Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Vài nét về Hàn Quốc

Vài nét về Hàn Quốc

Khoa Đông phương học - Đại học Khoa học xã hội - nhân văn


  Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Bắc Châu Á, phía Nam bán đảo Triều Tiên. Phía Đông, Tây và Nam giáp biển. Phía Bắc giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
  Khí hậu: Ôn đới, 4 mùa rõ rệt.
  Diện tích: 99.392 km2
  Dân số: 48.846.823 người (số liệu tháng 6 – 2006)
  Dân tộc: Chỉ có một dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên)
  Ngôn ngữ: Tiếng Hàn (Triều Tiên)
  Đơn vị tiền tệ: Đồng Won (KRW)

    Từ năm 1905, trên thực tế, Triều Tiên là thuộc địa của Nhật. Trong thế kỷ XIX, Triều Tiên, nói chung, phải đương đầu với những thách thức của biến đổi về chính trị và công nghiệp trên thế giới. Trong khi Nhật Bản đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp, thì Triều Tiên còn hiểu lơ mơ về vấn đề này. Trong nội bộ những người trị vì đất nước chia làm hai phái: phái giữ truyền thống và phái muốn hiện đại hoá. Sự đấu tranh về quan điểm giữa hai phái này không đi đến thống nhất về quan điểm nhận thức và quốc gia trở nên tê liệt, mặc dù có cuộc cải cách Kabo (1894-1896). Kết cục là đất nước bị rơi vào tay Nhật Bản, trở thành một nước thuộc địa của Nhật Bản trong nhiều thế kỷ.
   Tháng 8-1945, với sự giúp đỡ của quân đội Liên Xô, Triều Tiên được giải phóng. Tháng 9-1945, quân đội Mỹ đổ bộ vào Nam Triều Tiên, làm cho đất nước tạm thời bị chia làm hai miền mà ranh giới ở vĩ tuyến 38. Từ đấy, Bắc Triều Tiên là miền thuộc sự kiểm soát của quân đội Liên Xô. Nam Triều Tiên là miền thuộc sự kiểm soát của quân đội Mỹ. Trong cuộc hội nghị các ngoại trưởng Anh, Mỹ, Pháp, Nga họp hồi tháng 9-1945 tại Mátxcơva, quyết định khôi phục Triều Tiên thành một quốc gia thống nhất, độc lập, dân chủ. Chủ trương này không thực hiện được. Tháng 5-1948, Nam Triều Tiên tiến hành cuộc bầu cử riêng rẽ. Tháng 8-1948, Nam Triều Tiên thành lập Chính phủ riêng, đứng đầu là Lý Thừa Vãn. Năm 1950, chiến tranh lại xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Nam Triều Tiên được Mỹ giúp sức. Bắc Triều Tiên được Trung Quốc và Liên Xô giúp sức, đánh nhau quyết liệt. Ngày 27-7- 1953, Hiệp định đình chiến được ký kết. Đất nước Triều Tiên từ đấy, chính thức chia cắt làm hai miền. Nam Triều Tiên gọi là "Đại Hàn Dân quốc" (gọi tắt là Hàn Quốc). Bắc Triều Tiên gọi là "Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên".
   Hàn Quốc có diện tích 94 nghìn km2, số dân hiện này là 40 triệu người. Khoáng sản thiên nhiên chủ yếu tập trung ở Bắc Triều Tiên, còn Nam Triều Tiên chủ yếu là nông nghiệp. Vì vậy, Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp đã nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp. Hiện nay, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp hàng đầu ở châu Á, có lẽ chỉ đứng sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ ở châu Á và đứng thứ 10 về kinh tế thế giới. Tốc độ phát triển công nghiệp, công nghệ của Hàn Quốc đã làm cho cả thế giới kinh ngạc.

Kinh tế Hàn Quốc
   Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006.
    Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giầu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc như là "Huyền thoại sông Hán", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm - một phân tích gần đây nhất bởiGoldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giầu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD [1] và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giầu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD [2].
   Trong những năm 1970 đến 1980, Kinh tế Hàn Quốc tập trung vào ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô. Với sự hỗ trợ của chính phủ, POSCO, một công ty sản xuất thép, được thành lập trong vòng gần 3 năm, là một xương sống đầu tiên cho nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm tiếp theo. Ngày nay, POSCO là nhà sản xuất thép đứng thứ 3 trên thế giới. Hàn Quốc là nước đóng tầu lớn nhất trên thế giới với các công ty hoạt động đa quốc gia như Hyundai Heavy Industries và Samsung Heavy Industries luôn thống trị thị trường đóng tầu toàn cầu. Ngành sản xuất ô tô cũng phát triển một cách nhanh chóng, đang cố gắng để trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới, điển hình là Hyundai Kia Automotive Group, đưa Hàn Quốc thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô.
   Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước. Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ đã tăng nhanh, chiếm khoảng 70% GDP. [3] Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,912 vào năm 2006. Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung QuốcViệt Nam, vàIndonesia. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng là một nước có số giờ làm việc cao nhất thế giới.
1. Nông nghiệp:
Những năm 1960, bức tranh nông nghiệp Hàn Quốc khá ảm đạm với những cánh đồng khô cằn, hiệu quả kinh tế thấp; tư duy canh tác của người nông dân vẫn manh mún, lạc hậu. Điều này buộc Chính phủ Hàn Quốc phải tìm cách “kích cầu” nông nghiệp phát triển thông qua hình thức hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN), một hình thức sản xuất rất mới lúc bấy giờ.
   Nguyên nhân của tình trạng trì trệ này là do việc sản xuất dựa trên kinh nghiệm là chính khiến lợi tức thấp, nông dân không có khả năng tái đầu tư nên tiếp tục rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo. Trước tình trạng này, Chính phủ quyết định phá vỡ sự bế tắc đó bằng cách thực hiện biện pháp “hai mũi giáp công đồng bộ”: đưa kỹ thuật sản xuất mới (giống mới, phân bón và nông dược, cung cấp tín dụng đầy đủ và xác định giá nông sản nâng đỡ cho nhà nông); thay đổi cơ chế chính sách nông nghiệp (cải cách ruộng đất để mọi nông dân đều có đất canh tác, đồng thời ban hành Luật Hợp tác xã và xây dựng HTXNN đa mục tiêu khuyến khích nông dân tham gia).
   HTXNN đa mục tiêu của Hàn Quốc có nhiệm vụ hướng dẫn và đào tạo kỹ năng sản xuất cho bà con; cung cấp các phương tiện cần thiết cho an sinh xã hội; làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư nông nghiệp cho xã viên từ đồng ruộng đến chợ hàng hoá (bao gồm sản xuất, chế biến và bán ra thị trường); dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm (bao gồm kinh doanh tài chính nông nghiệp, tín dụng và tiết kiệm của các HTXNN thành viên); dịch vụ về chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, từ sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Điều này đã “vực” nền nông nghiệp Hàn Quốc từ yếu ớt trở nên ổn định. Nhờ đó, giá trị sản lượng nông nghiệp tăng gấp đôi so với 15 năm trước. Năm 2005, mặc dù tăng trưởng về nông nghiệp chậm lại nhưng Hàn Quốc đã đạt được mục tiêu hàng đầu là tự cung tự cấp về gạo – nguồn lương thực chủ yếu của đất nước – với sản lượng 4, 8 triệu tấn.Tuy nhiên, khi Hàn Quốc gia nhập WTO vào năm 1995, nông dân Hàn Quốc lại đứng trước một thách thức mới, đó là các cam kết cắt bỏ mọi khoản trợ cấp cho nông dân. Để thích ứng với những cam kết WTO, một lần nữa Chính phủ Hàn Quốc lại ban hành chiến lược nông nghiệp mới, trong đó chú trọng đổi mới khả năng cạnh tranh của nông nghiệp bằng cách huấn luyện nông dân, hiện đại hoá hệ thống marketing, áp dụng công nghệ thông tin; ổn định an sinh nông thôn thông qua đầu tư cho giáo dục, y tế và đặc biệt là hưu trí của nông dân xã viên. Ngoài ra, Nhà nước còn cải tiến cơ chế chính sách, đặc biệt là chuyển hướng mục tiêu hoạt động của HTXNN. Theo đó, thay vì hoạt động dàn trải trước đây, HTXNN tập trung vào những sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ có lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công cao. Thủ tục tài chính được cải cách với hình thức thanh toán trực tiếp thay vì qua trung gian.
   Từ năm 1994 đến năm 2003, Chính phủ Hàn Quốc đã dành 48 tỷ USD thực hiện chiến lược trên và dự trù khoảng 110 tỷ USD cho giai đoạn 2004-2013 để tiếp tục cải tiến thuỷ lợi, cải cách ruộng đất, hiện đại hoá phương tiện marketing, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất, cải tiến chất lượng cuộc sống của bà con nông dân...
   Giá trị sản lượng nông nghiệp của Hàn Quốc đã tăng gấp đôi so với 15 năm trước. Năm 2005, mặc dù tăng trưởng về nông nghiệp chậm lại nhưng Hàn Quốc đã đạt được mục tiêu hàng đầu là tự cung tự cấp về gạo - nguồn lương thực chủ yếu của đất nước - với sản lượng 4,8 triệu tấn.

    Hàn Quốc đã tập trung nỗ lực phát triển nông nghiệp vào việc tăng sản lượng lên mức tối đưa từ diện tích đất trồng trọt có hạn của đất nước (vốn chỉ chiếm 19% tổng diện tích đất đưai). Những giống lúa mới và những cây trồng khác cho sản lượng cao đã được đưa vào gieo trồng. Ngoài ra, công nghiệp phân bón và thuốc trừ sâu cũng được phát triển để cung cấp đầy đủ những sản phẩm thiết yếu này cho các chủ trang trại.
    Sản xuất hoa quả, rau xanh, các cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao và các sản phẩm chăn nuôi tăng nhanh. Sự phát triển nhà kính làm bằng nhựa vi-nyl đã góp phần quan trọng vào việc tăng khối lượng thu hoạch rau xanh cho đất nước.
    Quá trình công nghiệp hóa đã làm giảm nhanh số dân làm nông nghiệp. Tỷ lệ số dân nông thôn trong tổng dân số giảm mạnh từ 57% năm 1962 xuống dưới 9% vào cuối những năm 2000. Xu hướng này đã ảnh hưởng đến cơ cấu lao động của các ngành công nghiệp quốc gia. Để giải quyết vấn đề lao động trong ngành nông nghiệp đang giảm nhanh, Chính phủ đã có những nỗ lực lớn nhằm thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp. Cơ giới hóa đã mang lại những thành tựu đáng kể trong việc trồng và thu hoạch lúa.
   Từ những năm đầu của thập niên 70, chương trình tái trồng rừng đã được triển khai trên toàn quốc. Chương trình này bao gồm việc trồng cây mới và bảo vệ diện tích rừng hiện có trên các khu vực đồi núi vốn chiếm khoảng 64% diện tích đất đai của Hàn Quốc. Ngoài ra, những giống cây mới cho năng suất cao, có khả năng kháng sâu bọ và bệnh tật tốt hơn đang được phát triển.
    Nhằm gìn giữ tài nguyên rừng cho đến khi chúng mang lại hiệu quả, Chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ việc khai thác gỗ. Hơn một thập kỷ qua, sản xuất gỗ chỉ giới hạn trong khoảng 1.500.000 m3. Hầu hết các nhu cầu về gỗ được đáp ứng nhờ nhập khẩu. Một lợi ích nữa của việc bảo vệ rừng là những nỗ lực này đã đóng góp phần lớn vào việc chống lũ và xói mòn đất.
   Trong hơn hai thập kỷ qua, việc mở rộng và hiện đại hóa công nghiệp đánh bắt cá đã đạt được những thành tựu đáng kể và ngành này đã trở thành một nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Khối lượng cá đánh bắt được tăng nhanh nhờ các tàu đánh bắt hiện đại và cơ giới hóa bắt đầu hoạt động ở những vùng ven biển cũng như ngoài khơi. Cơ sở đánh bắt cá của Hàn Quốc đã được xây dựng tại Tây Samoa, Las Palmas và các địa điểm khác.
   Người tiêu dùng (Hàn Quốc) giờ đây có thể tận hưởng cá mực đánh bắt từ ngoài khơi đảo Falkland.
    Nghề đánh bắt cá ngoài khơi của Hàn Quốc đã đạt đến đỉnh cao giữa những năm 1970 và sau đó giảm nhanh do chi phí nhiên liệu tăng và nhiều nước tuyên bố khu kinh tế biển của họ rộng 200 hải lý. Hàn Quốc đã đàm phán các hiệp định đánh bắt cá với một số nước có vùng bờ biển để đảm bảo quyền đánh bắt cá trong lãnh hải của họ và đang tiếp tục phát triển đánh bắt cá ngoài khơi.
2. Công nghiệp:
   Là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, Hàn Quốc nổi lên như một câu chuyện thành đạt trong nhiều lĩnh vực. Trong năm 2005, giá trị thương mại Hàn Quốc đạt tới 545 tỷ đôla, đứng 12 trên thế giới. Hàn Quốc cũng có nguồn dữ trữ ngoại tệ lớn thứ tư. Mặc dù giá dầu lửa cao, đồng won mạnh và chi phí nguyên liệu ngày càng tăng, nền kinh tế Hàn Quốc đang tăng trưởng ở một mức độ tốt.

   Duy trì sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc là những ngành công nghiệp then chốt và đã được thế giới công nhận. Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới; thứ 2 với chất bán dẫn: đứng thứ 3 thế giới; hàng điện tử: đứng thứ 4. May mặc, sắt thép và các sản phẩm hóa dầu của Hàn Quốc đứng thứ 5 nếu xét về tổng giá trị và ô tô đứng thứ 6 trên thế giới. Ngành đóng tàu của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp tiên phong trong 3 năm qua, chiếm 40% đơn đặt hàng đóng tàu của cả thế giới trong năm 2005.
    Là một nhà sản xuất ô tô lớn, Hàn Quốc sản xuất trên ba triệu xe hàng năm. Kể từ khi Hàn Quốc lần đầu tiên xuất khẩu xe năm 1976, ngành công nghiệp ô tô của nước này đã phát triển với tốc độ kinh ngạc. Trên đà uy tín của ôtô Hàn Quốc ngày càng tăng cao trên thế giới, các công ty ôtô Hàn Quốc hàng đầu đã bắt đầu mở rộng cơ sở sản xuất ra nước ngoài.


   Chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu, ngành sản xuất chất bán dẫn của Hàn Quốc là một ngành công nghiệp mũi nhọn đặc biệt là khi nói tới bộ nhớ động và chíp hệ thống (SOC).
    Trong năm 2004, thanh DRAM (bộ nhớ truy xuất động) của Hàn Quốc đứng thứ nhất trên thế giới với thị phần 47.1%.
    Tóm lại, định hướng chính sách công nghiệp của Hàn Quốc đã thay đổi rất lớn trong từng thập kỷ, trợ giúp cho việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tới một tương lai tươi sáng và thịnh vượng hơn. Từ những năm 1960, Hàn Quốc bắt đầu xúc tiến xuất khẩu khi cho ra đời hàng loạt các luật và quy định có liên quan và lập ra những chương trình phát triển hướng tới xuất khẩu. Công nghiệp nặng về hóa chất là trung tâm của chính sách công nghiệp quốc gia trong những năm 1970 và có sự tái cơ cấu công nghiệp trong những năm 1980. Việc tái cơ cấu là nhằm vào phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs).






  Mở cửa và tự do hóa thị trường là điểm nhấn trong những năm 1990. Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra năm 1997, Hàn Quốc đã thực hiện những bước dũng cảm để đem lại sự phục hồi nhanh chóng. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đi đầu trong việc tăng cường sự minh bạch và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong khi các chính sách hỗ trợ các công ty liên doanh được ra đời.
    Kể từ năm 2000, công cuộc đổi mới là trọng tâm của chính sách quốc gia. Để tạo ra nhiều đổi mới hơn trong các ngành công nghiệp, Hàn Quốc đang xúc tiến các chính sách thân thiện với doanh nghiệp cũng như là các chính sách củng cố hợp tác giữa các công ty lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    Trải qua giai đoạn phát triển ngoạn mục trong một thời gian tương đối ngắn, chính phủ Hàn Quốc hiện nay đang chú ý tới chất lượng của tăng trưởng. Để đạt được mục tiêu này, Hàn Quốc đề cập tới 3 trụ cột cho tăng trưởng trong tương lai: tăng trưởng mà thúc đẩy tạo ra việc làm, tăng trưởng mà thúc đẩy sáng tạo trong các ngành công nghiệp và tăng trưởng đem lại sự phát triển cân bằng giữa các tỉnh cũng như giữa các vùng đô thị, và giữa các công ty lớn và nhỏ.
    Bên cạnh phát triển mạnh mẽ và cân bằng, chính phủ cũng chủ định kiểm soát lạm phát.
   Trong những năm đầu của thập kỷ 90, giá tiêu dùng lên đến 8-9% mức lạm phát. Tuy nhiên vào năm 2003,  giá tiêu dùng và giá sản xuống đã giảm tương ứng xuống còn 3.6% và 2.2%.  Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực ngăn chặn lạm phát của Chính phủ và sự cải thiện cơ cấu phân phối nông sản và hải sản, lạm phát đã giảm xuống đáng kể.
    
Một  số chỉ số về nền kinh tế Hàn Quốc năm 2009:

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc năm 2009 được cộng hưởng từ tăng trưởng dương nên đã đạt 1.050 nghìn tỷ won.
- Do tỷ giá ngoại tệ tăng nên tính theo ngoại tệ, GDP năm 2009 của Hàn Quốc chỉ đạt 820 tỷ USD và đứng thứ 15 trên thế giới.
- Dự báo, do nền kinh tế hồi phục nên GDP năm nay có đủ khả năng đạt mức gần 1.100 nghìn tỷ won (tương đương 1.000 t ỷ USD).
- Ngày 2/2, Bộ Kế hoạch Tài chính Hàn Quốc cho biết GDP năm 2009 đạt 1.050 nghìn tỷ won, cao hơn 26 nghìn tỷ won so với năm 2008 (1.024 tỷ won).
- Như vậy, Hàn Quốc trong 2 năm liên tiếp đã duy trì được thời kỳ GDP đạt mức trên 1.000 nghìn tỷ won.
- Năm 2009, tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc đạt 0,2% và năm nay dự đoán đạt khoảng 5% khiến tổng GDP tăng lên 1.100 nghìn tỷ won.
- Một quan chức của Bộ Tài chính cho biết năm nay tăng trưởng kinh tế dương nên nếu tính theo đồng won GDP sẽ tiếp tục tăng và đạt mức 1.100 nghìn tỷ won.
- Năm 1996, GDP của Hàn Quốc là 460 nghìn tỷ, 1997 đạt 563 nghìn tỷ bắt đầu mở ra thời kỳ GDP đạt trên ngưỡng 500 nghìn tỷ won. Năm 2000 đạt 632 nghìn tỷ, 2002 đạt 720 nghìn tỷ, 2004 đạt 826 nghìn tỷ, 2006 đạt 987 nghìn tỷ, 2007 đạt 975 nghìn tỷ.
- Năm ngoái, do tỷ giá ngoại tệ bình quân cả năm đạt 1.276 w/1$, cao hơn năm trước nên nếu tính theo đồng đô la, GDP năm ngoái chỉ đạt 820 tỷ USD, thấp hơn so với năm 2008 (928,7 tỷ USD).
- Năm nay, dự đoán Hàn Quốc vẫn sẽ giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ 15 trên thế giới. Đặc biệt do tốc độ hồi phục khá nhanh, tỷ giá ngoại tệ đang giảm xuống mức 1.100w/1$, Hàn Quốc kỳ vọng tăng trưởng đạt 5% và tiếp tục đạt tổng GDP ở con số 1.000 tỷ USD.
- Tính theo đồng USD, tổng GDP của Hàn Quốc qua các năm như sau: 2000 (533,5 tỷ USD); 2001 (504,6 tỷ USD); 2002(575,9 tỷ USD); 2003 (643,6 tỷ USD), 2004 (722,4 tỷ USD); 2005(844,7 tỷ USD); 2006(951,1 tỷ USD); 2007 ( 1.049,3 tỷ USD); 2008 (9.028,7 tỷ USD).
 


SVV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét