Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Đi tìm thân thế đích thực của mỹ nữ Điêu Thuyền


Đi tìm thân thế đích thực của mỹ nữ Điêu Thuyền


(Nguoiduatin.vn) - Điêu Thuyền vốn không phải là tên gọi mà là một chức danh để gọi những người hầu phục vụ mũ áo cho quan lại dưới triều nhà Hán. Điều này, đương nhiên La Quán Trung không thể không biết.

Vậy rốt cuộc Điêu Thuyền là ai và vì sao tác giả “Tam Quốc diễn nghĩa” lại cố tình che giấu thân phận cũng như số phận của mỹ nhân lừng danh sử sách này?

Nói về “Tam Quốc diễn nghĩa”, dường như chẳng mấy người Việt Nam cảm thấy xa lạ. Bộ tiểu thuyết của tác giả họ La có thể nói là đã tạo ra một sức sống và sự lan tỏa cực kỳ mãnh liệt, vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, với những người tò mò và thích suy luận, sau khi đọc bộ tiểu thuyết, ắt sẽ không khỏi cảm thấy cuốn tiểu thuyết “ba phần thực, bảy phần hư” này có nhiều tình tiết rất “khả nghi”, thậm chí phi logic và không thể lý giải được.

Trong bộ tiểu thuyết rất “ăn khách” của mình, có hai nhân vật xuất hiện, nhưng đến tên tuổi, La Quán Trung cũng không nói rõ. Người thứ nhất chính là viên quan Đốc bưu bị Trương Phi say rượu đánh chết. Đương nhiên, đây là một nhân vật nhỏ, tên tuổi thế nào có lẽ không quan trọng lắm. Tuy nhiên, nhân vật thứ hai, ngược lại có một vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn biến của “Tam Quốc diễn nghĩa” cũng không được tiểu thuyết gia họ La nói rõ tên tuổi. Người đó không ai khác chính là mỹ nhân Điêu Thuyền.
Vậy rốt cuộc Điêu Thuyền là ai và vì sao tác giả “Tam Quốc diễn nghĩa” lại cố tình che giấu thân phận cũng như số phận của mỹ nhân lừng danh sử sách này?

Nói về “Tam Quốc diễn nghĩa”, dường như chẳng mấy người Việt Nam cảm thấy xa lạ. Bộ tiểu thuyết của tác giả họ La có thể nói là đã tạo ra một sức sống và sự lan tỏa cực kỳ mãnh liệt, vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, với những người tò mò và thích suy luận, sau khi đọc bộ tiểu thuyết, ắt sẽ không khỏi cảm thấy cuốn tiểu thuyết “ba phần thực, bảy phần hư” này có nhiều tình tiết rất “khả nghi”, thậm chí phi logic và không thể lý giải được.

Trong bộ tiểu thuyết rất “ăn khách” của mình, có hai nhân vật xuất hiện, nhưng đến tên tuổi, La Quán Trung cũng không nói rõ. Người thứ nhất chính là viên quan Đốc bưu bị Trương Phi say rượu đánh chết. Đương nhiên, đây là một nhân vật nhỏ, tên tuổi thế nào có lẽ không quan trọng lắm. Tuy nhiên, nhân vật thứ hai, ngược lại có một vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn biến của “Tam Quốc diễn nghĩa” cũng không được tiểu thuyết gia họ La nói rõ tên tuổi. Người đó không ai khác chính là mỹ nhân Điêu Thuyền.
Tới đây, nhiều người ắt sẽ phản đối ngay. Rõ thật ngớ ngẩn, không có tên tuổi, vậy Điêu Thuyền gọi là gì? Chẳng phải cô ta tên là Điêu Thuyền hay sao? Trên thực tế, Điêu Thuyền vốn không phải là tên. Điêu Thuyền là tên gọi chung cho những người hầu chuyên phục vụ áo mũ cho quan lại trong triều đại nhà Hán.

Cũng giống như nhiều người lầm lẫn Đốc bưu là tên của người bị Trương Phi đánh chết, song thực ra, Đốc bưu vốn chỉ là tên một chức quan chịu trách nhiệm các trạm dịch trong lãnh thổ một quận dưới thời nhà Hán. Như vậy, cũng giống như Đốc bưu, Điêu Thuyền là một nhân vật “vô danh” trong “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Vậy, Điêu Thuyền rốt cuộc là ai?

Mặc dù, trong các bộ chính sử, người ta hoàn toàn không tìm thấy bất cứ ghi chép nào về nguồn gốc xuất thân của mỹ nữ lừng danh này. Tuy nhiên, trong nhiều truyền thuyết dân gian, Điêu Thuyền lại có nguồn gốc xuất thân rất rõ ràng. Theo những truyền thuyết này thì Điêu Thuyền vốn họ Nhậm, tên là Hồng Xương. Quê quán thì mỗi chuyện một phách, người nói ở Lâm Thao, người nói ở Mễ Chi, người lại nói ở Hân Châu.

Nếu quả thực, Điêu Thuyền có tên, có tuổi, có nguồn gốc xuất thân hẳn hoi thì vì sao La Quán Trung lại chỉ giới thiệu “chức danh” của mỹ nhân này mà “lờ tịt” chuyện tên tuổi của cô ta? Ngoài ra, từ sau sự kiện lầu Bạch Môn, Lã Bố bị Tào Tháo xử chết, số phận của Điêu Thuyền ra sao, La Quán Trung cũng không hề nói rõ, thậm chí nửa chữ cũng không. Điều này trên thực tế không phù hợp với phong cách của La Quán Trung.

Những người đọc “Tam Quốc diễn nghĩa” sẽ thấy rằng, trong bộ tiểu thuyết của mình, dù là “ba phần thực, bảy phần hư”, nhưng với mỗi nhân vật quan trọng, La Quán Trung đều giới thiệu lai lịch rất rõ ràng và tỉ mỉ. Chẳng hạn như, sau khi Tôn Thượng Hương bị lừa về Đông Ngô thì vai trò của nhân vật này với diễn tiến của “Tam Quốc diễn nghĩa” gần như không còn nữa. Tuy nhiên, tới khi Lưu Bị bại trận và chết ở Bạch Đế thành, La Quán Trung vẫn một lần nữa nhắc tới sự kiện Tôn Thượng Hương nghe tin Lưu Bị chết đã tự sát theo chồng.

Cách thức này của La Quán Trung giúp người đọc có được một hồ sơ hoàn chỉnh và đầy đủ về nhân vật và nó cũng tạo nên phong cách của tác gia họ La. Tuy nhiên, đối với Điêu Thuyền, một nhân vật có vai trò quan trọng hơn Tôn Thượng Hương rất nhiều thì vì sao lại bị La Quán Trung đối xử bất công tới như vậy?

Số phận của Điêu Thuyền trong các truyền thuyết dân gian cũng có nhiều dị bản khác nhau. Có thuyết nói, Quan Vũ đã đem Điêu Thuyền giấu đi, Tào Tháo sau khi biết chuyện liền phái người đuổi bắt, Điêu Thuyền rút kiếm tự sát. Một thuyết khác lại nói, nhờ sự sắp xếp của Quan Vũ, Điêu Thuyền trở về quê hương, sống cho tới già. Cũng có người nói, sau khi về quê, Điêu Thuyền xuất gia làm ni cô, sống cuộc đời ẩn dật, yên bình.
Điêu Thuyền trên phim
Một thuyết khác nói, sau khi đánh bại Lã Bố và cướp được Điêu Thuyền, Tào Tháo bên ngoài thì tặng Điêu Thuyền cho Quan Vũ nhưng lại ngấm ngầm đồng ý ban mỹ nhân này cho Lưu Bị để chia rẽ mối quan hệ giữa Lưu và Quan. Biết được mưu đồ của Tào Tháo, Quan Vũ đã giết chết Điêu Thuyền.

Mặc dù có rất nhiều câu chuyện khác nhau về số phận của mỹ nhân này, tuy nhiên, có thể thấy là trong tất cả các câu chuyện, số phận của Điêu Thuyền đều gắn liền với Quan Vũ. Kỳ thực, trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung đã dùng thủ pháp ẩn dụ để kể lại câu chuyện về số phận của Điêu Thuyền. Đó chính là câu chuyện về con ngựa Xích Thố lừng danh.

Có một điểm rất phi logic trong câu chuyện về chú ngựa Xích Thố lừng danh này mà những người đọc tinh ý có thể phát hiện ra. Khi Quan Vũ nhận được ngựa Xích Thố từ chỗ Tào Tháo thì Xích Thố đã là một con ngựa trưởng thành. Đó cũng là lúc Quan Vũ ở độ tuổi thanh niên. Sau này, khi Quan Vũ bại trận ở Mạch Thành và bị quân Đông Ngô giết, Quan Vũ vẫn cưỡi con ngựa Xích Thố. Khi đó, Quan Vũ tuổi đã ngoài 50. Đây rõ ràng là một sai lầm chết người của La Quán Trung.

Ai cũng biết rằng, ngựa Xích Thố ban đầu của Đổng Trác, sau đó Đổng Trác tặng lại cho Lã Bố. Khi Lã Bố nhận ngựa Xích Thố thì con thần mã này đã có thể cưỡi ra chiến trường. Đó là thời điểm năm 190 sau Công nguyên. Cho tới khi Tào Tháo đánh bại Lã Bố, chiếm được ngựa Xích Thố rồi tới lúc đem con thần mã này tặng lại cho Quan Vũ, thời gian đã qua ít nhất là 10 năm. Rồi tới khi Quan Vũ thua trận, chạy tới Mạch Thành và bị giết tại đây đã là năm 221 sau Công nguyên.

Tính ra, từ thời điểm Đổng Trác tặng ngựa Xích Thố cho Lã Bố cho tới khi Quan Vũ chết trận ở Mạch Thành thì ngựa Xích Thố ít nhất đã 31 tuổi. Theo kiến thức động vật học ngày nay, loài ngựa có tuổi thọ trung bình vào khoảng 30-40 năm và cũng giống như con người, chúng sống càng lâu thì thể lực và khả năng lao động càng kém.

Như vậy, vào thời điểm Quan Vũ chết trận ở Mạch Thành, Xích Thố đã là một “ông lão chân chậm, mắt mờ”, nếu như không chết thì cũng chỉ còn biết quanh quẩn bên tàu ngựa “an hưởng tuổi già” mà thôi. Một dũng tướng như Quan Vũ sẽ không thể nào lại cưỡi một con ngựa già ra mặt trận cho dù đó có là “thần mã” đi chăng nữa.

Nếu như đối chiếu thân thế của Xích Thố trong “Tam Quốc diễn nghĩa” với thân thế của Điêu Thuyền trong các truyền thuyết dân gian có thể thấy một sự trùng hợp rất kỳ lạ. Cả Xích Thố lẫn Điêu Thuyền đều từ tay Đổng Trác chuyển sang Lã Bố, rồi từ chỗ Lã Bố bị Tào Tháo chiếm làm chiến lợi phẩm, sau đó được tặng lại cho Quan Vũ. Điều này hoàn toàn không phải là một sự trùng hợp đơn thuần hay ngẫu nhiêu.

Có thể nói, “thần mã” Xích Thố trong “Tam Quốc diễn nghĩa” chính là hóa thân của Điêu Thuyền. La Quán Trung đã sử dụng Xích Thố như một ẩn dụ để kể về số phận của mỹ nhân Điêu Thuyền kể từ sau sự kiện ở lầu Bạch Môn.

Kỳ thực, chỉ riêng tên gọi người ta cũng thấy có một sự hô ứng rất rõ giữa Điêu Thuyền và chú thần mã Xích Thố. Điêu Thuyền, theo các truyền thuyết dân gian thì tên là Nhậm Hồng Xương. Trong tên của Điêu Thuyền có một chữ “Hồng” (đỏ). Trong khi đó, chữ “Xích” trong Xích Thố cũng có nghĩa là màu đỏ. Sở dĩ, loại ngựa này có tên là Xích Thố là vì toàn thân đỏ rực như lửa, không có một sợi lông tạp nào. Vậy, nếu như chữ Xích là nhằm ám chỉ Điêu Thuyền thì chữ Thố ám chỉ điều gì? Mới nhìn, có thể sẽ chẳng thấy có bất cứ mối liên hệ nào giữa Điêu Thuyền và chữ “Thố” này. Tuy nhiên, đây có thể nói là một hàm ý rất sâu sắc của La Quán Trung.

Trong lịch sử nhân loại, gần như tất cả các nền văn minh trên thế giới đều trải qua chế độ xã hội mẫu hệ. Thậm chí, cho tới thời hiện tại, một số bộ lạc nguyên thủy vẫn bảo lưu những tàn tích của chế độ xã hội này. Khi xã hội mẫu hệ bắt đầu, cũng là thời điểm mà con người bắt đầu biết nhận thức và lý giải tự nhiên và đó cũng là lúc hình thành các tín ngưỡng và tôn giáo đầu tiên.

Vì vậy, những người phụ nữ khi đó đóng vai trò là những người lãnh đạo xã hội, trở thành đại biểu và tiêu chuẩn cho việc xây dựng hình tượng các vị thần. Con người sùng bái tự nhiên sản sinh ra vạn vật, vì vậy họ đồng thời cũng sùng bái khả năng sinh nở của những người phụ nữ, coi đó là một biểu tượng của thần linh.
Kỳ 2: Điêu Thuyền được La Quán Trung hư cấu để làm gì?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét