyển từ phía nam lên. Nhưng chỉ có "bêbi ở Taung" và những bà con của đứa trẻ này là không bị ngăn trở. Tại sao? Vẫn chưa rõ. Đact gọi hóa thạch mới là ôstralôpitec (Australopithecus), nghĩa là vượn phương nam, và ông nêu ra giả thuyết là vấn đề này có liên quan đến cái mắt xích giữa vượn bậc cao và người sơ khai. Thế nhưng, theo cách diễn đạt của bêbi là tổ tiên". Vấn đề là ở chỗ trong suốt 12 năm trời, vật tìm được là duy nhất - cho mãi tới tận năm 1936, vẫn không tìm được một cái gì đó giống như vậy.

Năm 1936, ở Stecfôntêin (cũng không xa Iôhanesbua), khi nổ mìn trong hang, R. Brum đã phát hiện được những mảnh sọ của ôstralôpitec, và chúng có một số nét độc đáo. Năm 1938, cũng ở chỗ đó (ở Crômđrai), người ta tìm thấy những mảnh sọ của một dạng ôstralôpitec mới, mà Brum tách ra thành một loại hình đặc biệt -  plêziantrôp "parantrôp, nặng nề" (theo chữ Hy Lạp - "họ hàng của con người"). Brum cho in bản báo cáo tổng kết về những vật tìm được ấy ở Luân Đôn, trong một bài báo có tên "Không còn mắt xích thiếu nữa !". Ngay sau đó, ở Crômđrai, người ta đã phát hiện được phần dưới cẳng tay phải và một số xương tay trái, còn ở Stecfôntêin - xương đùi của ôstralôpitec. Đã xác định được tuổi của ôstralôpitec này - đó là một ôstralôpitec không lớn, đi thẳng, hệ răng rất gần hệ răng của sinantrôp. Các chuyên gia đã đi đến kết luận là ôstralôpitec "ở mức độ đáng kể, đã chuyển từ dùng hoa quả và thực vật sang dùng thức ăn bằng thịt". Người ta đã thừa nhận ý kiến của Đact, thậm chí kể cả những người phản đối ông.

Năm 1947, ở Stecfôntêin, Brum đã tìm thấy những di tích của hai chiếc sọ - một thanh niên và một trẻ em, còn năm 1948, vụ nổ mìn định kỳ đã hất tung lên một sọ phụ nữ gần như nguyên vẹn. Dần dần, đã có được bộ sưu tập gồm 200 chiếc răng, năm sọ nguyên vẹn và 8 sọ không nguyên vẹn của dòng ôstralôpitec. Và ở mọi nơi đều thấy hài cốt của ôstralôpitec cùng với hài cốt của vượn babuin (Papio cynocephalus) có sọ bị dập vỡ. Đact đã khảo sát 42 sọ babuin tìm được ở Nam Phi và phát hiện 27 sọ trong số đó có dấu vết của những đòn đánh từ phía trước, còn 6 chiếc sọ - có dấu vết của những đòn đánh từ phía sau. Ôstralôpitec đã dùng cái gì để đục thủng sọ? Sau khi nghiên cứu hơn 7 nghìn chiếc xương tìm được ở Macapangat (Cộng hòa Nam Phi), Đact đi đến kết luận : ôstralôpitec đã chế tạo ra những công cụ đa dạng bằng xương của động vật. Hoàn toàn có khả năng là ôstralôpitec chỉ đơn giản dùng những chiếc xương chưa qua chế tạo để làm công cụ : ít nhất, 7 nghìn chiếc xương là của 400 động vật. Trong số đó : 39 sơn dương cuđu (Strepsiceros strepsiceros), 100 linh dương, 20 lợn rừng, 4 ngựa hóa thạch, 6 hươu cao cổ, 5 tê giác và hà mã và 45 babuin. Ngoài ra ôstralopitec đã săn bắt nhím, rùa và cua.

Hiện nay đã tìm thấy những bộ xương nguyên vẹn, mấy chục chiếc sọ, các xương chi, xương chậu và hàng nghìn răng của dòng ôstralôpitec. Đã hình thành một quan niệm rõ ràng về hình dạng của những vượn người hóa thạch. Ôstralôpitec có dáng đi thẳng, dùng công cụ bằng xương (thật ra vẫn chưa có bằng chứng có sức thuyết phục là ôstralôpitec đã chế tạo ra công cụ) và (điều quan trọng) là ăn thức ăn bằng thịt. Còn thức ăn bằng thịt, như F. Ănghen đã viết, có vai trò đáng kể trong tiến hóa của con người. Lúc đầu, người ta xác định niên đại của ôstralôpitec là 1 triệu năm, còn sau này là 5 - 6 triệu năm. Dòng ôstralôpitec - những tổ tiên có khả năng nhất của con người.

Sau khi thừa nhận điều đó, phần lớn các nhà khoa học đã đi đến kết luận, những tổ tiên này biến đổi dần dần và chuyển hóa thành pitêcantrôp, đến lượt mình, pitêcantrôp lại chuyển hóa thành nêanđectan, và v.v... Điều chủ yếu là tất cả những biến đổi ấy và sự chuyển hóa của một loài này thành loài khác đã được thực hiện một cách chậm chạp và dần dần. Người ta đã hình dung như vậy.

Nhưng cách đây tương đối không lâu, thế giới lại kinh ngạc vì một phát hiện thú vị, một phát hiện còn quan trọng hơn so với tất cả những phát hiện trước đó - phát hiện của một công dân nước Anh là L. Liki, phát hiện này buộc phải xem xét sự tiến hóa của con người theo một cách khác. Luis Liki sinh năm 1903 ở Kênia trong một gia đình truyền giáo. Năm 13 tuổi ông đã khá thành thạo ngôn ngữ và phong tục của nhân dân Kikui và thậm chí đã được nhận là thành viên của một bộ tộc của họ sau khi đã đổi tên là Xưn Iastrêba. Những người bạn Kikui đã dạy cho ông tất cả những kỹ xảo săn bắt bằng cung và làm quen với tập tính của các loài thú. Sau khi tốt nghiệp trường đại học tổng hợp Kembriđ ở Anh, Liki quay trở về châu Phi và quyết định hiến dâng đời mình cho khảo cổ học sơ khai. Năm 1931, ông tổ chức một cuộc khảo sát ở hẻm vực Ônđuvai (Olduvai). Những cuộc khai quật ở khe núi ấy vẫn được tiếp tục cho đến tận ngày nay. Những phát hiện của Liki ở Ônđuvai trội hơn hẳn những phát hiện trước đây. Hẻm vực này nằm ở khoảng giữa đường từ núi Kilimanđjarô (ngọn núi cao nhất ở châu Phi) đến hồ Victoria (một cái hồ nước ngọt gần như lớn nhất thế giới). Hẻm vực xẻ ngang qua thảo nguyên Xerengeti nóng như thiêu như đốt dưới ánh nắng Mặt Trời. Ở đây, dân cư thưa thớt, chủ yếu là những người Kikui du mục nuôi bò. Các lớp đất ở Ônđuvai có nhiều điều lý thú. Một mặt, những di cốt của động vật cổ xưa nằm tuần tự từ lớp nọ đến lớp kia, tạo nên khái niệm về lịch sử thiên nhiên ở châu Phi, mặt khác, cũng chính những lớp đất ấy cho phép theo dõi được bức tranh tiến hóa của con người.

Năm 1931 (8 tháng sau khi đến Ônđuvai), Liki đã tìm được những công cụ bằng đá đầu tiên. Nhưng những hài cốt đầu tiên của tổ tiên con người thì mãi đến năm 1959 mới phát hiện được. Luis và vợ của ông là Mêri đã làm việc ở Ônđuvai 28 năm ròng rã. Họ không có đủ tiền để chi dùng cho công việc mà họ yêu thích. L. Liki chỉ có thể đi đến chỗ khai quật vào thời gian nghỉ phép. Thế nhưng, khó khăn và túng thiếu không đe dọa nổi các nhà nghiên cứu. Lòng kiên định và dũng cảm đã đưa đến thành công. Một việc đã giúp ích nữa là trong những năm ấy, các phương pháp xác định tuổi bằng phóng xạ đã được hoàn thiện. Đặc biệt là phương pháp kali-acgon đã tỏ ra có triển vọng ở Ônđuvai. Hẻm vực xẻ sâu 100-130 m vào hệ tầng trầm tích hồ luân phiên nhau với các lớp giữa là tro núi lửa và đá túp, còn các loại đá núi lửa thì dễ dàng xác định tuổi theo phương pháp kali-acgon. Nói cho đúng ra, những phát hiện của Liki nổi tiếng đến như vậy là nhờ phương pháp xác định niên đại bằng các chất đồng vị phóng xạ. Vào ngày đáng ghi nhớ - ngày 17 tháng 7, bản thân Liki lại thấy người khó chịu, nên Mêri phải đi để hướng dẫn khai quật. Chính Mêri có vinh hạnh tìm thấy xương (trước hết là một chiếc răng) của vượn người hóa thạch đầu tiên ở Ônđuvai. Thật thú vị là chúng đã được tìm thấy ở ngay chỗ mà vào năm 1931 Liki tìm thấy công cụ. Phải mất tới 19 ngày để đào lên gần như toàn bộ một cái sọ nằm ở dưới một triền đá mà ở đó đã tìm thấy răng. Thật ra, cái sọ ấy đã bị vỡ vụn ra thành 400 mảnh. Nhưng chắp nối các mảnh lại thành một vật nguyên vẹn - công việc quen làm đối với các nhà khảo cổ và nhân chủng học. Về kích thước chiếc sọ này bé hơn sọ gôrila và người hiện đại, nhưng đường nét ở mặt thì giống với người. Dáng đi của thân hình có chiếc sọ này là dáng đi thẳng, tuổi địa chất - không dưới một triệu năm. Liki gọi vật tìm được là zinzantrôp (Zinjanthropus) nghĩa là người Đông Phi ("zinj" theo tiếng Ả rập có nghĩa "Đông Phi"). Liki cho rằng đã tìm thấy thêm một tổ tiên nữa của con người. "Tuổi" của zinzantrôp được xác định bằng phương pháp kali-acgon, thật bất ngờ là rất lớn - 1 triệu 750 nghìn năm.

Mùa hè năm 1960, trong một hang sâu ở Ônđuvai, lại có thêm một phát hiện mới. Mêri và con trai của hai vợ chồng Liki là Jônatan đã phát hiện cùng một chỗ với xương của một con hổ răng nanh đã bị tuyệt chủng từ lâu: một bàn chân, xương gót, xương đòn, xương hàm và những mảnh sọ của một dạng mới mà từ trước tới nay chưa hề biết. Xương hàm là của một trẻ em 11-12 tuổi. Xương hàm này được tìm thấy ở một lớp sâu hơn và do đó, cổ xưa hơn. Vì vậy, Liki gọi dạng mới tìm được là prêzinzantrôp, nghĩa là tổ tiên của zinzantrôp. Thoạt tiên, các nghiên cứu đã tạo ra một bức tranh kỳ lạ : prêzinzantrôp lại tỏ ra gần gũi với người hơn so với "zinzantrôp". Trước hết, hãy chú ý đến cái tay. Theo ý kiến của tiến sĩ J. Nape (Napier J,..., 1967), người đã nghiên cứu cái tay ấy, "bàn tay tìm thấy ở Ônđuvai" đã khá mạnh và nắm chặt, và "chủ của bàn tay ấy hoàn toàn có thể sử dụng công cụ". Bàn chân, không còn nghi ngờ gì nữa, hoàn toàn thích nghi với cách đi thẳng. Thật ra, khối lượng sọ nhỏ hơn so với pitêcantrôp (935 cm3) và sinantrôp (1030 cm3), nó chỉ có 680 cm3. Nhưng khi so sánh với khối lượng sọ "bêbi ở Taung" (520 cm3) và khối lượng sọ zinzantrôp (530 cm3) thì prêzinzantrôp lại chiếm ưu thế. Bây giờ đã biết được mấy chục cá thể hóa thạch này. Những người nghiên cứu hóa thạch đó là L. Liki, J. Nape và F. Tôbaias (Leakey L. ..., 1964) đã đặt cho nó một cái tên loài mới - Homo habilis, nghĩa là người "khéo léo". Cùng với di cốt của người "khéo léo" còn tìm thấy những công cụ bằng đá cổ xưa nhất. Homo habilis đi bằng hai chân, cao 120-140cm. Hàm trên và hàm dưới nhỏ hơn so với ôstralôpitec bôixây (zinj), nhưng hầu như không khác với hàm của pitêcantrôp và của người hiện đại. Bàn tay của người "khéo léo" có khả năng cầm nắm với lực khá lớn. Các đốt ngón tay rộng và xương ống tay lớn đã chứng minh cho điều đó (Khơrixanphôva, 1967). Về mặt hình thái, Homo habilis kề giáp chặt chẽ với dòng ôstralôpitec. Một số nhà nghiên cứu (Iakimôp, 1976; Côtretcôva, 1969) không tách Homo habilis ra khỏi dòng ôstralôpitec. Những nhà nghiên cứu khác gộp người "khéo léo" với pitêcantrôp, sinantrôp và atlantrôp vào một loài - Homo erectus (người đi thẳng). Những phát hiện gây chấn động ở Ônđuvai vẫn còn tiếp tục diễn ra ngay cả sau năm 1960. Sau khi L. Liki qua đời, Mêri Liki vẫn chỉ đạo các cuộc khai quật. Ở đây trong vòng 15 năm vừa qua đã tìm được những chiếc sọ mới, công cụ và xương của người cổ xưa nhất thuộc dòng ôstralôpitec, và v.v... (Ivanôva, 1965; Machusin, 1972; Urưxon, 1976 ; Clark, 1977).

Những cuộc khai quật ở Ônđuvai đã trở thành một xí nghiệp khoa học quốc tế. Các nhà khảo cổ học, nhân chủng học, địa chất học từ nhiều nước trên thế giới đã đến đó. Sự hoài nghi mà những thông báo của L. Liki lúc đầu gặp phải, đã trở thành sự thừa nhận hoàn toàn những phát hiện của ông. Thậm chí, những người chống lại kiên trì nhất những phát hiện ở châu Phi và những người ủng hộ "quê hương đầu tiên ở châu Á" cũng đồng ý rằng "những quan sát và các kết luận được rút ra từ dẫn liệu ở hẻm vực Ônđuvai và cũng như ở Kênia và Êtiôpi đã được thẩm tra và ở mức độ lớn, được khoa học thế giới tán thành (Borickôpxki, 1980)." Cái hồ (hoặc dòng nước) đã tồn tại ở địa điểm mà ngày nay là hẻm vực ở Ônđuvai, khoảng 2 triệu năm trước đây, đã lôi cuốn các loài động vật khác nhau và kể cả người nữa đến bên bờ của nó. Ở nhiều chỗ, những di tích lều trại săn bắt vẫn giữ nguyên trong vị trí như những người sơ khai đã để lại: những chiếc xương gãy vỡ của động vật, những mảnh tước (những mảnh đá bị văng ra khi chế tạo công cụ) và bản thân các công cụ.

Tất cả những thứ ấy đều nằm trên "mặt phẳng cổ đại" trong tình trạng nguyên vẹn. Thật ra, những "mặt phẳng cổ đại" ("khu vực ở"), trong hàng triệu năm, đã bị chôn sâu xuống dưới những lớp tro dày, những lớp dung nham, đất sét, trầm tích ở hồ, và v.v... Nếu nhìn chúng từ phía trên xuống dưới (xem sơ đồ) thì trước tiên sẽ gặp những công cụ thuộc thời đại đồ đá cũ muộn.
Phía dưới là một lớp dày 45 m có các công cụ Asen (Lớp IV).
Phía dưới nữa - một lớp dày 15 m, ở đây, những công cụ như vậy ít gặp hơn (Lớp III).
Dưới lớp này, một lớp dày 30m (Lớp II),
Ở phía trên Lớp II vẫn còn gặp công cụ Asen, còn ở phía dưới - chỉ có công cụ Ônđuvai (nghĩa là giống như những công cụ đã tìm được cùng với các di cốt Homo habilis).
Và cuối cùng, lớp dưới cùng - Lớp I có chiều dày đến 40 m. Chính ở đây đã phát hiện được di cốt của dòng ôstralôpitec-zinzantrôp và người "khéo léo" và cùng với những di cốt ấy là công cụ cổ xưa nhất của con người, được gọi là công cụ Ônđuvai. Tuổi của những vật tìm được đó, theo phương pháp kali-acgon - 1,75 - 1,85 triệu năm.
Ở phần trên của Lớp II, cùng với công cụ Asen, đã tìm thấy các di cốt được gọi là pitêcantrôp Ônđuvai, giống các di cốt ở Giava.

Năm 1964, Lê Crô Clac (Le Cros Clark, 1967) đề nghị gọi tất cả  pitêcantrôp và sinantrôp bằng một thuật ngữ - Homo erectus. Phần lớn các nhà nghiên cứu đã thừa nhận tên gọi ấy. Trong sách báo ở Liên Xô, ngoài ra, đối với tất cả những người cổ xưa nhất, đôi lúc vẫn dùng thuật ngữ "arxantrôp" (hoặc là arxeantrôp). Những phát hiện ở Ônđuvai đã làm cho lịch sử loài người cổ xưa hơn ít nhất là 2,5 lần.

Nhưng những phát hiện ấy không phải là duy nhất ở châu Phi. Ngay khi L. Liki còn sống, con trai của ông là Risac Liki, đã có một phát hiện xuất sắc ở một địa điểm cách xa Ônđuvai, gần sông Ômô. Sau những phát hiện của R. Liki, người ta đã nhớ lại con sông Ômô và hồ Ruđônfơ, nơi con sông đó đổ vào, vì rằng cũng ở chỗ đó, ở phía tây nam Êtiôpi, vào năm 1902, người ta đã tìm thấy xương của động vật hóa thạch giống như những chiếc xương đã gặp ở Ônđuvai. Năm 1933, nhà nhân chủng học nổi tiếng người Pháp  là C. Arambua, trong khi đi du lịch ở Ômô đã sưu tầm được 4 tấn xương động vật hóa thạch. Vào những năm thứ 60, chính ông đã đề nghị cử một đoàn khảo sát tới đó để tìm kiếm di cốt tổ tiên con người. Ngoài ra, sự sắp xếp các lớp cổ xưa ở thung lũng Ômô giống một cách lạ thường với sự sắp xếp của chúng ở Ônđuvai.

Về mặt địa chất, miền Ômô cũng thuộc khu vực có những đứt gãy khổng lồ của vỏ Trái Đất ở Đông Phi - kéo dài suốt châu Phi từ bắc đến nam, được ghi dấu bằng những chuỗi hồ, và được viền quanh bằng những vách đứng khổng lồ. Có một thời gian nào đó, dưới đáy rãnh nứt ấy có nhiều ao hồ và sông ngòi, nhưng bây giờ chúng đã khô cạn đi. Chỉ có vùng Ômô là còn lại một con sông : nó bắt nguồn từ vùng cao nguyên Êtiôpi và đổ vào hồ Ruđônfơ ở biên giới phía bắc Kênia. Hẻm vực Ônđuvai cũng có sông chảy qua, nhưng bây giờ ở đó không còn lấy một con suối nhỏ nào. Ngoài ra không còn gì nữa trừ đá tảng, không khí bị thiêu đốt và những hóa thạch. Ở Ômô còn nóng gay gắt hơn. Ở đây còn một con sông nhưng nó đang cạn dần. Hồ Ruđônfơ (mặc dù bây giờ chiều dài của nó còn đáng kể - 300 km) cũng đã bị nhỏ hẹp lại nhiều, và mức nước của nó đang tiếp tục giảm xuống. Những đứt gãy Đông Phi được phủ đầy những chóp hình nón và miệng núi lửa. Đây là một miền không được yên tĩnh của địa cầu. Những lớp tro núi lửa dày đã phủ lên di cốt người cổ xưa và những tổ tiên của họ. Nhưng nếu ở Ônđuvai tro núi lửa tạo thành những vỉa dày hàng chục mét và kéo dài suốt cả một thời kỳ khoảng 200 nghìn năm (Lớp I) - cách chúng ta gần hai triệu năm, thì ở Ômô đó là những vỉa có chiều dày 600m. Các lớp ở Ômô còn chứa đựng di tích của hệ thực vật và động vật ở những thời đại khá dài. Hơn nữa, trong khi tìm kiếm ở những lớp cổ xưa không nhất thiết phải xuống tới độ sâu 600 m. Trong mấy triệu năm qua các lớp đã trồi hẳn lên và sắp xếp ngay gần mặt đất. Có thể đi trên những lớp đó như đi trên những chiếc xương sườn của một bộ xương khổng lồ. Một trong số những lớp cổ xưa nhất có tuổi hơn 4 triệu năm.

Việc nghiên cứu chi tiết vùng Ômô đã được bắt đầu từ năm 1966, đến năm 1967, một đoàn khảo sát quốc tế đặc biệt đã đến đó. Đoàn này cùng với một số nhóm do các nhà khoa học nổi tiếng lãnh đạo như C. Arambua, I. Kopan, R. Liki, và v.v... Tháng 9 năm 1973, ở Nairôbi đã khai mạc hội nghị đầu tiên của đoàn khảo sát quốc tế. Ba mươi tám người đã đọc báo cáo, những người tham gia khác gửi các bài báo của mình đến. Năm 1976, đã công bố một tập sách có 50 bản báo cáo và các bài báo tổng kết những kết quả công tác đầu tiên ở sông Ômô và hồ Ruđônfơ (Earliest Man..., 1976). Ngay lúc mới bắt đầu công tác ở sông Ômô người ta đã tìm thấy di cốt của họ người : sọ, hàng trăm chiếc răng, các chi dưới và chi trên, và v.v… Tuổi của một số vật tìm được trong số đó là gần 4 triệu năm. Một phần số xương là di cốt của zinzantrôp (ôstralôpitec bôi xây). Hơn nữa ở đây, những di cốt zinj nằm ở các lớp từ 3,7 triệu đến 1,8 triệu năm, nghĩa là người đồng hương có thân hình nặng nề (hay là tổ tiên?) của con người, đã sống ở thung lũng Ômô gần 2 triệu năm. Trong vỉa có tuổi 3 triệu năm, F. Hôuen đã tìm được 19 chiếc răng và xương đùi của ôstralôpitec "thanh mảnh" hơn và rất giống với "bêbi ở Taung" và người "khéo léo". R. Liki còn có những phát hiện lý thú hơn ở bờ phía đông hồ Ruđônfơ. Nhưng phát hiện của R. Liki trên hồ Ruđônfơ (Tucan) thuộc khu vực Côbi-Fora đã gây nên nhiều cuộc tranh luận.

[1] C. Mác và F. Ănghen. Tác phẩm, tập 21, trang 293.
[2] Theo các nhà triết học duy vật thời xưa : tứ đại là : lửa, nước, khí, đất ; ngũ hành là: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. ND.
[3] Người Ken - một nhóm người đã sống ở Tây âu trước đây. ND.
[4] Sinantrôp - dịch ra là người Trung Quốc (từ chữ China - Trung Quốc, antrop - người). [5] Đại não của người hiện đại chứa 11 tỷ tế bào thần kinh. Tất cả chúng đều xuất hiện vào thời điểm khi được sinh ra. Trong quá trình sống, không có một tế bào nào trong số đó lại phân chia và không thể thay thế được. Nhưng khối lượng não tăng lên theo tuổi (não của trẻ mới sinh nặng trung bình 340 g, sáu tháng tuổi - 750 g, một năm - 970 g, hai năm - 1150 g, ba năm - 1200 g, chín năm - 1300 g, hai mươi năm - 1400 g (Đubinin, 1977, 1980).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét