Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Chính sách của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên


Chính sách của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên




Gã đàn ông dâm đãng vẫn đang chờ đợi, cho dù buồn thay, ngay cả khi không thấy bóng dáng của người tình hờ. 

Đó là hình ảnh của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Chân In, người đang phải ngóng chờ sự cứu trợ, mà không phải lúc nào cũng sẵn lòng từ các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên, ngoài việc đưa ra một số chi tiết chưa được biết về ông Kim hoặc quan hệ giữa ông ta với Trung Quốc thì các tài liệu ngoại giao của Mỹ được Wikileaks tiết lộ tuần qua cũng chỉ làm tăng thêm các dự đoán và nhận định xưa cũ khi phân tích về quan hệ Trung Quốc - Bắc Triều Tiên.

Các tài liệu được tiết lộ cho thấy nhận định bất ngờ, giật gân rằng: Trung Quốc chấp nhận việc tái thống nhất Triều Tiên, dưới sự kiểm soát của Hàn Quốc. Trung Quốc đồng ý với ý tưởng Triều Tiên thống nhất. Tuy nhiên, trong thực tế Trung Quốc luôn sẵn sàng hậu thuẫn cho hầu hết các hành động ngổ ngáo của người đồng minh Bắc Triều tiên, để tránh cho nước này sụp đổ hay bị sát nhập bởi đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc. Thậm chí, trong năm nay, Trung Quốc đã từ chối không lên án hành động đánh đắm tàu tuần tra Cheonan của Hàn Quốc vào tháng Ba, tiết lộ về cơ sở làm giàu uranium bí mật và vụ pháo kích vào đảo của Hàn Quốc tháng trước.

Thực tế các đề tài đồn đoán về việc Trung Quốc thay đổi quan điểm đối với việc Hàn Quốc nắm quyền kiểm soát Triều Tiên sai lệch với phân tích tìm thấy ở nguồn điện tín vào tháng Giêng năm nay của ông Chun Yung-woo, người đã trở thành cố vấn an ninh quốc gia của Hàn Quốc. Ông Chun chỉ được dẫn đã nói rằng hai quan chức cấp cao của Trung Quốc đã sẵn sàng đối diện với một thực tế mới là Bắc Triều Tiên không còn nhiều giá trị đối với Trung Quốc như là một nước đệm. Theo ông Chun thì quan điểm này đã hình thành kể từ khi Bắc Triều Tiên xấc xược thử vũ khí hạt nhân ở gần biên giới Trung Quốc vào năm 2006.

Một số quan chức Trung Quốc khác cũng đã tỏ ra giận dữ và xấu hổ đối với người đồng minh Bắc Triều Tiên. Bản thân vụ thử vũ khí cũng đã làm cho Trung Quốc có lý do để lo ngại cho việc họ giúp đỡ Triều Tiên sản xuất vũ khí hạt nhân. Hồi tháng Tư năm nay, một Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã ví nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên như là "một đứa trẻ khó bảo". Hành động ngỗ ngược của ông ta có thể dẫn đến chiến tranh. Tại Hàn Quốc, Tổng thống Le Myung - bak cũng bị chỉ trích vì đã không đáp trả mạnh mẽ hơn trong vụ pháo kích tháng trước. 

Tiếp đến là sự kết tục. Vào những năm 80, người ta nói rằng Đặng Tiểu Bình đã không bằng lòng khi Kim Nhật Thành quyết định chọn người con non nớt, ham thích khoái lạc làm người kế tục mình nắm quyền ở Bắc Triều Tiên. Kim Chân In chọn người con khoảng hơn 20 tuổi của mình làm người kế vị thậm chí còn khó hiểu hơn nữa. Một vài blogger người Trung Quốc đã chỉ trích việc lãng phí tiền bạc viện trợ cho một chế độ gia đình trị đang sụp đổ.

Tuy nhiên, vào tháng Tám, Chủ tịch Hồ Cẩm đào đã bất ngờ thông qua kế hoạch xuất hiện ở một buổi lễ kỹ niệm ở Thượng Hải để gặp mặt ông Kim một cách bất ngờ ở Đông Bắc Trung Quốc nhằm chúc mừng việc chọn người con trẻ kế vị. Trong vụ pháo kích vừa qua, có thể hiểu là Trung Quốc đã ủng hộ Bắc Triều Tiên. Nước này đã kêu gọi cho một cuộc gặp khẩn cấp để chuẩn bị cho việc nối lại đàm phán sáu bên, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Nga cùng với Trung Quốc và hai miền Triều Tiên. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã phản đối vì cho rằng nối lại đàm phán trước khi Bắc Triều Tiên có sự nhân nhượng sẽ là một dấu hiệu cỗ vũ cho thái độ hiếu chiến của nước này.

Có ba lý do có thể giải thích cho sự dung túng quá mức của Trung Quốc trước những hành động hiếu chiến của Bắc Triều Tiên. Một là, có thể Trung Quốc tỏ ra thông cảm với việc Bắc Triều Tiên cho rằng mình là bên chịu thiệt thòi. Một cuộc điều tra quốc tế cho rằng Bắc Triều Tiên là thủ phạm của vụ đánh đắm tàu Cheonan đã không xét hết các khả năng về âm mưu đánh đắm tàu này. Triều Tiên luôn cảnh báo về một sự trả đũa đích đáng nếu như cuộc tập trận ở vùng nước tranh chấp, gần bờ biển nước này bao gồm cả việc bắn đạn thật, như là cuộc tập trận hồi tháng mười một. (Trong cuộc tập trận chung ở cùng khu vực vào tuần trước, Mỹ và Hàn Quốc đã hoãn việc diễn tập bắn đạn pháo thật). Thậm chí, cũng khó mà lập luận rằng hành động của Bắc Triều Tiên là hoàn toàn quá mức, không hợp lý và không thể chấp nhận như một học giả Trung Quốc đã từng nói.

Lý do thứ hai đó là quan hệ giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên có thể được ví gần gủi như là môi với răng và điều này đã cấp cho nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên một giấy phép đặc biệt. Trong chuyến thăm Bình Nhưỡng vào năm ngoái, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đến thăm mộ Mao Ngạn Anh, con trai của Mao Trạch Đông, một chí nguyện quân Trung Quốc hy sinh trong chiến tranh Triều Tiên năm 1950 - 1953.

Lý do này cũng có vẻ không thuyết phục, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải là những người ủy mị như vậy và nếu như họ liên minh với Bắc Triều Tiên thì đó phải là vì họ tin rằng liên minh này phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc. Hãy bỏ qua giả thiết rằng những gì ông Chun nói là không xác thực, chỉ là nói những gì mà người nghe muốn nghe, hoặc có lẽ là quá sớm. Ông Chun đã cho rằng đã có một sự thay đổi lớn trong quan điểm của Trung Quốc và nói rằng đoàn đàm phán của Trung Quốc ở vòng đàm phán sáu bên về vấn đề Triều Tiên không phải là một trong những người có quan điểm tiến bộ như ông ta hy vọng, mà vẫn là Vũ Đại Vĩ, một người đàn ông già, được gọi là "quan chức kém năng lực nhất Trung Quốc" và một nhà báo Mỹ đã gọi ông ta như là một "một con người ngạo mạn, một cựu Hồng vệ binh tôn thờ chủ nghĩa Mác". Những cựu Hồng vệ binh ở Trung Quốc dường như vẫn đang là những người quyết định chính sách của nước này đối với Triều Tiên.

Một tài liệu điện tín khác được tiết lộ đã cho biết về cuộc gặp vào năm ngoái giữa một quan chức cấp cao cấp Mỹ với Bộ trưởng cố vấn Singapore Lý Quang Diệu. Tài liệu này tóm tắt đánh giá của ông Lý Quang Diệu là mặc dù không muốn Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân nhưng Trung Quốc thà chấp nhận một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, thậm chí cả hệ lụy của nó là Nhật Bản cũng sẽ hạt nhân hóa để thay cho việc quân đội Mỹ hiện diện ở biên giới của Trung Quốc.

Bài gốc: http://www.economist.com/node/176334...TOKEN=60424258

Bài này lấy từ The Economist, tiếng Anh thi lại nên dịch không hay và có thể sai. Bạn nào giỏi tiếng anh dịch lại hộ và đưa lên đây cho các bạn tham khảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét