Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, phần 2

Bài 4
PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI
I. Pháp luật Hy Lạp
II. Pháp luật La Mã
1. Thời cộng hoà sơ kỳ (thế kỷ 6 đến thế kỷ 4 TCN)
a. Đặc điểm kinh tế-xã hội
- Đây là thời kỳ mà nhà nước La Mã vừa thoát thai khỏi chế độ công xã nguyên thủy; bộ máy nhà nước mới hình thành và đang trong quá trình hoàn thiện.
- Lãnh thổ La Mã chưa vượt ra khỏi bán đảo Italia.
- Quan hệ nô lệ vẫn còn mang tính gia trưởng.
- Kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, kinh tế hàng hoá công thương nghiệp chưa phát triển.
b. Nội dung
- Các chế định về dân sự
+ Bộ luật 12 bảng bảo vệ quyền tư hữu bằng nhiều biện pháp, mà chủ yếu là bằng hình phạt nghiêm khắc, dã man.
+ Trong hợp đồng vay nợ, dùng thân thể con nợ làm vật bảo đảm hợp đồng, nếu con nợ không trả được nợ thì chủ nợ có quyền bắt giữ hoặc giết chết con nợ.
+ Trong quan hệ hôn nhân gia đình, thừa nhận quyền gia trưởng của người chồng, người chồng được quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình và đại diện gia đình trong các quan hệ xã hội. Người cha có quyền bán con của mình làm nô lệ nhưng không quá 3 lần.
+ Trong quan hệ thừa kế, quy định hình thức thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc, người chết được quyền để lại thừa kế cho bất cứ người nào (không nhất thiết phải là con của họ). Hội nghị công dân có quyền giám sát việc chia tài sản.
- Các chế định về hình sự
+ Vẫn còn sử dụng các hình phạt mang tính dã man, tàn bạo.
+ Thừa nhận nguyên tắc đồng thái phục thù.
- Chế định tố tụng
+ Quy định thủ tục xét xử rườm rà, máy móc gây nhiếu khó khăn cho công tác xét xử.
- Nhận xét
+ Bộ luật 12 bản còn nhiều hạn chế cả về nội dung, phạm vi điều chỉnh và kỹ thuật lập pháp
2. Thời cộng hoà hậu kỳ (thế kỷ 3 TCN – thế kỷ 1)
(Gồm cả thời cộng hoà hậu kỳ và thời kỳ quân chủ)
a. Đặc điểm kinh tế xã hội
- Lãnh thổ của đế quốc được mở rộng.
- Kinh tế hàng hoá phát triển mạnh
- Quan hệ nô lệ phát triển và mang tính chất điển hình.
b. Nội dung
- Nguồn
+ Tập quán pháp
+ Quyết định của hoàng đế la mã
+ Quyết định của toà án các cấp
+ Quyết định của viện nguyên lão
+ Quyết định của quan thái thú các tỉnh
+ Các công trình nghiên cứu, công trình hệ thống hoá pháp luật của các luật gia la mã.
- Các chế định dân sự
+ Đưa ra khái niệm quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt; quy định căn cứ xuất phát, nội dung,… của các quyền này.
+ Khi quy định về hợp đồng, pháp luật đưa ra điều kiện và phân loại hợp đồng, quy định quyền và nghĩa vụ của hai bên khi không thực hiện hợp đồng.
· Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
E Do sự thoả thuận của 2 bên tham gia hợp đồng.
E Phù hợp với quy định của pháp luật
· Phân loại hợp đồng
E Hợp đồng thực tại: quyền và nghĩa vụ của các bên chuyển giao tại thời điểm giao vật. Loại này gồm các hợp đồng bảo quản, vay mượn.
E Hợp đồng thoả thuận: quyền và nghĩa vụ của các bên chuyển giao tại thời điểm ký hợp đồng. Loại này gồm hợp đồng mua bán, cho thuê sức lao động, súc vật, nhà cửa, ruộng đất…
· Nếu một bên vi phạm hợp đồng thì phải thực hiện trái vụ (bồi thường hợp đồng). Biện pháp để bảo đảm trái vụ: cầm cố vật, sự bảo lãnh của người trung gian. Trái vụ sẽ chấm dứt khi: 
E Hai bên thoả thuận chuyển khoản nợ cũ sang trái vụ mới.
E Người chủ nợ từ chối quyền đòi hỏi của mình
E Hết thời hiệu đưa đơn kiện
E Người mắc nợ gặp thiên tai, địch hoạ không thể cưỡng lại được.
+ Về quan hệ hôn nhân gia đình


· Quy định quan hệ hôn nhân một vợ một chồng, do sự tự nguyện của hai người.
· Tài sản của vợ chồng là riêng biệt. Mọi chi phí trong thời gian chung sống do người chồng gánh vác.
· Người vợ có quyền ly hôn chồng nếu có lý do chính đáng.
· Cha không được quyền bán con.
+ Trong quan hệ thừa kế
· Quy định hình thức thừa kế theo di chúc và theo pháp luật
· Quy định diện và hàng thừa kế theo quan hệ huyết thống trong phạm vi 6 đời.
- Các chế định hình sự
+ Hình phạt mang tính độc đoán, tàn bạo, chủ yếu là sự dụng nhục hình.
+ Tùy theo người bị phạt thuộc giai cấp nào mà hình phạt sẽ được áp dụng khác nhau.
- Chế định tố tụng
+ Quy định việc xét xử phải do hội đồng toà án đặc biệt đảm nhiệm. 
+ Trong mỗi vụ án, người ta sẽ chọn ra thẩm phán xét xử bằng các bóc thăm.
+ Các thẩm phán tiến hành bỏ phiếu để quyết định bản án.
+ Thẩm phán vừa tiến hành điều tra, vừa xét xử, kết tội, tuyên bố hình phạt.
3. Nhận xét
- Pháp luật có những phát triển vượt bậc, đưa ra nhiều khái niệm chuẩn xác, có giá trị pháp lý cao.
- Kỹ thuật lập pháp chuẩn xác, từ ngữ rõ ràng, trong sáng.
- Điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội quan trọng, phổ biến, đặc biệt lá các quan hệ trong lĩnh vực dân sự.


THỜI KỲ PHONG KIẾN
Bài 5 

NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN PHƯƠNG TÂY

I. ĐIỀU KIỆN VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN PHƯƠNG TÂY

1. Điều kiện và sự hình thành nhà nước phong kiến phương Tây

a) Các yếu tố tác động từ bên trong

- Sự suy yếu của đế quốc La Mã

Từ thế kỷ thứ 3 đến 5 sau công nguyên, chế độ chiếm hữu nô lệ ở La Mã rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nô lệ diễn ra khắp nơi một cách mạnh mẽ, làm cho thành thị tiêu điều, ruộng vườn hoang vu, những cuộc chiến tranh cướp nô lệ buộc phải dừng lại. Do đó, nguồn nô lệ can kiệt dần, giá bán nô lệ lên rất cao nên việc sử dụng nô lệ với quy mô lớn không còn mang lại lợi nhuận cao như trước mà còn trở nên nguy hiểm. Kinh tế theo đó bị đình trệ, nền kinh tế công thương nghiệp một thời phát triển cũng nhanh chóng suy sụp, cư dân thành thị thưa thớt dần, mối liên hệ kinh tế giữa các vùng trong đế quốc không còn chặt chẽ như trước nữa. Trong khi đó, ở phía đông, nhờ sự liên hệ với các nước phương đông nên kinh tế còn có thể phát triển hơn ở phía tây. Năm 330, Hoàng đế Conxtantinut quyết định dời đô sang miền đông. Năm 395, hoàng đế Têôdôdiut chia đế quốc La Mã thành 2 quốc gia riêng biệt: Đông La Mã và Tây La Mã.

- Quan hệ sản xuất phong kiến xuất hiện ở Tây La Mã

Ở Tây La Mã, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ tỏ ra không còn phù hợp. Những mầm mống của quan hệ sản xuất phong kiến dần dần hình thành, mà biểu hiện cụ thể của quá trình đó thể hiện qua 2 mặt:
ª Lãnh địa hóa toàn bộ ruộng đất trong xã hội.
ª Nông nô hóa giai cấp nông dân.
Hai mặt này diễn ra song song nhau, đan xen lẫn nhau, chứ không phải lãnh địa hoá ruộng đất xong mới nông nô hoá giai cấp nông dân.
- Như phần trên đã đề cập, các chủ nô lớn không thể sử dụng nô lệ với quy mô lớn tham gia sản xuất trên phần đất của mình. Họ bắt đầu chia đất của mình ra 2 phần:
+ Phần nhỏ hơn (1/3)do chủ đất trực tiếp quản lý, 
Phần lớn hơn (2/3) họ lại chia thành nhiều mãnh nhỏ, phát canh cho những nông dân tự do thậm chí cho cả nô lệ của mình. Những người này lĩnh canh ruộng đất và có nghĩa vụ nộp lại cho chủ đất một khoảng tiền hay hiện vật (gọi là địa tô); ngoài ra, họ còn phải đến lao động không công trên phần đất của chủ đất trong một số ngày nhất định (gọi là tô lao dịch). Những người lĩnh canh ruộng đất như vây gọi là “Lệ nông”. Họ chính là tiền thân của nông nô trong thời kỳ phong kiến. 
- Trong thời kỳ này, xã hội La Mã vẫn còn tồn tại một số nông dân tự do. Trước nạn cướp bóc hoành hành khắp nơi, họ không thể tự bảo vệ cho mình, nhà nước La Mã thì đã quá suy yếu cũng không thể bảo vệ được cho họ, họ lâm vào tình cảnh khó khăn, nguy cơ bị cướp đất, trắng tay ngày càng hiện hữu. Trong khi đó, lợi dụng tình trạng hổn loạn của xã hội và địa vị của mình, các chủ đất lớn tổ chức quân đội riêng để bảo vệ ruộng đất, giữ gìn an ninh trật tự trong phần đất của mình. Do đó, những nông dân tự do thường tìm đến những chủ đất này xin được bảo hộ bằng cách biến đất của mình thành đất của chủ đất rồi lĩnh canh lại phần đất đó, và trở thành lệ nông. Do đó, đất đai của những chủ đất lớn ngày càng lớn hơn. Dần dần, chúng nắm cả quyền thu thuế, lập toà án riêng và nhà tù, thế lực của chúng ngày càng mạnh, có xu hướng thoát ly sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Nếu chúng ta xem những lệ nông là tiền thân của nông nô thời trung cổ thì cũng có thể xem những tên chủ đất này là tiền thân của các lãnh chúa phong kiến tương lai.

Như vậy, trong xã hội lúc bấy giờ đã hình thành 2 giai cấp tiền thân của giai cấp đặc trưng cho chế độ phong kiến là địa chủ và lệ nông. Phương thức bóc lột sức lao động trong thời kỳ này cũng đã thay đổi và chuyển sang phương thức bóc lột của chế độ phong kiến là “địa tô”.

b) Các yếu tố tác động từ bên ngoài

Bên cạnh đó, ở phía đông đường biên giới sông Ranh và sông Đanuyp của đế quốc La Mã là địa bàn cư trú của người Giecmanh gồm nhiều tộc người như người Iaraniêng, người Frăng,… Lúc này, họ vẫn đang sống trong thời kỳ công xã thị tộc mạt kỳ, nên người La Mã gọi họ là “Man tộc”. 
Từ thế kỷ 5, những Man tộc này tràn vào chinh phục đế quốc Tây La Mã và giành đuợc một vai chiến thắng có ý nghĩa quan trọng. Chiến thắng này làm cho xã hội người Giecmanh cũng như xã hội của người La Mã có nhiều thay đổi lớn. 
- Khi chinh phục được những người La Mã có trình độ văn hoá, xã hội cao hơn mình, người Giecmanh không thể dung nạp họ vào các tập đoàn thị tộc của họ, cũng không thể dùng những tập đoàn này để quản lý họ. Do đó, các cơ quan quản lý thị tộc buộc phải nhanh chóng chuyển hoá thành những cơ quan nhà nước phù hợp để thống trị, quản lý được những người La Mã. Nhà nước đó không thể là nhà nước chiếm hữu nô lệ, vì hình thức nhà nước này đã tỏ ra không còn phù hợp trong xã hội người La Mã. Lực lượng sản xuất đã phát triển đến một giai đoạn mới, dần trở thành lực lượng sản xuất của chế độ phong kiến. Do đó, buộc các quan hệ sản xuất cũng như kiến trúc thượng tầng cũng phải phù hợp theo. Cho nên, nhà nước mà người Giecmanh có thể thành lập để quản lý được người La Mã chỉ có thể là nhà nước phong kiến. Do tình thế thúc đẩy nên các cơ quan của tổ chức thị tộc người Giecmanh chuyển hoá hành cơ quan nhà nước rất nhanh chóng. Trong quá trình chuyển hóa này, các thủ lĩnh quân sự đoạt lấy quyền lực, thay thế cho các tù trưởng bộ lạc, lại được sự ủng hộ của lực lượng quân đội nên đã trở thành vua với quyền lực tối cao. Nhà vua tuyên bố tất cả đất đai chiếm được đều thuộc sở hữu của vương triều và đem đất đai đó phong tặng cho những tùy tùng của mình như các quý tộc quân sự, quý tộc thị tộc, tăng lữ, những quan chức La Mã cũ nhận giúp chính quyền mới và cả những bình dân nô lệ được giải phóng để phục vụ cho nhà vua.như vậy, người giecmanh đã xây dựng nhà nước phong kiến với hình thức quân chủ chuyên chế trên đất nước Tây La Mã.
- Về phần xã hội Tây La Mã, đang manh nha phát triển thành xã hội phong kiến thì xuất hiện cuộc chiến của các tộc người Giecmanh, đóng vai trò như nhân tố xúc tác làm cho xã hội chuyển biến sang xã hội phong kiến một cách nhanh hơn, dứt khoát hơn.

Cùng với sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã, Nhiều vương quốc của người Giecmanh được thành lập như: Vương quốc Vidigôt; Vương quốc Frăng; Vương quốc Buôcgiôngđơ; Vương quốc Anglô - Săcxông; Vương quốc Xuyevơ; Vương quốc Ôxtrôgôt; Vương quốc Lôngba...
Tuy nhiên, phần lớn các vương quốc này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Chỉ có Vương quốc Frăng tồn tại lâu dài và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lịch sử Tây Au trong suốt giai đoạn sơ kỳ của chế độ phong kiến.

2. Kết cấu xã hội 

Trong xã hội lúc này, đã hình thành nên 2 giai cấp cơ bản: đại địa chủ – chiếm hầu hết ruộng đất, là giai cấp thống trị; nông nô – không có ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa, là giai cấp bị trị.
Giai cấp thống trị 
Chia thành 2 loại: lãnh chúa thế tục (phần nhiều xuất thân từ tầng lớp võ sĩ) và lãnh chúa tăng lữ. Hai loại này lại chia thành nhiều thang bậc khác nhau tạo nên một hệ thống đẳng cấp phong kiến.
· Lãnh chúa thế tập
- Đứng đầu trong hệ thống này là Vua. Dưới Vua gồm có những cận thần là Công tước và Bá tước, nhận đất trực tiếp từ Vua. Như vậy, Vua là lãnh chủ, còn Công tước và Bá tước là thần thuộc của nhà vua. 
- Đến lượt mình, Công tước, Bá tước cấp ruộng đất lại cho các thần thụôc của mình (Nam tước và Kỵ sĩ) và trở thành lãnh chủ của họ. 
- Ngoài ra, các Nam tước và Kỵ sĩ có thể có thần thuộc riêng, gọi là Tiểu Kỵ sĩ. 
Trên phần đất đã phong cho Công tước và Bá tước, nhà Vua không có quyền hạn gì nữa, kể cả các thần thuộc của họ cũng không được xem là thần thuộc của nhà Vua. 
Như vậy, giai cấp phong kiến đã hợp thành những bậc thang phong kiến, trong đó, mỗi thành viên của chế độ này trong quan hệ với cấp trên là thần thuộc, trong quan hệ với cấp dưới là lãnh chủ. Dần dần đất phong ấy được thế tập và truyền lại cho người con trai trưởng, nhưng vẫn là thần thuộc của lãnh chủ. 
Về nguyên tắc, thần thuộc phải phục tùng lãnh chủ, phải tham gia vào những cuộc chiến của lãnh chủ, tham gia những hội nghị do lãnh chủ triệu tập. Còn lãnh chủ có nghĩa vụ giúp đỡ thần thuộc, bảo vệ ruộng đất cho thần thuộc.
· Bọn lãnh chúa tăng lữ cũng chia ra nhiều đẳng cấp: đại giáo chủ, giáo chủ, giáo phụ các tu viện đều là những đại lãnh chủ có nhiều thần thuộc không thua gì các lãnh chủ thế tục. 
Giai cấp bị trị
Giai cấp nông nô là người trực tiếp sản xuất và đối tượng bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến. Học có nguồn gốc là những nô lệ, lệ nông, và nông dân tự do. 
Về kinh tế, nông nô được lãnh chúa giao đất để cày cấy, nộp tô cho chủ, có thể là tô lao dịch, tô hiện vật hay tô tiền. Ngoài ra, còn nộp nhiều thứ thuế như: thuế xay bột, thuế nước, thuế qua cầu, qua đò… nếu là tín đồ cơ đốc giáo, họ còn phải nộp thuế 1/10 và nhiều khoản khác thường khác. 
Về chính trị, nông nô chưa hoàn toàn mất tự do. Họ có gia đình riêng, tài sản riêng. Lãnh chúa có thể mua bán nông nô nhưng không được tuỳ tiện giết nông nô như chủ nô giết nô lệ, tuy vậy họ vẫn có quyền đánh đập nông nô miễn không nguy hại đến tính mạng. Tuy họ phải làm việc cho chủ, nộp một phần lớn hoa lợi cho chủ nhưng họ được giữ lại một phần thu hoạch cho mình. Vì thế họ có hứng thú hơn nô lệ trong lao động sản xuất, do đó, lao động của họ có năng suất cao hơn so với nô lệ.
- Tuy nhiên, nông nô bị trói chặt vào ruộng đất, họ không thể tự tiện rời bỏ ruộng đất mà chủ giao cho, thậm chí con cháu họ cũng phải kế thừa mãnh đất ấy để tiếp tục làm nông nô cho lãnh chúa. Bên cạnh đó, nông nô không có quyền tự do kết hôn, mà phải có sự đồng ý của lãnh chúa. Nếu nữ nông nô lấy chồng là nông nô của lãnh chúa khác, thì phải nộp một khoảng tiền phạt, gọi là tiền ngoại hôn, con cái của họ sinh ra phải chia cho cã 2 lãnh chúa.
v Ngoài 2 giai cấp cơ bản trên, trong xã hội phong kiến còn có tầng lớp tiểu nông, là những nông dân có chút ít ruộng đất. Tuy nhiên, đời sống của họ rất bấp bênh, luôn bị bọn quý tộc chèn ép, có nguy cơ bị phá sản và mất đất để trở thành nông nô.

II. CÁCH THỨC TỔ CHỨC QUYỀN LỰC.

Cách thức tổ chức quyền lực của nhà nước phong kiến phương tây phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nó, cụ thể gồm các hình thức sau đây:
Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền trong các vương quốc ở giai đoạn phong kiến sơ kỳ (điển hình là Vương quốc Frăng);
Chế độ tự quản trong các thành thị giành được quyền tự trị (thế kỷ 12-14);
Nền quân chủ đại diện đẳng cấp (thế kỷ 14-15) khi quyền lực của nhà vua suy yếu, và tỏ ra mâu thuẫn với quyền lợi của các lãnh chúa phong kiến nhưng lại được sự ủng hộ của thị dân và kỵ sĩ. Do đó, nhà vua dung nạp cả những đại biểu của thị dân và kỵ sĩ vào các kỳ đại hội quan trọng, bên cạnh tăng lữ và quý tộc.
Nền quân chủ chuyên chế vào giai đoạn suy yếu của chế độ phong kiến (thế kỷ 15-16), khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện. Do cần có một thị trường rộng lớn và thống nhất, cần có một chính quyền mạnh để bảo hộ kinh doanh sản xuất và buôn bán, giai cấp tư sản đã liên minh và gíup đỡ nhà vua, chống lại bọn lãnh chúa phong kiến cát cứ và xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.




1. VƯƠNG QUỐC FRĂNG

a) Quá trình phát triển của Vương quốc Frăng

Trong số các quốc gia Man tộc xây dựng ở Tây Au vào thời kỳ đầu của chế độ phong kiến ở Tây âu, vương quốc Frăng là lớn mạnh nhất. Có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với các nước Tây Âu sau này.
Vương quốc Frăng trải qua 3 giai đoạn phát triển chủ yếu sau:

Triều đại Mêrôvanhgiêng

Năm 486, Clovic, là một thủ lĩnh liên quân người Frăng, ông liên kết với nhiều liên minh khác đánh bại quân La Mã. Năm 507, Hoàng đế của đế quốc Đông La Mã cử Clôvic giữ chức Chấp chính quan, nghĩa là Clôvic được công nhận là quốc vương của cả nước Frăng. Mở đầu triều đại Mêrôvanhgiêng. 
Do còn chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong xã hội công xã nguyên thủy, khi vua cha mất, quốc gia được đem chia đều cho những người con trai, hình thành nên các quốc gia nhỏ, tranh chấp với nhau. do đó, lãnh thổ của vương quốc Frăng cứ thống nhất rồi lại bị phân chia, thống nhất, phân chia... 
Khi quyền lực của nhà vua suy yếu, thế lực của các quý tộc tăng lên , người nắm thực quyền trong cả nước là các Tể tướng hay vị quan tổng quản của triều đình. 



· Triều đại Carôlanhgiêng

Năm 714, Saclơmacten giữ chức Tể tướng. Khi làm Tể tướng, ông lập được nhiều công cho quốc gia bằng cách đấu tranh vũ trang, thống nhất toàn bộ vương quốc Frăng hùng mạnh xưa kia và mở rộng thêm lãnh thổ. 
Năm 737, khi Quốc vương của gia tộc Mêrôvanhgiêng chết, triều đình không lập vua mới. Vương quốc Frăng do Saclơmacten thống trị. 
Năm 741, Saclơmacten bị bệnh chết. Ông chia lãnh thổ của mình cho 2 đứa con, Caloman và Pepin lùn. Năm 751, Pepin lùn được cử làm vua, mở đầu cho vương triều Carôlanhgiêng.
Năm 768, Pepin lùn chết. Con ông là Salơ đã thống nhất cả vương quốc Frăng và còn mở rộng vương quốc ra gấp đôi, bao gồm cả các nước Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Ao, Ý và một phần của Tây Ba Nha ngày nay. Do vậy, ông được xem như là vị đại đế Saclơ hay Saclơmanhơ (Charlemagne).

· Giai đoạn suy yếu của Frăng và tình trạng phân quyền cát cứ

Năm 824, Saclơmanhơ chết, người con trai của ông là Louis ngoan đạo lên ngôi nhưng ông chỉ suốt ngày lo việc tôn giáo mà không lo việc triều chính. Chính vì vậy, trong 3 năm lên ngôi, Louis ngoan đạo đem đất nước chia cho 3 đứa con của mình, đó là: Lothair, Pepin, Louis. 
Nhưng đến năm 829, Louis ngoan đạo phủ nhận quyết định nói trên để cắt một phần đất cho người con trai của bà vợ sau là Saclơ hói. Ba người con trai của Louis ngoan đạo đều không đồng ý, thế là cha con họ đã tiến hành một cuộc nội chiến kéo dài gần 10 năm. 
Năm 840, Louis ngoan đạo chết, ba năm sau cả ba anh em họ ngồi lại với nhau để ký hoà ước Vecđoong (Verdun). Theo hoà ước này, ba người con trai của Louis ngoan đạo sẽ chia nhau cai trị lãnh thổ vương quốc Frăng, tạo thành 3 nước Đức, Pháp và Ý ngày nay.

b) Đặc điểm bộ máy nhà nước

· Mêrôvanh giêng 
Bộ máy nhà nước được tổ chức còn rất thô sơ. 
ª Ở Trung ương 
- Đứng đầu bộ máy nhà nước là Vua;
- Bên dưới vua là các quan lại cao cấp phụ trách các việc như quân sự, tư pháp, tài chính, văn thư, kho rượu… song sự phân công ấy chưa thật rõ ràng và cố định. 
Ví dụ: Quan Chưởng ấn hoặc Thị vệ có khi làm cả nhiệm vụ ngoại giao hoặc quân sự; Quan thống chế có khi phụ trách cả việc ăn uống hoặc tiệc tùng…
- Ngoài ra còn có các viên quan quản lý trông coi các trang viên của nhà vua. Đứng đầu và quản lý các viên quan này là quan quản lý cung đình, tức Tể tướng.
Trong thời kỳ vua lười, Tể tướng là người cầm quyền thực tế. 

· Đến thời Carôlanhgiêng

Trong thời kỳ của vương triều Carôlanhgiêng, quan trọng nhất là thời kỳ trị vì của Saclơmanhơ, bộ máy nhà nước của vương quốc Frăng ngày càng hoàn chỉnh hơn
Đứng đầu bộ máy nhà nước vẫn là Vua
- Bộ máy quan lại dưới Vua là các chức: Thừa tướng, Tổng Giám mục và Đại thần cung đình.
Thừa tướng giữ chức vụ bí thư và chưởng ấn của nhà vua.
Tổng Giám mục quản lý giáo sĩ trong cả nước.
Đại thần cung đình thì gần giống như quan Tể tướng trước kia, có nhiệm vụ quản lý các công việc hành chính của triều đình.
Chức tể tướng trước kia đến thời kỳ này bị bãi bỏ.
-Bên dưới có các quan lại khác như: Quan Thống chế, Quan Chánh án, Quan coi quốc khố, Quan quản lý kho rượu…

Ở địa phương :

- Ở thời kỳ Mêrôvanhgiêngcả nước chia thành nhiều đơn vị hành chánh địa phương. Đứng đầu mỗi đơn vị đó là Quan Bá tước nên đơn vị hành chính này còn được gọi là “Khu quản hạt Bá tước”.
Quyền hạn của Bá tước :
+ Các bá tước được toàn quyền về hành chính, tư pháp, tài chính, quân sự ở địa phương.
Họ được nhà vua ban cho một số ruộng đất và giữ lại 1/3 tiền án phí.
- Từ thời Saclơmanhơ trở về sau, quan hệ giữa vua và các bá tước trở thành quan hệ giữa tôn chủ và bồi thần. Dần dần, chức vụ này (Bá tước) biến thành cha truyền con nối.

Ở các vùng biên giới :

Từ thời Carôlanhgiêng, vua còn thành lập những đơn vị hành chính đặc biệt ở các biên giới, gọi là Biên trấn. Ở đây, nhà vua cho xây dựng những pháo đài kiên cố nhằm mục đích phòng ngự các cuộc chiến tranh từ bên ngoài và làm căn cứ để tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng lãnh thổ.
Đứng đầu biên trấn là : Bá tước, hoặc Hầu tước, hoặc Công tước.
v Ngoài ra, nhà vua thường cử những đoàn khâm sai để quản lý tình hình ở địa phương, mỗi đoàn thường gồm hai người.
Nhiệm vụ quyền hạn của quan khâm sai:
- Để kiểm tra việc thực hiện các sắc lệnh của nhà Vua. 
- Xử lý các hành vi lạm dụng quyền hạn của các quan lại địa phương.
- Giải quyết những vụ khiếu tố trong nhân dân đối với Bá tước hoặc Giáo chủ ở địa phương.

è Tòa án :

+ Ở trung ương: 
- Cơ quan tư pháp có thẩm quyền xét xử là tòa án của nhà vua.
- Thành phần xét xử: là các pháp quan gồm chánh án và bồi thẩm – do nhà vua chỉ định.


+ Ở địa phương
Lúc đầu, quyền xét xử thuộc về những người dân tự doLúc nhà nước Frăng mới được xây dựng, người dân được tham gia bồi thẩm và được cử những đại biểu của mình làm thẩm phán nhưng chẳngbao lâu, khi nông dân bị nông nô hoá, quyền hạn ngày càng tập trung vào tay các bá tước thì tình trạng này bị bãi bỏ.
- Về sau, quyền tư pháp thuộc tay bá tước. 
Ngoài ra, các đoàn khâm sai do nhà vua cử về địa phương cũng có quyền mở phiên tòa xét xử tại chỗ.

è Quân đội 

- Ban đầu, lực lượng quân đội chủ yếu của quốc gia gồm có đội thân binh của nhà vualực lượng quần chúng. (Tất cả dân tự do đều có nghĩa vụ quân dịch cho nhà vua). Nhưng do đời sống nông nghiệp định cư , đa số nông dân không muốn rời xa ruộng đất, gia đình để đi chinh chiến nữa. Họ chấp nhận hiến ruộng đất cho địa chủ và trở thành nông nô nhằm thoát khỏi nghĩa vụ binh dịch. Vì vậy, giờ đây, đội thân binh của nhà vua trở thành lực lượng quân đội chủ yếu.
- Thời Carôlanhgiêng, lực lượng quân đội chia thành 2 bộ phận:
Quân đội chuyên nghiệp:thường xuyên có mặt trong các trang trại quân đội, nhất là ở các biên trấn.
Quân đội của bồi thần được phong đất - cùng kỵ binh của họ: Đội quân này chỉ tập hợp lại mỗi khi có chiến tranh

c) Nhận xét

- Bằng các biện pháp như tập trung mọi quyền hành về hành chính, tư pháp, tài chính, quân sự… và việc bản thân mình được phong làm hoàng đế, nhà nước Frăng trở thành một nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền. 
- Thế nhưng, do chính sách phân phong ruộng đất cho các lãnh chúa phong kiến, do vua đã giao cho các lãnh chúa phong kiến quá nhiều quyền lực trên mãnh đất của họ nên trong quốc gia dễ xẩy ra cục diện phân quyền cát cứ.
- Đồng thời, do phong tục cha truyền con nối: Sau khi vua qua đời, quốc gia sẽ bị chia đều cho tất cả các con trai của vua - tàn dư của chế độ công xã thị tộc. Nên sau khi lãnh thổ vừa được thống nhất, thì lại phải chia cắt cho các con khi vua cha qua đời. Nên lịch sử của Vương quốc Frăng là một chuỗi dài của sự thống nhất, phân chia, thống nhất...

2. CHẾ ĐỘ TỰ QUẢN CỦA CÁC THÀNH THỊ 

a) Điều kiện kinh tế, xã hội

Điều kiện kinh tế

Đến thế kỷ thứ 11, nền kinh tế Châu Au phát triển vượt bậc, chủ yếu là trong lĩnh vực thủ công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
- Trong thủ công nghiệp, nhiều ngành nghề mới ra đời với trình độ kỹ thuật ngày càng hoàn thiện (luyện kim, khai mỏ, chế tạo vũ khí, thuộc da, dệt len, dạ…). 
- Trong nông nghiệp, do có nhiều tiến bộ, như: nông cụ được cải tiến, đồ sắt được sử dụng phổ biến trong xã hội, diện tích canh tác không ngừng được mở rộng… làm cho sản lượng và số lượng nông sản ngày càng nhiều đa dạng. 
- Thương nghiệp do đó cũng phát triển. do thợ thủ công và nông dân đều tạo ra những sản phẩm dư thừa, họ phải nhờ tới lực lượng thương nhân. Nhờ vậy, người thợ thủ công không cần sản xuất nông nghiệp cũng có cái để ăn và người nông dân không cần sản xuất thủ công nghiệp cũng có dụng cụ, đồ dùng … Mặt khác, nông nghiệp còn là nơi cung cấp nguyên vật liệu cho ngành thủ công nghiệp. Điều này tạo điều kiện cho các thợ thủ công có cơ hội thoát ly hoàn toàn khỏi nông nghiệp để chuyên môn hoá ngành nghề của mình. 
Sự lao động trong xã hội lại một lần nữa được phân công, làm cho kinh tế trong xã hội khôi phục sau cuộc khủng hoảng của chế độ chiếm hữu nô lệ. Chính sự phân công lao động này là điều kiện quan trọng để dẫn đến sự ra đời của các thành thị ở Tây Au trong thời kỳ trung đại.

Điều kiện xã hội

Thế nhưng, nếu chỉ có các điều kiện kinh tế như trên thì vẫn chưa dẫn đến sự ra đời của thành thị ở Tây Au; mà bên cạnh các điều kiện kinh tế đó, còn có sự tác động của điều kiện xã hội. 
· Sự đối kháng giai cấp

Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các thành thị tại Tây Au là sự đối kháng giai cấp xảy ra giữa nông nô, cũng như giữa những người nông dân lệ thuộc khác với các lãnh chúa phong kiến. 
- Những người nông nô có tay nghề thủ công chuyên nghiệp vì muốn thoát khỏi sự bóc lột của lãnh chúa phong kiến, nên họ đã tìm đủ mọi cách để trốn khỏi các trang trại phong kiến.
Sau khi trốn khỏi trang trại và họ tìm đến những chổ thuận lợi cho việc sản xuất và mua bán của mình, như những bến đò, hải cảng, đường giao thông quan trọng; hoặc gần những lâu đài, thành quách của lãnh chúa phong kiến, cũng như những nơi gần nhà thờ của đạo Cơ đốc (do ở đây có các thành quách kiên cố, có thể bảo vệ tài sản và tính mạng của họ). Và khi đến vùng đất của lãnh chúa mới để thựchiện kinh doanh thủ công nghiệp, người nông nô buộc phải đặt mình dưới sự bảo hộ của lãnh chúa mới, chịu sự thống trị về mặt hành chính và tư pháp của những lãnh chúa này, mà người cai quản là do chính các lãnh chúa phong kiến hoặc các quan viên được lãnh chúa cử đến. Họ còn khôn khéo đặt ra nhiều danh mục phải đóng góp cho thành thị để vơ vét tiền của, tiếp tục bóc lột thị dân. 
Những người làm nghề thủ công này tập hợp tại một địa phương và dân số dần dần tăng lên. Người tới lui mua bán, trao đổi với họ ngày càng nhiều. Vì vậy mà những thành phố công thương nghiệp tập trung dần dần xuất hiện.
- Đối với nông nô, do muốn thoát khỏi sự bóc lột của lãnh chúa phong kiến nên họ rời bỏ ruộng đất, đến vùng thành thị để sinh sống và trở thành cư dân của thành thị, làm cho dân cư thành thị ngày càng phát triển. Do đó, thành thị cũng ngày càng phát triển theo.
- Đối với lãnh chúa phong kiến và những giáo sĩ thuộc gíao hội Cơ đốc giáo, do thấy công thương nghiệp ở thành thị có thể mang đến nguồn thu nhập cho mình, nên họ thường kêu gọi những người nông nô bỏ trốn đến vùng đất của họ để sinh sống dưới sự thống trị của họ. 
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của thành thị còn làm cho chất lượng của đời sống của lãnh chúa càng nâng cao, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của lãnh chúa. 
Mặt khác, lúc này hình thức thu địa tô chủ yếu là tô hiện vật, làm cho các hiện vật trong nhà lãnh chúa trở nên dư thừa, ông ta muốnbán những thứ đó đi để lấy tiền, và ông ta ủng hộ, tạo điều kiện cho sự ra đời ngày càng nhiều, ngày càng phát triển của thành thị.

· Cuộc chiến tranh thập tự

Diễn ra trong khoảng thế kỷ thứ 11. Mục đích của các cuộc thập tự chinh này là nhằm chiếm các vùng đất giàu có, màu mỡ của phương Đông, của vùng đất Jêrusalem. Mặc dù cuộc chinh chiến này có chiếm cứ được một số vùng đất ở phương Đông trong một thời gian nhất định, nhưng cuối cùng vẫn thất bại nặng nề. Tuy nhiên, qua cuộc thập tự chinh này, các tộc người Giecmanh (vừa thoát khỏi chế độ côngxã thị tộc) đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm về mua bán đang phát triển của các quốc gia phươngĐông, tạo lập được mối quan hệ thương mại với các quốc gia này, làm cơ sở cho việc phát triển các thành thị ở phương tây.

Từ những điều kiện kinh tế – xã hội nói trên, thành thị đã xuất hiện hàng loạt ở Tây Au từ khoản thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 13 (chẳng hạn: Strasbourg, Saint Quentin, Saint Maur, Oxford, Frănkfut, Paris…

b) Đặc điểm của thành thị

- Thường xuất hiện ở các trung tâm chính trị hoặc trung tâm tôn giáo (nơi có nhiều thành lũy tự vệ) hoặc những nơi thuận tiện cho việc mua bán, vận chuyển hàng hoá (ngả ba sông, bến đò, bến cảng…)
Nằm trong lãnh địa của lãnh chúa phong kiến và chịu sự quản lý, chi phối của lãnh chúa .
Là chủ sở hữu, lãnh chúa có quyền bán thành thị của mình cho lãnh chúa khác hoặc chuyển quyền sở hữu thành phố cho con cháu. đồng thời có rất nhiều quyền đối với thành phố như: quyền hành chính, tư pháp, quyền đúc tiền, quyền thu thuế, quyền cư trú trong những ngày lãnh chúa đến thành phố, quyền trưng dụng ngựa để phục vụ cho những việc cần thiết.. Ở mọt số thành phố, lãnh chúa còn bắt thị dân phải làm một số công việc tạp dịch..Lãnh chúa thường ủy nhiệm cho kẻ khác thay mình đến quản lý thành phố, Sự bóc lột của lãnh chúa không ngừng tăng lên cùng với sự giàu có của thành thị, do đó, đã cản trở sự phát triển của công thương 
nghiệp.
- Giúp nền kinh tế phong kiến thoát khỏi chế độ tự cung tự cấp, ngày càng phát triển và trở thành tiền đề cho quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa sau này.
Trong cuộc sống hàng ngày, cư dân thành thị cần phải có lương thực, thực phẩm như rau, thịt, hoa quả…, trong quá trình sản xuất, thành thị cần có nguyên liệu như nho, lông cừu… Tất cả những thứ đó, thành thị đều dựa vào sự cung cấp của nông thôn, do đó đã tạo nên mối liên hệ kinh tế chặt chẽ giữa thành thị và nông thôn, các trang viên phong kiến của lãnh chúa cũng nhập cuộc, làm cho nền kinh tế tự cung tự cấp của các công xã nông thôn, các trang viên phong kiến bị phá sản.
Mặt khác, do hàng hoá ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường, một phần do thành thị sản xuất, một phần do chở từ phương Đông đến, nhu cầu của giai cấp phong kiến cũng ngày càng tăng lên. Để có nhiều tiền mua các sản phẩm đó, các lãnh chúa chuyển sang dùng hình thức tô tiền thay cho tô hiện vật, và tô lao dịch. Hơn nữa, nhiều lãnh chúa còn cho phép nông nô dùng tiền để chuộc lại tự do. Sau khi nộp đủ tiền cho lãnh chúa, họ hoàn toàn thoát khỏi thân phận nông nô. Như vậy, quan hệ tiền tệ đã làm cho chế độ nông nô ngày càng trở nên lỏng lẻo và do đó đã phá hoại từ từ chế độ phong kiến.

Trên đây là một đặc điểm cơ bản của thành thị ở Tây Au thời kỳ phong kiến. Qua đó, ta thấy trong lòng thành thị đã xuất hiện tầng lớp thị dân mới chịu sự bóc lột của các lãnh chúa mới. Và khi không còn chịu nổi sự bóc lột của các lãnh chúa phong kiến, họ đấu tranh rất quyết liệt với các lãnh chúa nhằm giành quyền tự trị cho thành phố của mình. 

c) Phương pháp giành quyền tự trị

Phong trào đấu tranh giành quyền tự trị diễn ra từ khi xuất hiện thành thị nhưng sôi nổi nhất vào thế kỷ 12 và 13. Thế nhưng, cách thức mà các thành thị giành quyền tự trị ở các thành phố khác nhau là khác nhau. Tuy vậy, chúng ta có thể khái quát chúng thành các phương pháp chính sau đây:

Đấu tranh vũ trang

Cư dân của các thành thị đã tổ chức thành những “Công xã” để tiến hành cuộc đấu tranh. Lãnh chúa thường dùng bạo lực để trấn áp mọi sự hoạt động của công xã. Và những thành thị nào đủ sức mạnh thì giành đượa quyền tự trị (hoàn toàn hay không hoàn toàn); còn không, thì vẫn phải chịu sự áp bức, bóc lột của lãnh chúa.
Như tại thành phố Milanô (Ý), thị dân đã nổi lên chống lại người chủ giáo vào đầu thế kỷ 11. Đến cuối thế kỷ 11, những người làm nghề tiểu thủ công lại nổi lên chống lại các lãnh chúa phong kiến trong giáo hội và ngoài thế tục. Nhưng cuối cùng, Milano cũng giành được quyền tự trị của mình

Chuộc tiền

Do có một số lãnh chúa đang rất cần tiền nên đã chấp nhận cho các thành thị nộp tiền để thoát khỏi sự thống trị của các lãnh chúa; tuy nhiên cũng có những thành thị phải dùng cả hai biện pháp nói trên mới giành được độc lập.
Thành phố Laon (Pháp) là một trong những thành phố giàu có. Đầu thế kỷ 12, các thị dân đã nộp cho lãnh chúa và Vua Louis VI một số tiền to để đổi lấy sự tự chủ. Nhưng chỉ ít lâu sau, người chủ giáo ở thành phố Laon đã bội ước, lấy lại quyền thống trị thành phố Laon. Nhân dân thành phố đã giết chết vị chủ giáo và các đồng bọn của ông ta. Triều đình phái quân tới để giải tán công xã. Thế nhưng thị dân ở đây đã kiên trì đấu tranh nên vào năm 1128, Vua phải cho phép các thị dân ở đây thành lập công xã.

d) Tổ chức quản lý tại các thành thị

Đối v

ới các thành thị đã giành được quyền tự trị hoàn toàn:

Quản lý thành thị là hội đồng thành phố.
- Hội đồng thành phố do thị dân bầu ra.
- Đây là cơ quan hành chính tối cao của thành thị.
- Hội đồng này có quyền soạn ra chính sách, pháp lệnh, và đúc tiền riêng.
Họ có quyền tuyên chiến hoặc giảng hoà.
Thông qua một cuộc bầu cử, các thị dân chọn ra thị trưởng, chánh án và nhân viên quản lý. Trong thành thị cũng có tổ chức toà án, có lực lượng vũ trang của mình. 

Đối với các thành thị hưởng quyền tự trị không hoàn toàn

Các thành thị hưởng quyền tự trị không hoàn toàn như: Paris, Orleans, Lyon, Oxford, Lincoln… thì trong tổ chức quản lý còn chịu sự ảnh hưởng của nhà vua. Tức là, bên cạnh sự tự quản của hội đồng thành phốnhà vua vẫn còn thẩm quyền tác động vào các hoạt động ở đây thông qua một cơ quan thường trú hay thông qua hội đồng thành phố.

Tuy vậy, dù đã giành được quyền tự trị hoàn toàn hay không thì hàng năm, các thành thị vẫn phải đóng cho nhà vua hay lãnh chúa một khoản tiền thuế nhất định.

v Và có một số thành thị như: Veneza, Genova, … sau khi giành được quyền tự trị còn xây dựng được những nhà nước cộng hoà.

v Bên cạnh đó, vẫn còn những thành thị nhỏ khác, do không đủ sức đấu tranh với lãnh chúa, nên vẫn phải chịu sự thống trị của họ









3. NỀN QUÂN CHỦ ĐẠI DIỆN ĐẲNG CẤP

a) Nền quân chủ đại diện đẳng cấp ở Pháp

Điều kiện kinh tế - xã hội

- Nước Pháp ở thế kỷ 11 là một quốc gia điển hình của chế độ phong kiến phân quyền: Đất nước bị chia ra làm nhiều lãnh địa phong kiến hoàn toàn tự trị. Vương triều Capêchiêng có lãnh địa vừa và nhỏ so với lãnh địa của các lãnh chúa phong kiến khác, nên quyền lực của Vương triều chỉ mang tính hình thức.
- Vương triều ra sức củng cố quyền quyền lực, làm suy yếu thế lực của các lãnh chúa bằng nhiều hình thức:
+ Từ thế kỷ 12, Vương triều bắt đầu lớn mạnh dần do thành thị và thủ công nghiệp phát triển. Khi thị dân ở miền Bắc Pháp đấu tranh với các lãnh chúa, nhà Vua ủng hộ cho thị dân với mong muốn làm cho quyền lực của các lãnh chúa lớn suy yếu. Giáo hội và nhà tu cũng trở thànhđồng minh của vua, vì họ muốn thoát khỏi sự xâm phạm của lãnh chúa phong kiến. Họ dùng tiền tăng cường quỹ cho vua, mua vũ khí cho quân đội của vua. Nhờ đó, vua Pháp dần dần củng cố được nền thống trị trên lãnh thổ của mình.
+ Cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13, các vua Pháp tiến hành nhiều biện pháp nhằm làm suy yếu thế lực của các lãnh chúa, đồng thời nâng cao thế lực của Vương triều, như: Tiến hành chiến tranh giành lại đất đai; Xây dựng bộ máy chính quyền trung ương tập quyền; Tổ chức lại chính quyền địa phương; Cải cách tư pháp theo hướng thu hẹp thẩm quyền xét xử của các lãnh chúa, những vụ án quan trọng hay có liên quan đến lãnh chúa đều do toà án nhà vua xét xử. 
- Bên cạnh đó, trong cuộc đấu tranh để tăng cường quyền lực của chính quyền trung ương, triều đình nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của thị dân, nên địa vị của thị dân trong chính quyền của nhà vua ngày càng được nâng cao. Họ được tham gia vào các công việc hành chính, tư pháp và tài chính của triều đình, trở thành tiếng nói của quần chúng trong các kỳ Hội nghị quý tộc.
- Đến thời Phillip IV, do cần tiền cho những cuộc chiến, nhà Vua tăng thuế đối với Giáo hội. Điều đó dẫn đến sự xung đột gay gắt giữa nhà Vua và Giáo hoàng. Trong tình hình đó, nhà Vua rất cần sự ủng hộ của các tầng lớp xã hội để làm áp lực đối với Giáo hoàng. Năm 1302, lần đầu tiên, Phillip IV chính thức mở rộng Hội nghị đại biểu quý tộc. Trong Hội nghị này, ông mời cả đại biểu thị dân tham dự. Đó là Hội nghị 3 đẳng cấp, gồm: Tăng lữ, Quý tộc và Thị dân, gọi là Hội nghị tam cấp. Trong đó, giới tăng lữ và quý tộc tham gia với tư cách cá nhân, còn thị dân thì tham gia với tư cách đại diện. 
Tuy nhiên, Hội nghị 3 đẳng cấp không phải là đại biểu cho toàn thể nhân dân Pháp, vì bộ phân dân số đông nhất là nông dân thì không có đại biểu tham dự.

Nhiệm vụ, quyền hạn: 

- Lúc đầu, là cơ quan tư vấn cho nhà vua, góp ý với nhà vua trong các lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Bàn bạc và quyết định vấn đề thuế khoá.
Mỗi khi cần tiền, vua Pháp yêu cầu Hội nghị 3 đẳng cấp cho tăng thuế. Các đại biểu thường lợi dụng những dịp như thế, đòi hỏi nhà Vua phải ban bố những sắc lệnh có lợi cho mình, thì mới thông qua vấn đề tăng thuế.
Ở Hội nghị, từng đẳng cấp thảo luận và giải quyết các vấn đề riêng rẽ nhau, đến lúc trả lời vua lần cuối thì họp chung. Trong cuộc họp chung, quyết định của đẳng cấp này không ràng buộc quyết định của đẳng cấp khác.
- Năm 1357, do những yêu sách của nhân dân Paris nên Hội nghị đẳng cấp có một số thay đổi như: 
+ Được triệu tập họp một năm 2 lần, không cần có sự đồng ý của nhà vua, 
+ Được giải quyết vấn đề thuế khoá theo yêu cầu của mình, kiểm tra thu chi ngân sách nhà nước và được cử cố vấn cho nhà Vua. 
Tuy nhiên, đến thế kỷ 15, Nhà nước quân chủ chuyên chế ở Pháp được thành lập thì Hội nghị 3 đẳng cấp cũng mất hết vai trò của mình.

b) Sự thành lập nghị viện Anh

Điều kiện kinh tế - xã hội

- Vào thế kỷ 11, nước Anh là nước phong kiến phân quyền. Tuy nhiên, vua Anh chiếm giữ được một số lãnh địa và thành thị lớn, xây dựng Vương quyền tương đối hùng mạnh, khống chế được các lãnh chúa phong kiến, bắt họ phải phục vụ mình và ngăn không cho họ đánh lẫn nhau. 
- Tuy vậy, các lãnh chúa phong kiến đều manh nha tổ chức bạo động, họ muốn được độc lập như những lãnh chúa ở Pháp. Nhưng mưu đồ của họ không thành, do các kỵ sĩ nhỏ và thị dân ủng hộ nhà vua, vì họ sợ lãnh chúa trở nên lộng quyền và áp bức họ. 
- Giữa thế kỷ 12, Henri II củng cố thêm quyền lực của chính quyền Trung ương lên một bước nữa, ông dựa vào kỵ sĩ và thị dân để đấu tranh kiên quyết với các lãnh chúa phong kiến, như: phá hủy lâu đài, thành quách của lãnh chúa, đặt quân phòng thủ, mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án của nhà vua; Ban hành đạo luật quân dịch, xây dựng quân đội thường trực hùng mạnh.
- Với các chính sách trên, nước Anh trở thành một nước hùng mạnh nhất Châu Au. Nhưng sau đó, các vua Anh thi hành chính sách chuyên chế quá nghiêm ngặt, liên tiếp tổ chức chiến tranh, vơ vét sức lực, tiền của của nhân dân vào các cuộc chiến ấy, nên bị đại bộ phận nhân dân phản đối
- Ngoài ra, Vương triều còn mâu thuẫn với Giáo hộithất bại trong chiến tranh với Pháp… nên các lãnh chúa phong kiến nổi dậy chống lại Triều đình. Tầng lớp kỵ sĩ và thị dân trước đây ủng hộ nhà vua, nay cũng liên kết với các lãnh chúa, chống đối triều đình. 
- Trước tình thế ấy, vua Anh phải chấp nhận các yêu sách của họ. Những yêu sách này được viết lại trong văn bản “ Đại Hiến chương tự do” (Magna Carta). Đại Hiến chương này bảo đảm quyền tự do của người dân, xác định lại những nguyên tắc của nền chính trị tập quyền, hạn chế quyền độc đoán của nhà vua, xác nhận quyền tự do của các thành phố, quyền tự do đi lại mua bán. 
Nghị viện Anh được thành lập
- Tuy vậy các vua Anh đều tìm cách phá hoại bản Hiến chương, khiến cho quý tộc phong kiến phải liên hiệp với kỵ sĩ và nông dân, nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa chống lại. Năm 1264, quân khởi nghĩa đánh tan quân đội nhà vua, một quý tộc phong kiến là bá tước Ximông Đơ Mônpho lên nắm chính quyền. Ông chủ trương một Liên minh giữa quý tộc phong kiến với thị dân và kỵ sĩ. 
- Năm 1265, Ximông Đơ Mônpho triệu tập một Hội nghị gồm có quý tộc, tăng lữ, đại biểu kỵ sĩ của mỗi lãnh địa, đại biểu thị dân của thành thị. Hội nghị này được xem là Quốc hội đầu tiên ở nước Anh.
- Từ thế kỷ 14, Quốc hội Anh chia thành 2 viện: Thượng nghị viện – gồm quý tộc và tăng lữ cao cấp; Hạ nghị viện, gồm tầng lớp kỵ sĩ và thị dân. 
Nhiệm vụ, quyền hạn
- Quyền hạn của Quốc hội là bàn bạc và thông qua các vấn đề về thuế khoá, ngân sách. Nhà vua không được quyền thu thuế trực tiếp hay gián tiếp khi chưa có quyết định của Quốc hội.
- Quốc hội dần trở thành cơ quan lập pháp tối cao. Qua Quốc hội, quý tộc phong kiến, kỵ sĩ và cả những thị dân giàu nắm lấy quyền hành pháp và khống chế việc thu thuế. 
Tuy nhiên, Quốc hội cũng chỉ là cơ quan đại diện cho những giai cấp, tầng lớp trên. Dân chúng nghèo khó ở nông thôn và thành thị đều không có đại biểu. Do đó, Quốc hội của Ximông Đơ Monpho lập ra không được xem là thực thể đại diện cho nhân dân theo nghĩa hiện đại. Nhưng cũng phải thừa nhận hình thức Quốc hội này là tiền thân cho các cơ quan đại diện nhân dân ngày nay.

4. CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ.

1. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thế kỷ 15, Tây Au bước vào giai đoạn phong kiến hậu kỳ. Trong thời kỳ này, sự phát triển của kinh tế làm cho xã hội Tây Au có nhiều thay đổi sâu sắc.
Về kinh tế
+ Công thương nghiệp đạt được những thành tựu quan trọng. Việc phát minh ra lò cao, máy hơi nước, máy dệt, máy in... làm cho nhiều ngành công nghiệp phát triển. Sự phân công lao động thủ công được đẩy mạnh, nhiều nghề mới ra đời. Lao động thủ công từ hợp tác đơn thuần tiến dần lên công trường thủ công - hình thức đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Trong nông nghiệp, tuy không có sự phát triển vượt bậc như trong công nghiệp, không có sự phân công lao động một cách tỉ mỉ, nhưng nó cũng có nhiều tiến bộ đáng kể, như: khối lượng nông sản phẩm, diện tích gieo trồng tăng lên, phương pháp canh tác tiến bộ. Ngoài cung cấp lương thực, nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Một số địa phương còn có xu hướng chuyên môn hoá việc cung cấp nguyên liệu là nông sản. 
Về xã hội
+ Trên cơ sở của sức sản xuất, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành. Hàng loạt nông dân mất hết ruộng đất, nhiều thợ thủ công bị phá sản, trở thành đội ngũ của những người làm thuê. Giai cấp tư sản hình thành và ngày càng khẳng định được vị trí của nó trong xã hội phong kiến.
+ Do nhu cầu cần có một thị trường thống nhất, cần có một chính quyền mạnh để bảo hộ kinh doanh, sản xuất và mua bán, giai cấp tư sản đã liên minh và giúp đở nhà Vua để chống lại bọn lãnh chúa phong kiến cát cứ và xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền. 
+ Trong khi đó, lãnh chúa phong kiến ngày càng tăng cường bóc lột nông dân làm cho mâu thuẫn giữa lãnh chúa phong kiến với nông dân trở nên gay gắt. Giai cấp tư sản lợi dụng phong trào quần chúng để tấn công vào bọn lãnh chúa phong kiến, làm suy yếu lực lượng của chúng. 
+ Trong tình hình đó, chính quyền nhà vua đã phải dựa vào lực lượng của giai cấp tư sản để củng cố sự thống trị của mình. Kết quả là, vào các thế kỷ 15 - 16, chế độ quân chủ chuyên chế đã lần lượt được thiết lập ở các nước Tây Au. 




Đặc điểm của nền quân chủ chuyên chế trong thời kỳ này

- Thực chất chế độ quân chủ chuyên chế vẫn là nền chuyên chính của giai cấp thống trị phong kiến, nhưng về hình thức thì có nhiều thay đổi so với nhà nước quân chủ trong thời kỳ trước đó. Điều này do những thay đổi về tương quan giai cấp quyết định. 
- Chế độ quân chủ chuyên chế ở các nước Tây Au lúc này được thiết lập trong điều kiện chế độ phong kiến Tây Au đang lâm vào khủng hoảng, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đang hình thành. Do đó, nhà nước quân chủ chuyên chế ra đời như một liên minh tạm thời giữa nhà nước phong kiến với giai cấp tư sản. Nhà vua sử dụng giai cấp tư sản để chống lại tập đoàn lãnh chúa phong kiến cát cứ. Ngược lại, giai cấp tư sản được nhà vua bảo hộ, che chở, thống nhất tiền tệ và đo lường, điều này rất quan trọng đối với giai cấp tư sản còn non trẻ. 
- Tuy nhiên giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản là 2 giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau. Do vậy, nhà nước quân chủ chuyên chế tồn tại trên sự mâu thuẫn giữa quý tộc phong kiến và tư sản, nhà nước này không phải là biểu hiện của sự hưng thịnh của chế độ phong kiến mà nó biểu hiện cho một nhà nước đang ở vào giai đoạn quá độ trước khi nhà nước tư sản ra đời. Trong giai đoạn này, quan hệ sản xuất phong kiến chưa sụp đổ hẳn, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành nhưng chưa được củng cố vững chắc, do đó, cả 2 thế lực này đề cần đến một chính quyền trung ương đủ mạnh để bảo vệ cho sự tồn tại của mình ở một mức độ nào đó.
- Tuy nhiên, không phải tất cả các nước Tây Au đều thiết lập được nền quân chủ chuyên chế. Ở một số nước như Đức, Italia... do những điều kiện lịch sử của mình mà vào thế kỷ 11-16 vẫn duy trì chế độ chính trị phong kiến phân quyền.
BÀI 6:
PHÁP LUẬT PHONG KIẾN PHƯƠNG TÂY

1. Nguồn luật của pháp luật phong kiến Tây Âu

Do tình hình chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu nên nguồn luật rất phức tạp và đa dạng, nó gồm các nguồn sau đây:
- Tập quán pháp : gồm nhiều phong tục tập quán của các bộ tộc người la mã, người Giecmanh, những tập quán pháp chủ yếu được tập hợp trong bộ luật Xa Lích (cuối thế kỷ 5 đầu thế kỷ 6)
- Luật pháp của triều đình phong kiến , bao gồm chiếu chỉ, mệnh lệnh của nhà Vua, các án lệ và quyết định của toà án nhà Vua.
- Luật lệ của giáo hội Thiên chúa, nó vừa điều chỉnh quan hệ tôn giáo, quan hệ hôn nhân, quan hệ thừa kế, quan hệ trái vụ…
- Luật lệ của lãnh chúa, của chính quyền ở các thành phố tự trị.
- Những quy định dẫn chiếu từ luật La Mã cổ đại.

Tuỳ theo từng vùng, từng thời kỳ mà vai trò của từng nguồn luật có khác nhau.
- Trong thời kỳ đầu, nguồn của pháp luật chủ yếu là các tập quán pháp.
- Đến thế kỷ 6, các nước phong kiến tây âu ban hành luật thành văn như: luật Xalich, luật Vidigot, Buôcgôngđơ, Xăcxông… Nội dung của các bộ luật này chính là sự sao chép lại các tập quán pháp của các “Man tộc” trước đây, do đó luật pháp trong thời kỳ này chưa được xây dựng trên một chuẩn mực pháp lý nào cả.
- Thế kỷ 8, Vương triều Carôlanhgiêng ban hành “Bộ luật điền sản” để điều chỉnh chế độ kinh tế phong kiến, mà đặc biệt là chế độ ruộng đất.
- Vào thế kỷ 11, 12 chế độ phong kiến phát triển cực thịnh, nhiều bộ luật thành văn được ban hành. Đặc biệt, trong thời kỳ này kinh tế hàng hoá phát triển trong khi pháp luật phong kiến vẫn không có chế định điều chỉnh quan hệ này, do đó, người ta viện dẫn luật la mã để giải quyết những vấn đề phát sinh từ quan hệ này.

2. Nội dung của pháp luật phong kiến Tây Au

Các quy định liên quan đến luật dân sự

· Các quan hệ pháp lý về tài sản

Về quyền sở hữu ruộng đất:

+ Từ thế kỷ 5 đến 6, do người Frăng vừa thoát thai khỏi chế độ công xã thị tộc nên ở buổi ban đầu của chế độ phong kiến, quyền sở hữu ruộng đất ở công xã có 2 hình thức:
· Thuộc quyền sở hữu chung của công xã đối với ruộng đất canh tác. Công xã tiến hành việc phân chia ruộng canh tác cho các thành viên của mình. Đến thời hạn nhất định nông dân phải trả lại cho công xã để phân chia lại.
· Thuộc quyền sở hữu tư nhân đối với nhà cửa, vườn tuợc xung quanh nhà. 
Theo bộ luật Xa Lích, ruộng đất được chia cho các thành viên công xã và được cha truyền con nối, tuy nhiên ruộng đất chỉ có thể chuyển cho con trai. Nếu người chết không có con trai thì phải trả ruộng đất lại cho công xã.
+ Đến đời vua Sinpê Rich (561 – 584), Nhà Vua quy định nếu người chết không có con trai, ruộng đất được quyền để lại cho con gái, không phải trả lại cho công xã nữa. Đây là một bước quá độ để chuyển sang chế độ tư hữu về ruộng đất.
+ Thế kỷ 6, 7 quyền sở hữu ruộng đất của công xã bị tan rã, đất đai thuộc quyền sở hữu của người được phân phối (nông dân). Bọn quý tộc 
+ Trên danh nghĩa, toàn bộ lãnh thổ của vương quốc là tài sản của Nhà Vua, Nhà Vua phân phong cho các thần thuộc của mình. Dần dần, các thần thuộc biến ruộng đất được phân phong thành ruộng đất tư hữu. Từ thế kỷ 9, 10 trở về sau, ruộng đất này trở thành lãnh địa và thuộc toàn quyền sở hữu của lãnh chúa phong kiến. Trên phần ruộng đất được phân phong, các quan hệ pháp lý về ruộng đất do các lãnh chúa quy định (quy định về hợp đồng mua bán, chuyển nhượng ruộng đất giữa các chủ đất, việc lĩnh canh ruộng đất, các nghĩa vụ của nông nô đối với lãnh chúa, quy định về thủ tục thừa kế ruộng đất… Những quy định này đều thể hiện nguyên tắc “Không đất nào là không có chủ”). Dần dần những quy định này trở thành tập quán pháp. 

Đối với việc sở hữu các tài sản khác

+ Bộ luật Xa Lích thừa nhận chế độ tư hữu về động sản. Vấn đề này được phản ánh qua những điều khoản quy định các hình phạt đối với các tội trộm cắp hoặc gây thiệt hại đến gia súc, hoa màu của người khác.
+ Đến thế kỷ 11, 12, trong các thành phố tự trị kinh tế công thương nghiệp phát triển, các thành phố này bắt đầu viện dẫn pháp luật la mã để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hợp đồng, trái vụ như các loại hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi chác, thuê mướn, ủy thác… do đó, pháp luật của các thành thị trong thời kỳ này rất phát triển.

· Luật lệ về hôn nhân gia đình

- Bộ luật Xa Lích nghiêm cấm tục cướp vợ hoặc mua bán vợ. Bộ luật quy định trong thủ tục kết hôn, người chồng phải tặng quà cưới cho vợ (thay cho tiền mua vợ). Sau đó số tài sản này trở thành tài sản chung.
- Theo phong tục, để giữ lại toàn bộ số tài sản của dòng họ, người phụ nữ goá phải kết hôn với anh hoặc em của chồng (chưa có vợ). Tuy nhiên, người phụ nữ này được quyền lấy chồng khác với điều kiện:
+ Phải được gia đình chồng cũ ưng thuận
+ Người chồng mới phải nộp cho gia đình chồng cũ một khoản tiền nhất định
- Về sau, luật hôn nhân gia đình chịu nhiều ảnh hưởng của thế lực nhà thờ và luật lệ thiên chúa giáo. Luật lệ tôn giáo và luật pháp nhà nhà nước đều ngăn cấm việc ly hôn.
- Địa vị pháp lý của người phụ nữ có được cải thiện hơn so với trong thời chiếm hữu nô lệ. Tuy nhiên, họ vẫn phải phụ thuộc vào người cha, người chồng và con trai; ngoài xã hội phụ nữ có địa vị xã hội thấp kém hơn so với đàn ông cùng đẳng cấp. Do bị ảnh hưởng của thế lực nhà thờ, giáo hội, càng ngày người phụ nữ càng bị mất năng lực pháp lý về tài sản và bị áp dụng cực hình. Tuy nhiên ở một số địa phương của nước Anh, người vợ được quyền quản lý tài sản của mình, ở miền Nam nước Pháp, người vợ được quyền lấy lại của hồi môn và được gia đình chồng cấp phần đất riêng cho người phụ nữ goá chồng.
- Ở nông thôn, trai gái làng này bị cấm kết hôn với trai gái của làng khác, do đó thường dẫn đến tình trạng loạn luân. 
- Đối với nông nô, khi kết hôn phải có sự đồng ý của lãnh chúa. Nếu kết hôn với nông nô của lãnh chúa khác thì phải nộp phạt tiền ngoại hôn. Con do hai nông nô này sinh ra phải chia đều cho cả hai lãnh chúa.

Các quy định liên quan đến luật Hình sự

· Tục trả nợ máu

- Do bị ảnh hưởng của các phong tục tập quán trong thời kỳ công xã nguyên thủy, trong giai đoạn đầu của chế độ phong kiến, tục trả nợ máu vẫn còn tồn tại khá đậm nét. 
- Bộ luật Xa Lích quy định: 
+ Nếu tội phạm không đủ tiền nộp phạt và cũng không có người nộp thay thì phải mang mạng sống của mình ra chịu tội. 
+ Đối tượng phải trả nợ máu là chính kẻ giết người hoặc con trai của người đó. 
+ Người được trả thù chỉ có thể là cha, con trai, anh em trai của nạn nhân 
+ Quy định thời gian chờ trả thù nhằm làm giảm bớt tính hung hãn của gia đình người bị hại và tạo điều kiện cho tội phạm có tiền nộp để chuộc tội (ví dụ ở Anh, thời gian chờ trả thủ là 12 tháng).

· Nộp tiền chuộc tội

- Theo bộ luật Xa Lích, bất cứ tội phạm nào cũng được phép dùng tiền để chuộc tội (trừ những tội phạm bị xem là trọng tội: tội phản quốc, tội chống lại giáo hội…)
- Lúc đầu, mức tiền nộp phạt tùy thuộc vào sự thoả thuận của hai bên. Về sau, bộ luật quy định mức phạt cụ thể (ví dụ: trộm chó: 15 xôlidút, trộm ngựa: 45 xôlidút, xúc phạm người frăng tự do: 30 xôlidút, giết chết người frăng tự do: 200 xôlidút, giết chết phụ nữ mang thai: 600 đến 700 xôlidút). ½ số tiền nộp phạt được chia cho gia đình bị hại, ½ còn lại sung vào công quỹ. 
- Luật cho phép họ hàng của tội phạm được nộp tiền thay và tội phạm sẽ trở thành nô lệ cho người đã nộp phạt thay mình. Nhưng đến thế kỷ 6, luật cấm người khác nộp phạt thay, tội phạm phải tự mình bỏ tiền ra để chuộc tội và mức tiền nộp phạt tùy thuộc vào địa vị của người bị hại. Nếu tội phạm là kẻ giết người mà không chịu nộp phạt hoặc không có tiền nộp phạt thì sẽ bị tử hình.
- Đối với những tội phản quốc, không trung thành với nhà vua hoặc lãnh chúa phong kiến, chống lại nhà thờ và luật lệ tôn giáo, trộm cắp tài sản của nhà nước hay của nhà thờ… đều bị coi là trọng tội. Tất cả những trọng tội đều không được dùng tiền chuộc mà phải chịu án tử hình. Phương thức thực hiện án tử hình rất tàn bạo như: chém đầu, treo cổ, hoả thiêu, làm cho tội phạm chết dần trong đau đớn… Tuy nhiên luật lại không quy định như thế nào là phản quốc, như thế nào là không trung thành với nhà vua… do đó, đối với những loại tội phạm này, quan toà thường xét xử tùy tiện, chủ quan.
· Hình phạt
- Tính chất giai cấp trong pháp luật phong kiến thể hiện rõ trong việc quy định hình phạt. Tùy theo thân phận và địa vị của người phạm tội và người bị hại, pháp luật quy định mức hình phạt khác nhau. Ví dụ: giết một người có địa vị cao thì phải nộp phạt gấp 3 đến 4 lần mức bình thường, tiền phạt tội bắt trộm nôlệ bằng mức tiền phạt tội bắt trộm con ngựa hay con bò, nếu người dân tự do và người nô lệ phạm tội như nhua thì người dân tự do chuộc tội bằng tiền, còn người nô lệ thì thì bị thể xác.

Pháp luật về tố tụng và tư pháp 
· Toà án
- Trong thời kỳ phong kiến, quyền tư pháp thuộc về cả nhà vua, giáo hội và các lãnh chúa phong kiến. Tuỳ từng thời kỳ khác nhau mà quyền tư pháp của các thế lực có vai trò khác nhau.
+ Thế kỷ 6 đến thế kỷ 10, quyền tư pháp của các lãnh chúa lớn mạnh. Nhà vua chỉ có quyền xét xử trên phần đất của vương triều.
+ Thế kỷ 11 đến 14, nhà vua tìm mọi cách hạn chế bớt quyền lực của các lãnh chúa phong kiến, tăng cường quyền lực của mình. Do đó, phạm vi và thẩm quyền xét xử của toà án nhà vua ngày càng được mở rộng.
+ Thế kỷ 15, 16 quyền tư pháp của các lãnh chúa phong kiến bị suy yếu và dần dần bị loại trừ. Quyền xét xử trong cả nước thuộc về toà án của nhà vua.
+ Giáo hội có quyền lập ra những “toà án tôn giáo thiêng liêng” để xét xử những người bị coi là dị giáo, chống lại giáo hội…
- Trong thời kỳ hưng thịnh của chế độ phong kiến, một nguyên tắc hoạt động phổ biến của toà án là người xét xử phải có tài sản ít nhất bằng tài sản của của người bị xét xử.

· Tổ chức luật sư

- Tổ chức luật sư đã từng xuất hiện trong thời kỳ La Mã cổ đại, đến thời kỳ phong kiến tổ chức này hoạt động như những ngành nghề trong xã hội và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị – xã hội.

· Viện công tố

- Ban đầu, viện công tố do nghị viện thành lập và trực thuộc nghị viện. Ủy viên công tố phải là thành viên của Nghị Viện. Về sau, Viện Công tố tách khỏi Nghị Viện thành một cơ quan độc lập.
- Viện Công tố có chức năng theo dõi ngân khố quốc gia và giám sát công việc tố tụng hình sự. 


NHẬN XÉT

- Pháp luật là một phương tiện để nhà nước đàn áp, bóc lột quần chúng nhân dân lao động, bảo vệ địa vị, quyền lợi của tập đoàn phong kiến thế tục và tập đoàn phong kiến giáo hội.
- Pháp luật phong kiến kém phát triển hơn so với pháp luật thời Hy La cổ đại, vì những nguyên nhân sau đây:
+ Trong một thời gian dài, tình trạng phân quyền cát cứ và kinh tế tự cung tự cấp đã kìm hãm sự của kinh tế hàng hoá
+ Các lãnh chúa phong kiến phải tập trung và các cuộc chinh phạt lẫn nhau, không có thời gian cho việc xây dựng pháp luật. Trong các lãnh địa, các tập quán pháp và mệnh lệnh của lãnh chúa phong kiến được dùng để điều chỉnh các vấn đề xã hội. 
Tuyệt đại đa số cư dân bị mù chữ, thậm chí nhiều quý tộc cũng không biết đọc biết viết. Nhà nước và giáo hội thực hiện chính sách ngu dân, bắt buộc dân chúng học thuộc lòng kinh thánh và không thực hiện giáo dục toàn diện.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét