Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Các câu hỏi về LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI


Các câu hỏi về LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

1.      Hãy phân biệt khoa học Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới với khoa học Lý luận  nhà nước và pháp luật.
2.      Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nhà nước?
3.      Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật?
4.      Những yếu tố tác động đên sự ra đời sớm của các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Đông?
5.      Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước của Ai Cập cổ đại?
6.      Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước của Lưỡng Hà cổ đại?
7.      Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước của Ấn Độ cổ đại?
8.      Trình bày những nội dung chính của bộ luật Hammurabi?
9.      Trình bày những nội dung chính của bộ luật Ma Nu?
10. Phân tích những đặc điểm chung trong tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia phương Đông thời kỳ chiếm hữu nô lệ?
11. Phân tích những đặc điểm chung của pháp luật chiếm hữu nô lệ phương Đông?
12. Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước của thành bang Aten?
13. Hãy nêu những điểm chung trong tổ chức bộ máy nhà nước của thành bang Xpác và nhà nước La Mã cổ đại.
14. Phân tích những nội dung chính của pháp luật Hy Lạp cổ đại?
15. Nêu những nội dung chính của pháp luật La Mã cổ đại?
16. Trình bày những nội dung chính của luật dân sự La Mã?
17. Tại sao nói luật dân sự La Mã đã phát triển hoàn thiện và vì thế nó mang tính kinh điển?
18. Hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến sự hình thành chính thể cộng hòa của các nhà nước chiếm hữu nô lệ phương Tây.
19. Phân tích những đặc điểm chung của pháp luật thời kỳ chiếm hữu nô lệ?
20. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước phong kiến Trung Hoa?
21. Trình bày khái quát tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Hoa?
22. Phân tích những nội dung chính của pháp luật phong kiến Trung Hoa?
23. Nêu các giai đoạn phát triển của nhà nước phong kiến Nhật Bản?
24. Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Nhật Bản thời kỳ chính quyền kép?
25. Phân tích sự ảnh hưởng pháp luật phong kiến Trung Hoa của pháp luật phong kiến Nhật Bản?
26. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước phong kiến Phrăng?
27. Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Phrăng giai đoạn từ thế kỷ V đến thế kỷ X?
28. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về tổ chức bộ máy nhà nước ở các nước phong kiến Tây âu giai đoạn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV?
29. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở các nước phong kiến Tây âu?
30. Phân tích đặc điểm đặc trưng của pháp luật phong kiến Tây âu?
31. So sánh tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến phương Đông với tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến phương Tây?
32. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cách mạng tư sản và thiết lập nhà nước tư sản?
33. Nêu và phân tích các đặc điểm của nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do?
34. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thiết lập chính thể quân chủ đại nghị ở nước Anh?
35. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thiết lập hình thức chính thể cộng hòa lưỡng tính ở nước Pháp?
36. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự hình thành hình thức chính thể cộng hòa tổng thống ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ?
37. Trình bày tổ chức bộ máy của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ?
38. Nêu các nội dung chính của các chế định pháp luật tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do?
39. Phân tích chế định luật Hiến pháp trong pháp luật tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do?
40. Phân tích những điểm tiến bộ trong pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng của thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do so với pháp luật phong kiến trước đó.
41. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn?
42. Trình bày những đặc điểm của nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản lũng đoạn?
43. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành chế độ phát xít ở nước Đức trước chiến tranh thế giới thứ hai?
44. Phân tích những điểm phát triển trong lính vực luật Hiến pháp tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản hiện đại so với luật Hiến pháp thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do?
45. Nêu những đặc điểm chính của pháp luật dân sự tư sản hiện đại?
46. Trình bày nội dung của pháp luật lao động tư sản hiện đại?
47. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của Công xã Pari?
48. Trình bày những nội dung chính của pháp luật Công xã Pari?
49. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự cuộc cách mạng vô sản Nga và thiết lập Nhà nước chuyên chính vô sản?
50. Trình bày những nội dung chính của pháp luật Xô Viết?
51. Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thiết lập các nhà nước dân chủ nhân dân sau chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu và châu Á?
52. Trình bày những nội dung chính trong pháp luật của các nhà nước dân chủ nhân dân?

                                                                              

TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG, PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI

TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG, PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI


Nguyễn Minh Tuấn

Một nội dung quan trọng của Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới là vấn đề Lịch sử nhà nước và pháp luật Phương Đông và Phương Tây thời cổ đại. Đây là một giai đoạn hình thành những nhà nước, những sản phẩm pháp điển hóa đầu tiên, mà hình thức cũng như nội dung của chúng ảnh hưởng lớn đến thời trung đại và cận, hiện đại sau này trong một chiều dài lịch sử phát triển. Vấn đề quan trọng là sau khi nghiên cứu từng nhà nước điển hình ở hai khu vực này, sinh viên phải chỉ ra được những đặc điểm cơ bản, những điểm giống và khác, cũng như cơ sở tạo nên sự tương đồng và khác biệt ấy dưới góc nhìn của nhà luật học. Phần tổng hợp dưới đây chỉ dừng lại ở mức nêu vấn đề để những bạn sinh viên quan tâm khi có điều kiện tiếp tục cùng tìm hiểu, nghiên cứu chứ không làm thay những gì các bạn phải làmChớ vội "copy + paste" các nội dung này rồi nhân bản thành các bài tiểu luận hoặc bài kiểm tra na ná giống nhau, điều này là vô ích vì những vấn đề chính cần phải giải thích làm rõ, tác giả về cơ bản đã không/ chưa giải đáp mà nêu thành câu hỏi, để trong dấu ngoặc vuông, chữ màu xanh. Hi vọng những câu hỏi này phần nào sẽ kích thích các bạn sinh viên tư duy, thậm chí phản biện lại và rút ra những cơ sở lý luận cũng như những bài học kinh nghiệm cho hiện tại.


I. PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

Thuật ngữ "Phương Đông" ban đầu từ quan niệm của người phương Tây. Người Châu Âu luôn coi mình là trung tâm nên Phương Đông là thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ khu vực Châu Á nằm ở Phía đông của Phương Tây và được chia thành Cận Đông, Trung Đông và Viễn Đông.

Đến nay trong giới khoa học giới hạn địa lý của Phương Đông đến đâu vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Do vậy, mỗi khi bàn đến Phương Đông thông thường người ta hay đưa ra một khung không gian cụ thể để định vị đối tượng mà người ta muốn nói. Các nhà sử học của Việt Nam hầu như tương đối thống nhất với ý kiến cho rằng phạm vi không gian phương Đông có tầm ảnh hưởng lớn đến Việt Nam là hai vùng Đông Bắc Á (mà nhiều người còn gọi là Đông Á) và Đông Nam Á. [Tìm trên bản đồ và xác định khu vực Đông Á và Đông Nam Á hiện nay gồm những quốc gia nào?]

Những nhà nước ra đời sớm ở Phương Đông thời cổ đại là Ai cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại, Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại[Tìm trên bản đồ vị trí địa lý tương ứng? Khu vực này ngày nay là những quốc gia nào?]. Đây là những nhà nước ra đời sớm cả về thời gian và không gian, xuất phát từ đặc điểm đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội.

Khái niệm Phương Tây được hiểu là Châu Âu. Các nhà nước cổ đại ở Phương Tây tiêu biểu là các nhà nước Hy Lạp và La Mã. Về địa lý, hai nhà nước này được hình thành chủ yếu trên 2 bán đảo là bán đảo Ban căng và bán đảo Italia (ngoài ra còn có các đảo nhỏ khác). Hai bán đảo này đều nhìn ra Địa Trung Hải, đối diện với các nước Tây Á. [Tìm trên bản đồ vị trí địa lý tương ứng? Khu vực này hiện nay là lãnh thổ của những quốc gia nào?].

Về mặt thời gian, khái niệm thời cổ đại được hiểu theo từng nhà nước, từng khu vực khác nhau. Ví dụ: Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại tồn tại từ khoảng 4000 năm TCN đến năm 539 TCN chế độ xã hội này bị đế quốc Ba Tư xâm lược và diệt vong. Nhà nước Ấn Độ cổ đại tồn tại từ khoảng 2000 năm TCN đến cuối thế kỷ 3 TCN. Ở Phương Tây, nhà nước La Mã cổ đại ra đời muộn hơn vào khoảng thế kỷ 6 TCN và tồn tại đến năm 476 SCN khi đế quốc La Mã bị diệt vong.



II. NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG CƠ BẢN 

1. Về nhà nước

Về bản chất: theo học thuyết Mác - Lênin, quyền lực chính trị trong các nhà nước ở Phương Đông và Phương Tây cổ đại thuộc về giai cấp chủ nô. Cơ cở kinh tế của nhà nước là dựa trên chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và nô lệ. Cơ sở xã hội là một hệ thống kết cấu giai cấp khá phức tạp trong đó về cơ bản có hai giai cấp chủ nô và nô lệ 

Về chức năng: Hoạt động chủ yếu của nhà nước thời kỳ này là bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất,tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thờiphòng thủ, bảo vệ đất nước và tiến hành các hoạt động ngoại giao, buôn bán với các quốc gia khác

- Về hình thức nhà nước: Trước hết xét về hình thức chính thể thì các nhà nước ở Phương Đông cổ đại được tổ chức theo chính thể quân chủ chuyên chế chủ nô với các mức độ tập trung quyền lực khác nhau (Ví dụ: Trung Quốc cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Ai cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại). Ở Phương Tây cổ đại, các nhà nước được tổ chức chủ yếu theo chính thể quân chủ và cộng hòa chủ nô Các nhà nước cộng hòa chủ nô tồn tại dưới hai dạng thức là cộng hòa dân chủ chủ nô và cộng hòa quý tộc chủ nô (Ví dụ nhà nước Xpác (nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô); nhà nước Aten (nhà nước dân chủ chủ nô); nhà nước La mã (cộng hoà và quân chủ chuyên chế). Hình thức cấu trúc cơ bản của nhà nước chủ nô là cấu trúc đơn nhất, tuy nhiên ở Phương Tây xuất hiện các nhà nước thành bang có tính tự trị cao .Chế độ chính trị phổ biến thời kỳ này là chế độ độc tài chuyên chế với việc áp dụng công khai các biện pháp thực hiện quyền lực nhà nước bằng bạo lực và phản dân chủ, tuy nhiên cũng có nhà nước áp dụng những biện pháp dân chủ sơ khai, điển hình như thiết chế Hội nghị công dân, việc bỏ phiếu bằng vỏ sò ở nhà nước Aten ở Hy Lạp cổ đại.

Về tổ chức bộ máy nhà nước:Bộ máy nhà nước ở cả Phương Đông và Phương Tây đã bao gồm các cơ quan chuyên trách với chức năng, nhiệm vụ khác nhau và trong bộ máy đều có một bộ phận quan trọng là các cơ quan quản lý về quân sự, cảnh sát [Nêu rõ tên những cơ quan nhà nước cụ thể? 

2. Về pháp luật 
- Về tính giai cấp và giá trị xã hội của pháp luật

Pháp luật (hiểu theo nghĩa hẹp là những Bộ luật thành văn) thường ra đời muộn hơn nhiều thời điểm xuất hiện nhà nước.Theo học thuyết Mác - Lênin, thời kỳ nào và ở đâu thì pháp luật về cơ bản cũng thể hiện và bảo vệ lợi ích trước hết của giai cấp thống trị và thời cổ đại cũng không phải ngoại lệ. Thời kỳ này bản chất pháp luật là pháp luật chủ nô có mục đích thiết lập một trật tự xã hội có lợi cho giai cấp chủ nô. Ngoài tính giai cấp, pháp luật chủ nô cũng có vai trò xã hội quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội. Tính xã hội của nhà nước cũng như pháp luật ở Phương Đông trong một chừng mực nhất định còn có trước và tỏ ra trội vượt hơn cả tính giai cấp. Ví dụ: Ở phần mở đầu của Bộ luật, Hammurabi tuyên bố: “Vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm – Hammurabi, một vị quốc vương quang vinh và ngoan đạo, vì chính nghĩa, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samát sai xuống dân đen, tỏa ánh sáng khắp muôn dân.” Hoặc ở phần kết của Bộ luật, Hammurabi khẳng định lại mục đích của Bộ luật: “Để cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu; để cho những người cô quả có thể nương tựa ở thành Babilon…; để cho sự tuyên án trong nước tiện việc quyết định; để cho những kẻ thiệt thòi được trình bày lẽ phải…Nếu kẻ nào thi hành triệt để bộ luật này thì sẽ được các thần phù hộ, trái lại nếu người nào không nghiêm chỉnh thi hành hoặc sửa đổi bộ luật thì sẽ bị thần linh trừng phạt”. 

- Bảo vệ chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ, hợp pháp hóa các hình thức bóc lột của chủ nô đối với nô lệ. 

Pháp luật ghi nhận và bảo vệ chặt chẽ quyền tư hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất được thể hiện trong Bộ Luật Hammurabi, Luật 12 Bảng ở La Mã sơ kỳ nền cộng hòa, Bộ pháp điển Corpus iuris Civilis của Hoàng đế Justinian. Cụ thể pháp luật nhiều nước thời kỳ này cho phép tra tấn, giam cầm con nợ để yêu cầu trả nợ. Các hành vi mua bán, chuyển nhượng tài sản của chủ tư hữu cũng được pháp luật nhiều nước quy định chặt chẽ nhằm tránh sự lừa dối, gian lận làm phương hại đến quyền tư hữu (Ví dụ: Điều 2 Bảng IIILuật 12 Bảng qui định: „Người chủ nợ có thể cầm tay con nợ và đưa con nợ đến Tòa. Nếu con nợ không trả được nợ theo phán quyết của Tòa và cũng không có ai bảo lãnh cho anh ta, chủ nợ có thể tống giam con nợ"). Đồng thời pháp luật chủ nô cũng công khai tuyên bố tình trạng vô quyền của nô lệ và thừa nhận nhiều hình thức bóc lột, hình thức tra tấn tàn nhẫn của chủ nô đối với nô lệ (Điều 3 Bảng III Luật 12 Bảng quy định: "Đến ngày phiên chợ thứ ba, các chủ nợ có thể tùng xẻo con nợ không trả được nợ. Nếu xử quá mức, họ cũng không bị tội" 
Ghi nhận tình trạng phân biệt đẳng cấp trong xã hội. 

Pháp luật cho phép những chủ nô giàu có thuộc các đẳng cấp cao trong xã hội có những đặc quyền về kinh tế và chính trị. Ví dụ: Điều 1 Bảng X Luật 12 Bảng qui định cấm kết hôn giữa quí tộc và bình dân: "Cấm kết hôn giữa người bình dân và quí tộc"

- Ghi nhận và bảo vệ chế độ gia trưởng.

Pháp luật của nhiều nhà nước thời kỳ này ghi nhận quyền tuyệt đối của người gia trưởng đối với tài sản trong gia đình và địa vị chi phối của người gia trưởng đối với các thành viên khác của gia đình. Thí dụ, ở Bộ luật Hammurabi nếu không có con, người chồng có quyền ly dị hoặc bán vợ hoặc lấy vợ lẽ; nếu bắt được vợ ngoại tình thì chồng có quyền trói vợ và nhân tình của vợ ném xuống sông. Ngược lại nếu vợ bắt được chồng ngoại tình, chỉ có quyền ly dị mà thôi. Điều 129 qui định : "Nếu vợ của dân tự do ngủ với người đàn ông khác mà bị bắt, thì phải trói cả hai người này lại và ném xuống sông" 

- Hình phạt mang nặng tính trừng trị, ít chứa đựng tính chất giáo dục và cảm hóa.

Pháp luật thời kỳ này hình sự hóa hầu hết các vi phạm, kể cả các vi phạm trong quan hệ dân sự . Các qui phạm pháp luật đặc biệt là ở Phương Đông thời kỳ cổ đại thường mang tính hàm hỗn (hầu hết các điều luật đều kèm theo chế tài).Hình phạt được áp dụng phổ biến nhất là tử hình bằng rất nhiều hình thức khác nhau như: ném đá cho đến chết, buộc đá ném xuống sông, ném người vào vạc dầu, chặt người ra thành nhiều mảnh, thiêu chết, chôn sống, treo cổ... Các hình phạt dã man khác cũng được áp dụng cho các hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hơn như: chọc mù mắt, khắc chữ vào mặt, chặt chân tay, cắt lưỡi, bắt đi trên than hồng... Pháp luật chủ nô còn cho phép tra tấn nhục hình phạm nhân, cho phép trả thù ngang bằng (Ví dụ: Điều 2 Bảng VIII Luật 12 bảng: "Nếu ai gây thương tích làm tàn tật người khác và không bồi thường, thì việc trả thù ngang bằng là hợp pháp"). Trong nhiều trường hợp, pháp luật chủ nô cho phép giết cả những người không liên quan đến hành vi phạm tội. (Ví dụ: Điều 38 Bộ luật Hammurabi qui định: " Nếu thợ xây nhà mà xây không đảm bảo, nhà đổ, chủ nhà chết thì người thợ xây bị giết." hoặc Điều 39 Bộ luật Hammurabi: "Nếu nhà đổ, con của người chủ nhà chết thì con của người thợ xây cũng phải chết theo")



III. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT CƠ BẢN 

1. Điều kiện tự nhiên

Các nhà nước ở Phương Đông ra đời sớm ở lưu vực các con sông lớn (Sông Nin ở Ai Cập, Sông Ti-grơ và Ơ-ph-rát ở Lưỡng Hà, Sông Hằng Hà ở Ấn Độ, Sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc). Đây là nơi thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển.

Trong khi đó về điều kiện tự nhiên, ở Phương Tây, các nhà nước Hy Lạp và La Mã được hình thành chủ yếu trên 2 bán đảo là bán đảo Ban-căng và bán đảo I-ta-li-a. Đây là nơi không thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp, nhưng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp 
2. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất 

Ở Phương Đông, nhà nước Phương Đông ra đời trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển thuộc giai đoạn đồ đồng. Kinh tế tự nhiên, trong đó nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Ở Phương Tây, nhà nước ra đời trên cơ sở lực lượng sản xuất đã phát triển thuộc giai đoạn đồ sắt 

3. Thời điểm xuất hiện nhà nước

Các nhà sử học cho rằng khoảng thế kỷ 7 TCN, tức là mãi sau hơn 2000 năm, sau sự xuất hiện của nhà nước Phương Đông cổ đại, nhà nước Phương Tây mới ra đời (Cụ thể: nhà nước thành bang của Hy Lạp xuất hiện sớm nhất vào khoảng thế kỷ VIII - VI TCNtrong khi đó nhà nước Phương Đông lại xuất hiện rất sớm từ cuối thiên niên kỷ thứ IV TCN) 

4. Thành thị

Nhà nước Phương Đông cổ đại tồn tại và phát triển trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hoá chậm phát triển nên không xuất hiện những trung tâm kinh tế lớn.

Ở Phương Tây, nền kinh tế vẫn mang tính chất tự nhiên, nhưng khác với Phương Đông là kinh tế công thương nghiệp ở Phương Tây rất phát triển, nên ở Phương Tây đã sớm xuất hiện những thành thị, những khu tập trung buôn bán, trao đổi hàng hóa. 

Khác cơ bản với thành thị ở Phương Đông mang nhiều yếu tố "tĩnh" chủ yếu là trung tâm chính trị, ngược lại thành thị Phương Tây mang nhiều yếu tố "động", vừa là trung tâm chính trị vừa là trung tâm kinh tế. Hoạt động lưu thông tiền tệ, kinh tế hàng hoá phát triển nên thành thị phương Tây cổ đại rất phồn thịnh

5. Sở hữu ruộng đất

Ở Phương Đông, ruộng đất hầu hết thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Quyền sở hữu ruộng đất của tư nhân có nơi có lúc xuất hiện nhưng đóng vai trò không đáng kể.Công xã nông thôn ở Phương Đông không bị phá vỡ mà được bảo lưu, tồn tại một cách vững chắcChính sự tồn tại của công xã nông thôn đã làm cho quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước Phương Đông càng thêm ổn định, củng cố thêm chế độ độc tài chuyên chế 

Ở Phương Tây, quyền sở hữu ruộng đất chủ yếu thuộc về tư nhân. Ví dụ: ở La Mã, sau các cuộc chiến tranh chinh phục, nhà nước đã biến ruộng đất chiếm được thành đất công rồi đem bán hoặc chia cho tư nhân



Pháp luật

Thời cổ đại đã có những sản phẩm lập pháp rất đồ sộ và thể hiện tính pháp điển hóa cao như Bộ luật Hammurabi và Bộ luật Manu (ở Phương Đông), Luật 12 Bảng và Bộ pháp điển Corpus Iuris Civilis năm 533 SCN ở La Mã (ở Phương Tây). Đây là những thành tựu nổi bật về lập pháp thời cổ đại. 

Điểm khác biệt rõ nhất giữa pháp luật Phương Đông và Phương Tây thời cổ đại là ở chỗ: Nếu so sánh với các nước Phương Tây thời cổ đại thì pháp luật dân sự ở Phương Đông kém phát triển hơn Phương Tây. Ở Phương Đông, lĩnh vực pháp luật hình sự với các qui định về tội phạm và hình phạt được qui định nhiều hơn hơn pháp luật dân sự. 

Điểm hạn chế rõ nhất của các Bộ luật cổ là các chế định hình sự. Sự hàm hỗn giữa hình luật và dân luật chính là nét đặc trưng cơ bản của luật pháp thời kỳ này. Hay nói theo ngôn ngữ hiện đại là nhiều bộ luật (đặc biệt là các Bộ luật ở Phương Đông) đã hình sự hoá hầu hết các quan hệ xã hội. Ngoài ra các qui định hình sự cũng thể hiện sự bất bình đẳng rõ nét và sự tiếp thu các tàn dư của cách xử sự trong xã hội công xã nguyên thuỷ

Vượt ra khỏi tính giai cấp, pháp luật cổ đại chứa đựng nhiều điểm tiến bộ 
- Trong Bộ luật Hammurabi có nhiều qui định tiến bộ như: 1) quan hệ hợp đồng khi qui định ba điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng mua bán; 2) qui định con trai, con gái đều được hưởng quyền thừa kế ngang nhau; 3) kết hôn phải có giấy tờ; 4) người chồng không được bỏ vợ khi biết người vợ mắc bệnh phong hủi; 5) trách nhiệm của thẩm phán khi xử oan người vô tội v.v...

- Trong Luật 12 Bảng cũng có nhiều qui định đặc biệt tiến bộ như: 1). Qui định thủ tục xét xử bắt buộc và trách nhiệm của thẩm phán. (Ví dụ: Điều 6. Bảng IX : “Cấm xử tử hình một người mà chưa thông qua xét xử“. Điều 4. Bảng IX: “Thẩm phán sẽ bị xử tử hình nếu có bằng chứng về việc phạm tội nhận hối lộ”); 2). Qui định cụ thể về trình tự tố tụng như Điều 4 Bảng I: „Nếu các bên đã thỏa thuận giao kèo, thì phải công bố công khai thỏa thuận này. Nếu các bên có tranh chấp, thì họ phải đưa vụ kiện ra nơi công cộng trước buổi trưa. Họ sẽ cùng tự bào chữa cho mình. Sau buổi trưa, thẩm phán sẽ phán quyết. Nếu cả hai đều có mặt, vụ kiện sẽ kết thúc lúc mặt trời lặn"; 3). Xác định rõ thời hiệu, hiệu lực của thỏa thuận dân sự. (Ví dụ: Điều 1. Bảng III: „Trong trường hợp một khoản nợ đã được xác định trước hoặc khoản nợ mà Tòa án đã tuyên bố buộc phải trả, thì trong thời hạn ba mươi ngày khoản nợ đó phải được thanh toán“; Điều 1. Bảng VI: “Nếu một người làm một giao kèo hoặc chuyển nhượng và thông báo điều đó bằng lời nói, thì kể từ thời điểm đó quyền lợi được xác lập); 4). Xác định rõ quyền đối với bất động sản liền kề (Ví dụ: Điều 1. Bảng VII: “Một người chủ tài sản phải làm một con đường để đi lại (nếu tồn tại một quyền với lối đi - right-of-way); nếu người chủ từ chối không làm, khách qua đường vẫn có quyền đi qua cùng với gia súc bất cứ chỗ nào mà họ phải đi qua.”); 5). Xác định rõ đối tượng được hưởng thừa kế (Ví dụ: Điều 1. Bảng V: “Nếu một người qua đời không để lại di chúc mà cũng không có người thừa kế theo luật, thì người đàn ông tiếp theo thuộc họ hàng gần nhất sẽ hưởng thừa kế. Nếu không có người đàn ông kế tiếp thuộc họ hàng gần nhất, những người đàn ông thuộc dòng tộc còn lại sẽ được hưởng thừa kế”; Điều 2. Bảng V Luật 12 Bảng: Nếu một người bị điên, thì người đàn ông tiếp theo thuộc họ hàng gần nhất của người đó sẽ có quyền đối với tài sản của anh ta")..

Bộ pháp điển Corpus Iuris Civilis năm 533 SCN ở La Mã là đỉnh cao về lập pháp thời cổ đại. Đây được coi là cội nguồn của luật pháp Châu Âu thời Trung đại và Cận hiện đại. Sự tiến bộ của Bộ pháp điển này ở chỗ pháp luật bảo vệ tất cả các mặt của chế độ tư hữu, phạm vi điều chỉnh của luật rất sâu và rộng, liên quan đến cá nhân như sở hữu, hôn nhân và gia đình, hợp đồng, thừa kế. Điển hình là các qui định như: 1). Phân loại sở hữu đất đai thành sở hữu nhà nước, sở hữu công xã và tư hữu; 2). về qui định điều kiện hợp đồng phải thoả mãn 2 điều kiện là phải dựa trên cơ sở thoả thuận tự nguyện giữa hai bên, không được lừa dối, không được dùng bạo lực và nội dung của hợp đồng phải hợp pháp, phù hợp với các qui định của pháp luật, người kí kết phải có đủ năng lực theo qui định của pháp luật; 3). Các cách phân loại hợp đồng; 4). Qui định về cầm cố tài sản; 5). Cách qui định về giải quyết tranh chấp hợp đồng khi gặp phải trường hợp bất khả kháng; 6). Về thừa kế theo di chúc (Testato) và thừa kế theo luật (Intestato); 7. Về qui địnhtài sản riêng của vợ chồng; 8. Về việc cho phép người vợ có quyền li hôn và nhận lại của hồi môn của mình..

Thời phong kiến, các nhà nước phương Tây đã dựa vào những chế định của Luật La Mã để xây dựng luật riêng cho vương quốc họ. Đến thời cận hiện đại, các nhà làm luật cũng kế thừa Luật La Mã cổ đại để xây dựng thành Bộ luật dân sự của quốc gia mình. Điển hình là Bộ luật dân sự của Pháp do hoàng đế Napôlêông xây dựng năm 1804, Bộ luật dân sự của Đức năm 1900. Các Bộ luật dân sự đương đại trên thế giới hiện nay, kể cả Bộ luật dân sự của Việt Nam đều ít nhiều kế thừa những qui định tiến bộ đã có từ Luật La Mã thời cổ đại và pháp luật của các quốc gia Tây Âu hiện đại

Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, phần 5

I. PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ TƯ BẢN LŨNG ĐOẠN NHÀ NƯỚC, CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
1. Một số ngành luật cơ bản trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản lũng đoạn và tư bản hiện đại
a. Luật Hiến pháp
- Trong thời kỳ này, một số nước vẫn áp dụng Luật Hiến pháp của thời kỳ trước, tuy có sửa đổi, bổ sung một vài điều luật (Mỹ, Na-Uy, Bỉ, Thuỵ Sỹ, hiến pháp không thành văn của Anh). Một số nước khác tiến hành xây dựng lại Hiến pháp. Đối với những nước tư bản mới được thành lập thì xây dựng mới Luật Hiến pháp cho quốc gia mình.
- Trong giai đoạn này, Hiến pháp ghi nhận mối tương quan lực lượng xã hội giữa giai cấp tư sản và nhân dân lao động. (Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nó ghi nhận mối tương quan lực lượng giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến). 
- Trước sự đấu tranh của nhân dân lao động, giai cấp tư sản buộc phải nhượng bộ thông qua việc ghi nhận vào hiến pháp một số điều khoản có nội dung dân chủ hơn thời kỳ trước (quyền tự do bầu cử, quyền có việc làm, quyền bình đẳng nam nữ…)
b. Luật dân sự tư sản 
- Quyền sở hữu tài sản
Bước sang thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền, dân luật tư sản có nhiều biến động lớn:
+ Pháp luật của thời kỳ trước tước quyền sử dụng lòng đất của chủ sở hữu, pháp luật tư sản hiện đại còn tước quyền sử dụng năng lượng nước và quyền sử dụng không phận. 
+ Việc trưng thu, trương mua quyền sử dụng đất để xây dựng đường giao thông, xây dựng các công trình quân sự ở các nước được tiến hành với thủ tục đơn giản. Thực chất, những quy định pháp luật trên đây đã hạn chế quyền tư hữu nhỏ, phục vụ cho các tập đoàn tư bản độc quyền (chỉ có tập đoàn tư bản lớn mới đủ vốn và khả năng xây dựng các công trình với quy mô lớn như thế).
+ Một trong những chế định mới và quan trọng của pháp luật tư sản thời kỳ này là chế định về quyền sở hữu tư bản nhà nước. Chế định này điều chỉnh quan hệ quan hệ sở hữu tư bản nhà nước với mục đích vừa mang lại lợi ích cho nhà nước, vừa mang lại lợi nhuận tối đa cho tư bản độc quyền.
+ Nhìn chung, chế định này không nhằm tước đoạt quyền sở hữu của tư sản mà chỉ nhằm tập trung tư sản vào tay tư bản độc quyền. Nghĩa là nó không bảo vệ triệt để quyền tư hữu nói chung mà bảo vệ cho tư bản độc quyền.
- Các đạo luật chống Tơ-rớt
+ Trong nửa đầu thế kỷ 20, do phong trào đấu tranh của quần chúng nên đa số các nước tư sản ban hành những đạo luật chống Tơ-rớt (luật chống độc quyền). Tuy nhiên, các đạo luật này không có hiệu lực trên thực tế hoặc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.

- Các chế định hợp đồng
+ Do sự độc quyền về nguyên liệu và thị trường, nên quyền bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng bị hạn chế nhiều. 
+ Nhà nước tư bản từng bước can thiệp vào quan hệ hợp đồng thông qua việc ban hành các đạo luật, các văn bản này điều chỉnh chi tiết các loại hợp đồng.
- Chế định hôn nhân gia đình
+ Do phong trào đấu tranh của quần chúng và do vai trò của lực lượng lao động nữ nên địa vị pháp lý của người phụ nữ từng bước được cải thiện. Phụ nữ dần dần được hưởng những quyền của mình (được toàn quyền sử dụng thu nhập của mình, quyền bình đẳng nam nữ, cấm sự cưỡng ép kết hôn, xác nhận quyền thừa kế của các con trong gia đình, phụ nữ được quyền bầu cử….)
+ Chế định này còn được sửa đổi theo xu hướng đơn giản hoá trình tự và thủ tục ly hôn (Vợ chồng bình đẳng trong ly hôn; vợ hoặc chồng được ly hôn trong trường hợp người kia không chung thủy, đối xử tàn nhẫn, mắc bệnh nan y…)
- Chế định thừa kế cũng có nhiều thay đổi như:
+ Xác lập trật tự thừa kế đối với các loại di sản.
+ Bảo đảm điều kiện vật chất cho phụ nữ góa bụa.
+ Con ngòai giá thú và con nuôi cũng được tham gia quan hệ thừa kế.
- Luật Lao động
+ Do phong đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và do ảnh hưởng của chế độ xã hội chủ nghĩa đồng thời nhằm từng bước can thiệp vào quan hệ lao động – quan hệ giữa người chủ và người làm thuê, nhà nước tư sản ban hành đạo luật mới: Luật Lao động.
+ Luật lao động điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng lao động làm thuê: hợp đồng lao động, bảo hộ lao động, tranh chấp lao động…
- Luật Hình sự
+ Từ thời kỳ chiến tranh thế giới lần I đến vài thập niên sau chiến tranh thế giới lần II, các nhà nước tư sản ban hành nhiều đạo luật đặc biệt về tội chính trị. Nội dung của các đạo luật này là cấm các Đảng Cộng sản hoạt động, hạn chế hoặc cấm các tổ chức công đòan, các cuộc bãi công và trào lưu dân chủ khác. 
+ Đi đôi với việc ban hành các đạo luật trên, Nhà nước tư sản đẩy mạnh các cuộc đàn áp ngoài vòng pháp luật. Bộ máy trấn áp của Nhà nước tư sản bỏ tù hoặc đã giết hại những người cộng sản và những người tiến bộ khác mà không cần xét xử, thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình, bãi công. Từ vài thập kỷ trở lại đây, các đạo luật rái với Hiến pháp tư sản như trên bước bị bãi bỏ. Chính quyền tư sản thay các biện pháp đàn áp trắng trợn bằng các biện pháp ôn hoà.
- Luật tố tụng
+ Trong một thời gian dài (đặc biệt trong thời kỳ trị vì của phát xít), chế định dự thẩm, nguyên tắc suy đoán vô tội, quyền của bị cáo trước toà – những chế định mang tính dân chủ tư sản bị hạn chế hoặc bãi bỏ. 
+ Sau chiến tranh thế giới lần II, những chế định này dần dần được phục hồi.
2. Đặc điểm của pháp luật tư sản trong thời kỳ này
Xét về mặt bản chất thì tính giai cấp của pháp luật tư sản không thay đổi, nhưng do những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội hoặc do bị ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của các trào lưu dân chủ, nên trong thời kỳ chủ nhghĩa tư bản lũng đoạn, chủ nghĩa tư bản hiện đại, pháp luật tư sản có nhiều biến đổi. Nhìn chung, pháp luật tư sản trong thời kỳ này có những đặc điểm sau:
- Do đặc điểm và một số chức năng mới của Nhà nước tư sản nên khối lượng các văn bản pháp luật tăng nhiều.
- Nhà nước tư bản độc quyền có chức năng mới là chức năng quản lý kinh tế nên pháp luật của thời kỳ này góp phần vào việc điều tiết kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Trong một thời gian dài, Nhà nước tư bản ban hành và thực hiện nhiều đạo luật phát xít, trái với Hiến pháp tư sản. Sau đó, các đạo luật này dần dần bị bãi bỏ và các chế định của dân chủ tư sản từng bước được phục hồi và phát triển.
- Trong vài thập niên gần đây, nhằm ổn định xã hội tư sản, bảo vệ trật tự pháp luật tư sản, trật tự của chế độ tư bản chủ nghĩa, pháp luật tư sản từng bước hoàn thiện và phát triển các chế định dân chủ tư sản.

LUẬT HAMMURABI (*)

Thần Anu[1] vĩ đại, vua của Anunác [2] cùng với thần Enlin [3] chúa tể của trời dất quyết định vận mệnh của đất nước, ban cho Mácđúc[4], con trưởng của thần Ea [5] quyền thống trị[6] cả nhân loại, tỏ rõ quyền lực đó trước các thiên thần, và lấy cái tên trang nghiêm của mình đặt tên cho Babilon, làm cho nó trở thành kẻ lớn mạnh nhất trong muôn phương, và trong đó xây dựng một vương quốc bất hủ cùng lâu bền với trái đất.
Trong lúc đó, vì hạnh phúc của loài người, thần Anu và thần Enlin đã ra lệnh cho trẫm, Hammurabi, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ những kẻ gian ác không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp người yếu, làm cho trẫm giống như thần Samát,[7] soi đến dân đen, tỏ ánh sáng khắp mặt đất.
Trẫm, Hammurabi, kẻ chăn dắt dân do thần Enlin chỉ định, kẻ làm nên sự phồn vinh và giàu có, làm nên tất cả cho thành phố Nippua[8], làm cho trời đất điều hoà, và trở thành kẻ bảo hộ của đền Êcua[9] quang vinh.
Trẫm, vị vua bách thắng, làm cho thành phố Eriđu[10] phục hưng, và làm cho lễ nghi ở đền Eapzu[11]có quy cũ.
Trẫm, kẻ bảo hộ của bốn phương, làm rạng rỡ tên tuổi của Babilon, làm cho vị chúa của trẫm là thần Mácđúc thành thực vui lòng và hàng ngày đến làm lễ ở đền Exjin.

Trẫm, cái vũ trụ quý giá của bậc vương giả, do thần Xin1 lập nên, đã làm cho thành Urucs giàu có, và là kẻ cầu nguyện có lòng thành, làm cho đền Ekitsigan đầy của cải.
Trẫm, vị vua hợp pháp đầy sức mạnh trung thành với thần Samát, đã từng củng cố nền móng của thành Xippa, làm cho mộ của Aii2 lại xanh đỏ, lại còn xây dựng đền Ebara làm cho đền này giống như cung điện nhà trời.
Trẫm, một chiến sĩ tha tội cho thành Lacxa3 đã xây dựng đền Ebapba cho kẻ đồng minh của mình là Ista.
Trẫm, vòm trời của cả đất nước, tập hợp nhân dân li tán của thành Ixin, làm cho đền ganma càng thêm giàu có.
Trẫm, kẻ thống trị của các vua, anh em với thần Sabaha4 đã bảo vệ nhà của thành Kít, tu sửa và trang sức đền Emêtễua làm cho đền này trở nên huy hoàng tráng lệ, còn chỉnh lí lại những lễ lớn của thần Ista, quan tâm đến đền Huaxacalam, một đồn luỹ ngăn chặn kẻ địch. 
Trẫm, kẻ làm nguyện vọng của mình đựơc bạn mình là thần Ira5 chấp nhận, đã làm cho thành Cút được vững mạnh và làm cho đền Mexlam được tăng cường.
Trẫm, con bò mộng bằng vàng dũng mãnh xông vào kẻ địch, kẻ đựơc thần Tutu6 yêu mến, đã làm cho Boxippa7 vui mừng kích động, và còn luôn luôn quan tâm đến đền Edida.
Trẫm, vị thần của các vua, thông minh và trí tuệ, đã mở rộng ruộng đất trồng trọt cho thành Binbát, còn làm cho vựa lúa của thần Urat8 đầy ăm ắp.
Khi thần Mácđúc ra lệnh cho trẫm thống trị muôn dân và làm cho nước nhà được hưởng hạnh phúc, trẫm làm cho công bằng và chính nghĩa toả khắp đất nước và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân từ nay về sau: 
Điều 1: Nếu dân tự do tuyên thệ tố cáo dân tự do phạm tội giết người mà không có bằng chứng thì người tố cáo sẽ bị xử tử.
Điều 3: Dân tự do đưa ra tội trạng trong các vụ kiện tụng mà không kèm theo bằng chứng, nếu bản án có liên quan đến vấn đề tính mạng, thì sẽ bị xử tử.
Điều 4: Nếu những bằng chứng đưa ra thuộc về những vụ kiện về thóc hoặc bạc thì phải xử bằng những hình phạt mà bản án đó đáng phải chịu.
Điều 6: Nếu dân tự do ăn trộm tài sản của thần hoặc của cung đình sẽ bị xử tử, kẻ nhận tang vật của người ăn trộm cũng bị tử hình.
Điều 7: Nếu dân tự do mua của con hoặc nô lệ của dân tự do hoặc trữ giúp học cho họ bạc hoặc vàng hoặc nô lệ, hoặc nữ nô lệ, hoặc bò, hoặc cừu, hoặc lừa, hoặc bất cứ vật gì, mà không có người làm chứng hoặc giấy chứng nhận thì tức là ăn trộm, sẽ bị xử tử.
Điều 8: Nếu dân tự do ăn trọm bò hoặc cừu, hoặc lừa, hoặc thuyền, nếu các thứ đó là vật sở hữu của thần hoặc là vật sở hữu của cung đình thì người đó sẽ bị phạt tiền gấp 30 lần, nếu các thứ đó là vật sở hữu của muxkênu thì phải phạt tiền gấp 10 lần. Nếu người ăn trộm không có vật gì để bồi thường thì sẽ bị xử tử.
Điều 11: Nếu người bị mất của không đưa ra được người làm chứng biết vật mình mất, thì người này là kẻ nói láo phạm tội vu cáo, sẽ bị xử tử.
Điều 15: Nếu dân tự do đem nam nô lệ hoặc nữ nô lệ của cung đình hoặc của muxkênu ra khỏi thành, sẽ bị xử tử.
Điều 16: Nếu dân tự do che giấu nô lệ của cung đình hoặc của muxkênu chạy đến nhà mình, mà không theo mệnh lệnh của người truyền lệnh đem trả lại thì chủ nhà của nhà này sẽ bị xử tử.
Điều 21: Nếu dân tự do xâm phạm chỗ ở của người khác thì bị xử tử và chôn ngay ở chỗ đã xâm phạm.
Điều 22: Nếu dân tự do phạm tội ăn cướp mà bị bắtg thì bị xử tử.
Điều 25: Nếu nhà nào bị cháy mà người tự do đến chữa cháy dòm ngó tài sản và lấy bất cứ một vật gì, thì người ấy bị ném vào lửa đỏ.
Điều 26: Nếu rêdum hoặc bairum1 đi làm nhiệm vụ của vua giao cho mà bị bắt làm tù binh, sau đó ruộng vườn của người này giao cho kẻ làm thay nghĩa vụ quân dịch, nếu người này lại được trở về quê hương của mình thì phải trả ruộng vườn cho người đó và người này lại tự đảm nhiệm nghĩa vụ quân dịch.
Điều 29: Nếu con người đó còn nhỏ tuổi, không thể làm nghĩa vụ thay cha, thì phải gioa 1/3 ruộng vườn cho người mẹ, để người mẹ nuôi con.
Điều 30: Nếu rêdum và bairum vì nhiệm vụ nặng nề, bỏ ruộng vườn nhà cửa về, sau kẻ khác lấy làm ruộng vườn nhà cửa đó và làm nghĩa vụ thay người này đã quá 3 năm, nếu người này trở về và đòi lại ruộng vườn nhà cửa thì không đựơc trả. Người lấy ruộng vườn, nhà cửa và làm nghĩa vụ thay người này phải đảm nhiệm nghĩa vụ quân dịch.
Điều 36: Ruộng vườn nhà cửa của rêdum, bairum hoặc của người nộp cống1 không đựơc bán.
Điều 38: Rêdum, bairum hoặc người nộp cống không được đưa ruộng vườn nhà cửa có liên quan đến nghĩa vụ mà mình phải đảm nhiệm tặng lại cho vợ và con gái của mình, cũng không được dùng các thứ đó gán nợ.
Điều 39: Nếu ruộng vườn nhà cửa là do những người này mua về thì những người này được đem tặng cho vợ và con gái và cũng được dùng để gán nợ.
Điều 41: Dân tự do dùng tài sản của mình đổi lấy ruộng vườn nhà cửa của rêdum và bairum hoặc người nộp cống vẫn có thể trở về ruộng vườn nàh cửa của mình và có thể lấy lại số tiền phụ thêm của mình.
Điều 42: Dân tự do thuê ruộng để cày, nếu ruộng không có thóc thì người này bị coi là chưa hết sức chăm bón, phải lấy người bên cạnh làm tiêu chuẩn để nộp thóc cho chủ ruộng.
Điều 43: Nếu không cày cấy mà để ruộng bỏ hoang, thì người này phải căn cứ theo người bên cạnh để nộp thóc cho chủ ruộng và còn phải cày bừa ruộng đã bỏ hoang cho bằng phẳng rồi trả lại cho ruộng.
Điều 44: Daan tự do thuê đất của con gái chưa lấy chồng trong vòng 3 năm để khai khẩn trồng trọt nhưng lười biếng không cày cấy, thì đến năm thứ tư phải cày úp, để ải bừa phẳng đất rồi trả lại cho chủ ruộng và cần phải nộp cho chủ ruộng mỗi bua2 là 10 guru3 thóc.
Điều 45: Dân tự do đem ruộng của mình phát canh cho nông dân, và đã thu tiền thuê ruộng mà về sau thần Adát làm ngập ruộng hoặc lụt phá huỷ mất hoa màu, thì người nông dân thuê ruộng phải chịu sự thiệt hại đó.
Điều 46: Nếu người này không thu tiền thuế ruộng, mà sẽ căn cứ theo thu hoạch để thu tô ½ hay 1/3 thì thu hoạch của ruộng đất sẽ do nông dân và chủ ruộng căn cứ theo tỉ lệ đã định để chia nhau.
Điều 47: Nếu trong năm đầu nông dân chưa thu được hoa lợi mà nói: “Tôi sẽ vì mình mà cày ruộng” thì chủ ruộng không được không chấp nhận điều đó, thửa ruộng đó phải để cho nông dân này cày, cấy đến khi thu hoạch sẽ căn cứ theo giấy giao kèo đo thu tô.
Điều 48: Nếu dân tự do mắc nợ có lợi tức, mà thần Adát làm ngập ruộng của người này, hoặc nước lụt phá hoại hoa màu, hoặc vì hạn hán hoa màu không mọc được, thì người này năm đó không phải ra thóc cho chủ nợ và xoá bỏ giao kèo, lợi tức năm đó cũng không phải trả.
Điều 49: Nếu dân tự do vay bạc của tamca và giao cho tamca ruộng có thể trồng lúa hoặc ruộng có thể trồng vừng và nói với tamca rằng: “ Ruộng này do ông trồng lúa hoặc vừng trên ruộng, do ông thu hoạch”. Nếu nông dân1 trồng lúa hoặc vừng trên ruộng thì khi thu hoạch thóc hoặc vừng trên ruọng là thuộc về chủ ruộng, nhưng phải nộp thóc cho tamca để bù vào số bạc đã vay và lợi tức, những tổn phí của tamca đã trả khi cày ruộng.
Điều 50: Nếu đám ruộng mà người này đem lại vật bảo đảm để vay nợ đã trồng lúa hoặc trồng vừng, thì số thóc hoặc vừng thu hoạch được là thuộc về chủ ruộng và phải dùng bạc để trả vốn và lãi cho tamca.
Điều 51: Nếu người này không có bạc để trả thì có thể dùng thóc hoặc vừng căn cứ theo giá quy định của nhà vua nộp cho tamca để trả số bạc đã vay và lợi tức.
Điều 52: Nếu nông dân của tamca không trồng lúa hoặc vừng trên đám ruộng đó thì giấy giao kèo cũng không được thay đổi.
Điều 53: Nếu dân tự do lười biếng không chịu củng cố đê đập bên ruộng của mình, do đó đê đập bị vỡ, nước ngập ruộng đất, cày cấy ( của công xã), thì người dân ự do có đê đập bị vỡ đó phải bồi thường số hoa màu đó đã bị thiệt hại.
Điều 54: Nếu người này không thể bồi thường được bản thân người này cùng với tài sản phải đem bán lậy bạc để chia cho những người có ruộng bị nước phá hoại mất hoa màu.
Điều 55: Nếu dân tự do mở cống của mình, không cẩn thận làm ngập ruộng của người bên cạnh, thì người này phải căn cứ theo khu vực bên cạnh để đền thóc.
Điều 56: Nếu dân tự do tháo nước làm nước ngập ruộng đã gieo trồng của người bên cạnh, thì người này phải đền thóc cứ mỗi bua là 10 gru.
Điều 57: Nếu người chăn súc vật chưa thương lượng với chủ ruộng về việc cho cừu ăn cỏ, chưa báo cho chủ ruộng mà chăn cừu “ở” ruộng thì chủ ruộng được gặt đám ruộng của mình, ngoài ra người chăn súc vật không báo với chủ ruộng mà chăn cừu ăn ở ruộng ấy phải đền thóc cho chủ ruộng cứ mỗi bua là 20 guru.
Điều 58: Sau khi rời khỏi mục trường mà cả đàn súc vật bị bắt giữ lại trong cửa thành, nếu người chăn súc vật vẫn thả cừu ở ruộng và cho cừu ăn ở ruộng, thì người chăn cừu phải trông coi đám ruộng mình đã cho cừu ăn, đến khi thu hoạch phải đền cho chủ ruộng cứ mỗi bua là 60 guru thóc.
Điều 59: Nếu dân tự do chặt cây cối trong vườn của dân tự do mà không báo cho chủ vườn biết thì phải đền ½ minabạc.
Điều 60: Nếu dân tự do đem ruộng đất giao cho người trồng vườn để làm vườn trồng cây ăn quả mà người trồng vườn trồng thành vườn cây ăn quả trong vòng 4 năm, thì đến năm thứ 5, chủ vườn và người trồng vườn chia đều nhau2 chủ vườn được chọn trước phần của mình.
Điều 63: Nếu đó là đất hoang, thì người này phải sửa sang lại đất rồi trả lại cho chủ ruộng và phải đền thóc cho chủ ruộng cứ mỗi năm mỗi bua là 10 guru.
Điều 64: Nếu dân tự do đem giao cho người trồng vườn trồng cây cha là thì người trồng vườn phải nộp 2/3 số thu hoạch trong vườn mà mình quản lí cho chủ vườn, còn mình được 1/3.
Điều 66: Nếu dân tự do vay tiền của tamca, tamca đến đòi nợ, mà người này không có gì để trả do đó đem vườn quả mình đã trồng cho tamca và nói với tamca rằng “ Xin ông lấy số chà là ở trong vườn chỉ do chủ vườn thu hoạch, và theo quy định trong giấy giao kèo, trả bạc vốn và lãi cho tamca, số chà là trong vườn còn lại vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ vườn.
Điều 89: Nếu tamca cho vay thóc hoặc bạc lấy lãi, thì mỗi guru ( có thể thấy lại 100 ca1 thóc. Nếu cho vay bạc trắng thì mỗi xikhơ2 bạc có thể lấy lại 1/6 và 6 sêun2
Điều 90: Nếu dân tự do mắc nợ có lãi, nhưng không có bạc trắng để trả nợ mà chỉ có thóc, thì theo quy định của vua, tamca chỉ được tính mỗi guru là 100 ca, và lấy thóc để trả lãi.
Điều 91: Nếu tamca không tuân theo quy định là thóc thì mỗi guru lấy lại 100 ca, bạc trắng thì mỗi xikhơ lấy lại 1/6 xikhơ và 6 sêun mà tăng thêm lợi tức thì người này bị mất vật đã cho vay. 
Điều 101: Nếu không thu được lợi ở nơi đến thì samenlum3 phải trả lại gấp bội cho tamca số bạc đã nhận.
Điều 102: Nếu tamca cho samelum vay bạc mà không lấy lãi mà samenlum bị thiệt hại ở nơi đến ( buôn bán), thì người này phải trả lại toàn bộ số vốn cho tamca. 
Điều 103: Nếu giữa đường bị giặc cướp mất tất cả các thứ đang chuyển đi thì samenlum phải thề trước thần, và được miễn không phải bồi thường.
Điều 104: Nếu tamca giao cho samenlum bán thóc, lông cừu, dầu, hoặc bất cứ thứ gì khác, thì samenlum phải kết toán số bạc đã trao lại cho tamca. Samenlum lấy chứng từ có đóng dấu về số bạc mà mình giao cho tamca.
Điều 105: Nếu samenlum quên lấy chứng từ có đóng dấu về số bạc mình đã nộp cho tamca, thì số bạc không có chứng từ có đóng dấu đó không được tính nợ.
Điều 106: Nếu sau khi samenlum đã nhận bạc ở tamca rồi mà trước mặt tamca kiên quyết không thừa nhận, thì tamca phải chứng thực việc samenlum đã nhận bạc trước thần và người làm chứng còn samenlum thì phải trả lại gấp 3 số bạc mà mình đã nhận của tamca.
Điều 107: Nếu tamca gửi cho samenlum vật gì và samenlum đã trả lại cho tamca tất cả những thứ mà tamca giao cho mình nhưng tamca không thừa nhận là đã lấy lại những vật mà samelum trả lại, thì người samelum này phải vạch mặt tamca trước thần, và người làm chứng, còn tamca thì vì việc đôi có với samenlum mà phải trả lại gấp 6 lần tất cả các thứ mà mình đã láy lại.
Điều 108: Nếu mụ hàng rươu không chịu lấy thóc khi bán rượi xikêra1 mà lại dùng cân giả để lấy bạc và số lượng rượu xikêra quy định lại thấp hơn số lượng thóc quy định thì mụ hàng rượu đó bị tố giác và bị ném vào lửa.
Điều 109: Nếu tụ tập ở nhà mụ hàng rượu, mà mụ hàng rượu không báo để bắt những người tù đó giải đến cung đình thì mụ hàng rượu đó bị xử tử.
Điều 110: Nếu vợ thần hoặc chị của thần 2 không ở trong nhà tù, mà lại mở quán rượu hoặc vào quán rượu công thì người phụ nữ tự do đó sẽ bị thiêu chết.
Điều 111: Nếu mua hàng rượu bán chịu 60 ca rượu, đến mùa thu hoạch sẽ được lấy 60 ca thóc.
Điều 112: Nếu dân tự do trên đườn đi nhờ một dân tự do khác chuyên chở giúp bạc vàng đá quý hoặc những của cải (khác) của mình, mà người dân tự do này không đưa những vật được gửi đến nơi đến chốn, mà chiếm hữu các thứ đó, thì người gửi của phải tố cáo tội không giao lại những vật đã gửi của người kia. Người dân tự do đó phải bồi thường gấp 5 lần toàn bộ số của cải đã giao cho mình.
Điều 113: Nếu người dân tự do cho một người dân tự do khác vay thóc hoặc bạc, không báo cho người chủ có thóc tự tiện đến lấy thóc ở trong kho hoặc trên sân thóc, thì người dân tự do đó sẽ bị tố cáo về việc không báo cho chủ có thóc mà tự tiện lấy thóc ở trong kho hoặc trên sân. Người đó phải trả lại toàn bộ số thóc và mất toàn bộ (số nợ).
Điều 114: Nếu dân tự do không phải là chủ nợ về thóc hoặc bạc của mộg dân tự do khác mà giữ con tin của người kia thì người này phải bồi thường cứ mỗi người là con tin là 1/3 mina bạc.
Điều 115: Nếu dân tự do là chủ nợ của một người dân tự do khác, và giữ con tin của người này, mà người làm con tin vì số mệnh mà chết ở nhà người giữ mình làm con tin, thì việc đó không thể làm căn cứ để tố cáo.
Điều 116: Nếu người làm con tin bị đánh đập hoặc ngược đãi mà chết ở nhà người giữ mình làm con tin, thì người chủ của con tin đó được tố cáo tội của tamca. Nếu (người làm con tin) là con trai của dân tự do, thì phải giết con trai của người đó, nếu là nô lệ của dân tự do thì người đó phải đền 1/3 mina bạc, và bị mất toàn bộ (số nợ).
Điều 117: Nếu dăn tự do vì mắc nợ phải bán vợ, con trai hoặc con gái, hoặc làm nô lệ vì nợ thì họ phải phục dịch ở nhà người mua hoặc người chủ nợ 3 năm, đến năm thứ 4 họ được trả lại tự do.
Điều 118: Nếu người này gán nam nô lệ hoặc nữ nô lệ vì nợ ,thì tam ca có thể tiếp tục chuyển nhượng, có thể bản không được kiện cáo đòi trả nợ.
Điều 119: Nếu dân tự do mắc nợ, đem bán nữ nô lệ đã từng đẻ con cái, thì người chủ của người nữ nô lệ có thể trả bạc cho tamca để chuộc lại những người nô lệ của mình.
Điều 121: Dân tự do gửi thóc ở nhà dân tự do, thì mỗi năm cứ mỗi guru thóc phải nộp 5 ca thuế kho.
Điều 122: Dân tự do đem bạc, vàng hoặc bất cứ thứ gì nhờ một người dân tự do khác cất giữ thì phải có người làm chứng, chứng nhận những vật mà người ấy gửi và làm giấy giao kèo, xong thì có thể nhờ cất giữ.
Điều 127: Nếu dân tự do xỉ vả chị của thần hoặc vợ của dân tự do mà không chứng minh được tội lõi thì người dặnt này phải đưa đến quan toà và cạo tóc mai của y.
Điều 128: Nếu dân tự do cưới vợ mà không làm giấy tờ thì người phụ nữ đó không phải là vợ của y.
Điều 129: Nếu vợ của dân tự do ngủ với người đàn ông khác mà bị bắt, thì phải trói cả hai người này lại và ném xuống sông. Nếu người chủ của người vợ cho vợ mình được sống thì vua cũng bảo toàn tính mạng cho người nô lệ1 của mình.
Điều 130: Nếu dân tự do hiếp dâm vợ của dân tự do ( còn ở nhà cha mẹ chưa hề tiếp xúc với chồng) mà bị bắt, thì người tự do đó bị xử tử, người phụ nữ này được miễn truy tội.
Điều 133: Nếu dân tự do bị bắt làm tù binh, mà trong nàh y có các tư liệu sinh sống, thì vợ y phải ………. và giữ lấy tài sản của mình, không được đến nhà người khác. Nếu người đàn bà này không giữ lấy lại tài sản của mình mà đến ở nhà người khác, thì sẽ bị tố cáo, và bị ném xuống nước.
Điều 134: Nếu dân tự do bị bắt làm tù binh, mà nhà y không có tư liệu sinh sống, do đó vợ y đến ở nhà người khác và có sinh con cái, mà sau chồng thị trở về tìm lại vợ của mình, thì người đnà bà này phải trở về nơi chồng trước, con cáithì thuộc về cha nó. 
Điều 137: Nếu người dân tự do muốn bỏ vợ người vợ lẽ đã từng đẻ con trai cho y, hoặc người đàn bà đã không sinh đẻ đã làm cho y có con trai thì phải trả lại của hồi môn của người đàn bà đó và phải cho thị một phần ruộng vườn và tài sản, để thị có thể nuôi nấng con cái. Đến khi thị đã nuôi nấng con cái thành người thi phải chia cho thị một phần tài sản bằng phần của một kẻ kế thừa trong toàn bộ tài sản chia cho con cái, và sau đó thị được đi lấy người chồng mà mình yêu.
Điều 138: Nếu dân tự do muốn bỏ vợ chưa sinh con cái thì phải cho thị một số bạc tương đương với lễ hỏi và phải trả lại những của hồi môn mà thị mang từ nhà cha mẹ về, sau đó có thể bỏ.
Điều 141: Nếu vợ dân tự do sống ở nhà dân tự do mà để lòng ở nơi khác, ăn tiêu lãng phí, làm khuynh gia tài sản, chồng chịu tiếng xấu thì thị bị tố cáo. Nếu chồng thị quyết định bỏ thị thì có thể bỏ. Khi thị đi nơi khác, chồng lại phải cho thị li dị phí. Nếu chồng thị quyết định không bỏ thị, thì có thể lấy một người đàn bà khác, còn người đàn bà này phải ở lại nhà chồng làm nữ nô lệ.
Điều 142: Nếu vợ ghét chồng và nói với chồng rằng: “ Anh không được chiếm hữu tôi” thì phải tìm người hàng xóm của họ để điều tra việc này. Nếu như thị trinh tiết không có tội lỗi mà chồng thị thường đi ra ngoài và còn làm tội là tình thị, thì người đàn bà đó không có tội, thị được lấy của hồi môn của mình trở về nhà cha mẹ.
Điều 143: Nếu thị khong trinh tiết thường đi nơi khác làm cho gia đình phá sản, chồng bị tiếng xấu thì người đàn bà này phải ném xuống sông.
Điều 144: Nếu dân tự do lấy một người đàn bà không sinh đẻ,người đàn bà không sinh đẻ này cho chồng một người nô lệ do đó sinh được con cái, mà người dân tự do này còn muốn lấy vợ bé thì không cho phép người dân tự do đó được lấy vợ bé.
Điều 148: Nếu dân tự do lấy vợ, ngườivợ bị hủi, mà người này muốn lấy một người khác, thì y có thể lấy người khác, nhưng không được bỏ người vợ bị bệnh hủi, người vợ đó được ở trong nhà y, y phải nuôi nấng người vợ đó suốt đời.
Điều 149: Nếu người đàn bà đó không muốn sống ở nhà chồng mình, thì y phải trả lại của hồi môn mà thị mang từ nhà cha mẹ về cho thị, thị có thể bỏ đi.
Điều 150: Nếu dân tự do tặng cho vợ mình ruộng vườn nhà cửa hoặc các tài sản khác và có cho thị văn khế có đóng dấu thì sau khi chồng chết, con cái của thị không được đi kiện thị hoặc xin thị bất cứ điều gì. Người mẹ được đem các tài sản cho đứa con mình thương nhất sau khi mình chết, duy chỉ không được đem những tài sản đó tặng anh em mình. 
Điều 153: Nếu vợ vì người đàn ông khác mà giết chồng thị bị xử tội ngồi bàn chông
Điều 155: Nếu dân tự do cưới vợ cho con trai và con trai mình đã quan hệ với người ấy, sau đó y lại gian dâm với người thị mà bị phát giác, thì phải trói người dân tự do đó ném xuống nước.
Điều 162: Nếu dân tự do lấy vợ, người vợ đã sinh con cái cho y, mà về sau người đàn bà đó chết, thì bố thí không được đòi lại của hồi môn chỉ thuộc về con cái.
Điều 163: Nếu dân tự do lấy vợ, người vợ chưa sinh con cái cho y mà về sau người đàn bà này chết, nếu bố vợ lại lễ hỏi của người tự do này thì người chồng của người đàn bà đó không được đòi của hồi môn của người đàn bà đó, của hồi môn của thị chỉ thuộc về gia đình bố thị.
Điều 164: Nếu bố vợ không trả lại lễ hỏi, thì y được khấu trừ lễ hỏi trong số của hồi môn của người đàn bà này, và đem của hồi môn trả lại cho gia đình vợ.
Điều 165: Nếu dân tự do tặng ruộng vườn nhà cửa cho kẻ kế thừa mà mình yêu thích và cho người này giấy tờ có đóng dấu hẳn hoi thì sau khi người cha chết, khi anh em chia tài sản, người con trai này đựơc nhận những tặng phẩm của người cha, ngoài ra các anh em vẫn chia đều tài sản của cha.
Điều 166: Nếu dân tự do đã lấy vợ cho các con trai mà chưa cưới vợ cho con trai út thì sau khi người cha chết, khi anh em chia tài sản, thì trong gia sản của người cha, ngoài phần mà người út chưa lấy vợ chồng đựơc hưởng, còn cho một số bạc về tiền lễ hỏi để người này lấy vợ.
Điều 167: Nếu dân tự do lấy vợ đã sinh con cái cho y, mà về sau người đàn bà này chết, sau khi vợ chết y lại lây vợ, người vợ này lại sinh con cái, thì sau khi người cha chết, các con không được căn cứ theo mẹ để chia tài sản. Những người con này được lấy của hồi môn của mẹ mình và chia đều tài sản của người cha. 
Điều 169: Nếu người con phạm tội lớn đủ để bị tước đoạt quyền kế thừa của mình, thì quan toà có thể rộng lượng tha thứ cho người con này phạm tội lần đầu, nếu người con này lại phạm tội lớn lần nữa, thì người cha được tước đoạt quyền kế thừa của người con này.
Điều 170: Nếu người vợ chính thức của dân tự do sinh con cái cho y, nữ nô lệ của y cũng sinh con cái cho y, và khi người cha đang sống nói những đứa con do nữ nô lệ sinh ra là: “con của tôi” coi những đưa con đó ngang hàng với những đưa con của người vợ chính thức thì sau khi người cha chết, những đứa con của người vợ chính thức và những đứa con của người nữ nô lệ phải cùng nhau chia đều gia tài của cha. Khi chia tài sản, con của người vợ chính thức đựơc ưu tiên chọn phần của mình.
Điều 172: Nếu người chồng không cấp cho thị tiền nuôi thân của ngượi vợ goá thì phải trả lại của hồi môn của thị và một phần trong số tài sản của chồng thị bằng phần của một kẻ kế thừa. Nếu con cái của thị đối với thị không tốt muốn đuổi thị ra khỏi nhà, thì quan toà phải điều tra việc đó và xử phạt những đứa con của thị. Người đàn bà này không nên rời khỏi nhà chồng mình. Nếu người đàn bà này muốn đi, thì thị phải để lại cho con cái số tiền nuôi thân của người vợ goá mà chồng thị đã cấp cho.
Điều 175: Nếu nô lệ của cung đình hoặc nô lệ của muxkênu lấy con gái của dân tự do, người con gái này có sinh con cái thì chủ của người nô lệ không đựơc bắt con cái do người con gái của dân tự do sinh ra làm nô lệ.
Điều 177: Nếu bà goá có con còn nhỏ tuổi, nếu muốn vào nhà người khác mà không bảo với quan toà thì không được đi. Khi thị vào nhà người khác, quan toà phải điều tra tình hình gia đình người chồng trước kia của thị, và phải gửi tài sản của người chồng trước cảu thị cho người chồng sau của thị, và phải bắt họ làm giấy. Họ phải giữ gìn nhà cửa của cải, nuôi nấng những đứa con còn bé, và không được bán đồ dùng trong nhà. Kẻ nào mua đồ dùng trong nhà của con cái, của bà goá thì phải chịu mất số bạc của mình, tài sản phải trả lại cho chủ của nó ( tức những đứa bé con bà goá).
Điều 179: Người cha đem của hồi môn cho thị thần, bảo vệ thần hoặc kỹ nữ của thần, và có làm giấy có đóng dấu, trong giấy viết cho bà ta có ghi rõ bà ta sẽ được dùng của cải còn lại sau khi chết, tự ý muốn cho ai thì cho phép bà ta được tự do chi phối thì sau khi người cha chết, bà ta được đem những vật còn lại sau khi bà ta chết tự ý muốn cho ai thì cho, anh em của bà ta không đựơc vì vậy mà đi kiện bà ta.
Điều 180: Người con gái làm kĩ nữ của thần hoặc thị thần trong các tư, nếu cha không cho bà ta của hồi môn thì sau khi người cha chết, bà ta được nhận một phần bằng phần của một kẻ kế thừa trong gia sản của người cha, và được hưởng những thứ đó, cho đến suốt đời. Của cải còn lại sau khi bà ta chết thì thuộc về anh em của bà ta.
Điều 182: Con gái làm thị thần Mácđúc của Babilon, nếu cha không cho của hồi môn, không cho giấy có đóng dấu thì sau khi người cha chết, bà ta được căn cứ theo tiêu chuẩn của anh em, nhận 1/3 phần của kẻ kế thừa trong gia sản của người cha, bà ta không có nghĩa vụ gì, thị của thần Mácđúc được tự ý đem cho những của cải đó bà ta để lại sau khi chết.
Điều 183: Nếu người cha đem của hồi môn của con gái do người vợ bé sinh ra, và kén chồng cho thị, làm giấy có đóng dấu, thì sau khi người cha chết, thị không được nhận phần của mình trong gia sản của người cha.
Điều 196: Nếu dân tự do làm hỏng mắt của con của bất cứ người dân tự do nào, thì phải làm hỏng mắt của y.
Điều 197: Nếu y làm gãy xương của dân tự do, thì phải làm gãy xương của y.
Điều 198: Nếu y làm hỏng mắt của muxkênu hoặc gãy xương của muxkênu thì phải bồi thường một mina bạc.
Điều 199: Nếu y làm hỏng mắt nô lệ của dân tự do, hoặc làm gãy xương của nô lệ dặnt do, thì phải bồi thường ½ giá mua cảu người nô lệ đó.
Điều 200: Nếu dân tự do đánh gảy răng của người dân tự do ngang hàng với mình, thì phải đảnh gãy răng của y.
Điều 201: Nếu dân tự do đánh gãy răng của muxkênu, thì phải đền 1/3 mina bạc.
Điều 202: Nếu dân tự do tát vào má người có địa vị tương đối cao, thì phải đánh y 60 roi da bò trong cuộc họp.
Điều 203: Nếu con cảu dân tự do đánh con của dân tự do ngang hàng với mình thì phải bồi thường 1 mina bạc.
Điều 204: Nếu muxkênu tát vào má muxkênu, thì phải bồi thưòng 10 xikhơ bạc
Điều 205: Nếu nô lệ của dân tự do tát vào má của con của dân tự do thì phải cắt một tay của nó.
Điều 212: Nếu người phụ nữ này chết thì y phải bồi thường ½ mina bạc.
Điều 213: Nếu y đánh nữ nô lệ của dân tự do, đến nỗi làm cho người nữ nô lệ đó bị xẩy thai thì y phải bồi thường 2 xikhơ bạc.
Điều 214: Nếu người nữ nô lệ đó chết, thì y phải bồi thường 1/3 mina bạc.
Điều 215: Nếu thầy thuốc dùng dao đồng thau mổ một trường hợp khó khăn cho dân tự do và chữa cho người đó lành bệnh, hoặc dùng dao đồng thau cắt lọc mắt (?) cho dân tự do và chữa cho người này lành mắt, thì người thầy thuốc đó được 1 xikhơ bạc.
Điều 216: Nếu ( người bệnh là muxkênu, thì người thầy thuốc 5 xikhơ bạc. 
Điều 217: Nếu (người bệnh) là nô lệ của dân tự do thì chủ người nô lệ phải đưa cho thầy thuốc 2 xikhơ bạc.
Điều 218: Nếu thầy thuốc dùng dao đồng thay mổ một trường hợp rất khó khăn cho dân tự do làm người dân tự do đó chết, hoặc dùng dao đồng thau cắt lọc ở mắt (?) cho dân tự do và làm hỏng mắt của dân tự do, thì người thầy thuốc đó bị chặt ngón tay.
Điều 221: Nếu thầy thuốc nối xương bị gãy cho dân tự do hoặc chữa lành chỗ sưng (?) thì người bệnh phải đưa cho thầy thuốc 5 xikhơ bạc.
Điều 222: Nếu (người bệnh) là con của muxkênu thì y phải trả 5 xikhơ bạc.
Điều 223: Nếu (người bệnh) là nô lệ của dân tự do, thì chủ của người nô lệ phải trả cho thầy thuốc 2 xikhơ bạc.
Điều 226: Nếu người thợ cắt tóc chưa báo với người chủ của nô lệ mà cạo mất dấu hiệu nô lệ của người nô lệ khôngphải của mình, thì người thợ cắt tóc đó bị chặt ngón tay.
ù
Đây là pháp luật do vua Hammurabi bách thắng đặt ra đem lại hạnh phúc chân chính và đặt nền thống trị nhân từ.
Trẫm Hammurabi đức vua vô địch, trẫm chưa hề khinh miệt dân đen mà thần Enlin đã ban cho, và trách nhiệm chăn dắt dân đến mà thần Mácđúc giao phó cho thì trẫm cũng chưa hề lơi là, trẫm đã lo tìm kiếm đất cư trú an toàn cho dân đen giải quyết những khó khăn to lớn, chiếu dọi ánh sáng của họ.
Trẫm, với vũ khí mạnh mẽ do thần Sababa và thần Isata ban cho, với trí tuệ do thần Ea ban cho, với uy lực của thần Manđúc ban cho đã đánh đuổi được kẻ thù.
trên dưới, đình chỉ phân tranh làm cho đất nước được hưởng thái bình, nơi ăn chốn ở của nhân dân được che chở, không có gì phải lo âu sợ hãi.
Trẫm, nhận mệnh lệnh của cả thần minh vĩ đại mà làm cho kẻ chăn dắt nhân từ, trên cái hốt của mình thẳng thắn đề rằng “ ân đức của trẫm, bao trùm lấy thành trì của trẫm, trẫm che chở người Xume và người Accát trong lòng trẫm, nhờ sự giúp đỡ của nữ thần bảo hộ của trẫm và anh em của ngài, trẫm được hoà bình ngự trị mọi người trên thế gian và dùng trí tuệ của mình để che chở họ.
Để cho người mạnh không hà hiếp kẻ yếu, để cho những người cô quả có chỗ nương tựa ở thành Babilon, nơi mà vị thủ lĩnh của nó được thần Anu và thần Enlin khen ngợi, ở đền Exajin mà nền móng của nó lâu bền cùng với trời đất, để cho toà án trong nước tiện việc xét xử, để cho sự tuyên án trong nước tiện việc quyết định, để cho những kẻ bị thiệt thòi được trình bày chính nghĩa, trẫm khắc những lời vàng ngọc của trẫm lên cột đá của trẫm trước bức tượng của trẫm cũng tức là bức tượng của một vị vua công bằng.
Trẫm vị vua ngự trị trên các vua, lời nói của trẫm siêu quần xuất chúng, uy lực của trẫm không ai có thể địch nổi. Theo mệnh lệnh của vị quan toà vĩ đại của trời đất Samát chính nghĩa của trẫm tất nhiên có thể chiếu rọi khắp thế gian, tuân theo ý chí của chúa Mácđúc của trẫm, chế độ do trẫm đặt ra tất không ai có thể thay đổi đựơc. Trong đền Exajin mà trẫm ưa thích, tên tuổi của trẫm tất cả sẽ vĩnh viễn được tưởng nhớ.
Nếu có được dân tự do nào đi kiện mà bị thiệt thòi thì đến trước bức tượng của trẫm tức là đến trước bức tượng của vị vua công bằng đọc cái cột đá mà trẫm khắc chữ, lắng nghe những lời vàng ngọc của trẫm, để cáicột đá của trẫm làm rõ vụ án cho người đó để người đó đựơc xét xử một cách công bằng, để cho lòng được nhẹ nhõm mà lớn tiêntgs (?) nói rằng: “ Vị chúa Hammurabi của mình quả là vị cha hiền của loài người, ngài đã tuân theo lời của chúa Mácđúc của ngài, đã vì thần Mácđúc đánh Nam dẹp Bắc (?) và thu đựơc thắng lợi. Vui lòng đức chúa Mácđúc của ngài vĩnh viễn đem lại hạnh phúc cho mọi người và sự công bằng để thống trị đất nước. Để người thành tâm cầu phúc cho trẫm trước chúa Mácđúc, nữ chúa Xaxpanít và các thần bảo hộ.
Từ nay cho đến ngàn vạn đời sau, các vua trong nước phải tuân theo những lời chính nghĩa của trẫm đã khắc trên cột đá của trẫm, không được thay đổi việc xét xử tư pháp do trẫm đã quyết định và việc thẩm tra tư pháp do trẫm đã xác lập, không được phá hoại những chế độ do trẫm đặt ra.
Nguyện thần trời đất vĩ đại, tất cả Anunác, thần bảo hộ các đền miếu hãy cùng nhau dùng những lời trù đáng sợ để nguyền rủa bản thân người đó, nguyền rủa co cháu của người đó, nguyên nhân và quân đội của người đó.
Nguyện thần Enlin hãy dùng lời vàng ngọc của mình lớn tiếng nguyền rủa người đó, và tức khắc làm cho sự nguyền rủa của ngài giáng lên người đó.
















































LUẬT XII BẢNG 
Duedecim Tabulae)

Soạn thảo năm 499 TCN khắc trên 12 bảng đồng, mỗi chương 1 bảng, nay không còn chỉ được ghi lại từng đoạn trong những thư tịch cổ khác nhau; các nhà cổ sử đã sưu tầm tập hợp thành hệ thống tương đối đủ ( không hoàn chỉnh vài câu)
LƯƠNG NINH 
Dịch và chú thích 
BẢNG I

  1. Nếu (người nào) đựoc gọi đến toà, thì (người đó) phải đến. Nếu (người đó)không đến, thì (người gọi) yêu cầu những người làm chứng xác nhận (lời gọi của mình), sau đó thì buộc người kia phải đến.
  2. Nếu ( người đựơc gọi) viện cớ (để thoái thác) hay định trốn, thì (người gọi) sẽ đặt tay lên người đó1 .
  3. Nếu bị cản trở (khiến người được gọi không có mặt ở toà được) vì lí do ốm đau hay già cả thì [người gọi (“ mõ toà”) (Usher) cấp cho người ấy một con vật chỏ (jumentum)[ hay] xe kéo ( Arcera). Nếu không muốn thì cũng không bắt buộc có mặt2
  4. Chỉ người nào có nền kinh tế của mình mới được là người bảo trợ [trước toà] cho người sống bằng kinh tế của mình. Đối với công dân không có kinh tế, người nào tình nguyện, có thể trở thành người bảo trợ.
  5. Nex …………. foreti, sanates3
  6. Cái gì đã được thoả thuận thì [bên nguyên] cũng phải trình điều đó [trước toà]4
  7. Nếu [ hai bên nguyên bị] không đi đến thoả thuận thì trong một nửa ngày [họ] phải đến tranh kiện ở Forum hay ở Comitia5 . Cả hai bên có mặt sẽ lần lượt tự biện bạch việc làm của mình.
  8. Qua một nửa ngày thẩm phán sẽ xác nhận yêu cầu của bên có mặt [ở phiên toà].
  9. Nếu cả hai bên đều có mặt ở phiên toà thì đến khi mặt trời lặn là hạn cuối cùng của phiên toà.





BẢNG II

  1. ( Gaius (hiến pháp, IV,14): Đối với mỗi vụ kiện 1000 as trở lên thì phải nộp [ vào ngân sách đền miếu] tiền án phí [là 500 as], đối với mỗi vụ kiện về số tiền ít hơn thì nộp 50 as, đó là điều đã được luật XII bảng quy định. Nếu tranh chấp về sự tự do của mỗi người, thì tuy rằng giá người đó thật cao, nhưng chính luật trên đã quy định rằng tiền án phí [về người mà sự tự do của người đó bị tranh chấp] cũng chỉ phải nộp (dưới 50as).
  2. Nếu một trong những nguyên nhân này, như là ……. ốm nặng hay [ngày gọi đến toà trùng] với ngày bố trí để kết tội [người nào đó] về sự phản bội1, [sẽ cản trở] thẩm phán, người làm chứng thứ bay hay bên thưa kiện [có mặt ở phiên toà xét xử], thì [việc đó] phải rời sang một ngày khác.
  3. [ Người thưa kiện (bên chuyên)] nào không đủ chứng cứ cần phải đi đến cửa nhà [ người làm chứng không đến dự phiên toà] và liền trong ba ngày gọi [người đó] rõ to.

BẢNG III 

  1. Phải chiếu cố [cho người mắc nợ] ba mươi ngày thi hành án sau khi [ người đó] thừa nhận nợ hay sau khi định án [đối với người đó].
  2. [ Khi đã hết hạn định] thì [bên nguyên] đặt bàn tay [lên người mắc nợ]. Phải dẫn người đó tới phiên toà [để thi hành án].
  3. Nếu [người mắc nợ] không thi hành án [một cách tự nguyện] và cũng không ai gỡ tội cho người đó trước phiên toà, thì [bên nguyên dẫn người nọ về mình và đeo cho người đó gông hay cùm nặng không ém hay nếu muốn, có thể hơn 15 bảng2
  4. [ Trong thời gian bị giam giữ người mắc nợ] nếu muốn có thể sống bằng của riêng của mình. Nếu người đó không có, thì [người nào giam giữ ngưòi đó] phải cho người đó mỗi ngày một bảng cột, hay nếu người đó xin thì cũng có thể cho hơn.
  5. ( Aulius Hellius, Những đêm Attích, XX, 1.46): Trong thời gian [mà người mắc nợ bị giam giữ], người đó có quyền cầu hoà (với bên nguyên, nhưng nếu [hai bên] không hoà giải được, thì [những người mắc nợ đó] phải bị giam giữ 60 ngày. Trong suốt thời hạn đó, người ta dẫn họ liền 3 lần vào những phiên chợ đến pretor3 ở Comitia4 và [ở đó] người ta công bố số tiền phạt họ. Đến phiên chợ thứ ba, họ bị kết án tử hình hay bị bán ra ngoài, ngoài Tibris5
  6. Đến phiên chợ thứ 3 thì người ta đem chặt con nợ thành từng khúc. Nếu người ta chặt nhiều hơn hay ít hơn thì cũng không có [tội] gì với con nợ đó1
  7. Việc xử kiện kẻ phản bội cần phải có hiệu lực một cách vĩnh viễn.

BẢNG IV 

  1. ( Cicero (Về luật pháp, III, 8,9) : Trẻ con [khác thường] như có dị hình đặc biệt, theo luật XII bảng, cũng bị giết chết với cách thức đơn giản như vậy).
  2. Nếu người cha bán con 3 lần, thì người con được tự do [ không chịu quyền] của cha.
  3. Cicero ( Philippi, II 28, 69) ; [ Sử dụng] điều quy định trong XII bảng, [người chồng] đã ra lệnh cho vợ cầm lấy mọi đồ vật thuộc riêng mình, rồi thu lấy chìa khoá [ở người vợ] và đuổi [vợ ] đi.
  4. ( Aulius Hellius (Đêm Attích), III.16,12).

“ Tôi được biết rằng [khi] người đàn bà …. sinh đẻ vào tháng 11 sau khi người chồng chết, thì [ở đó] có việc dường như người đàn bà có mang sau khi chồng chết, bởi vì uỷ ban 10 người đã ghi rằng con người sinh ra vào tháng thứ 10, chức không phải tháng thứ 11”.
BẢNG V

  1. ( Gaius (Hiến pháp, I, 144-145): Tổ tiên [chúng ta] đã xác định rằng ngay cả những phụ nữ đã đến tuổi trưởng thành, do bản tính nhẹ dạ của họ mà họ cần phải có sự bảo trợ.. Chỉ trừ có các nữ – đồng – trinh là những người mà người cổ Rôma trọng vì chức vị tôn giáo của họ nên mới không chịu bảo trợ2
  2. ( Gaius (hiến pháp, II, 47): Luật XII bảng xác định rằng res mancipi3
  3. Người nào khi chết mà sử dụng tài sản của mình hay quyền bảo trợ [đối với người dưới quyền mình] thì điều dó phải được đảm bảo.
  4. Nếu một người nào đó khong có ai dưới quyền mình mà khi qua đời cũng không trối lại về người kế thừa di sản thì kinh tế của người đó sẽ do

agrat4 gần nhất [của người đó] quản lí.

  1. Nếu [người chết] không có agnat thì nền kinh tế [ để lại sau khi người đó chết] do những người thân quản lí.
  2. Gaius (Hiến pháp I, 155): Theo luật XII bảng, người bảo trợ [khi qua đời] không trối lại [hay di chúc lại] về người bảo trợ cho người đựơc bảo trợ, thì agnat của [người bảo trợ] sẽ là người bảo trợ cho người được bảo trợ.
  3. a. Nếu có một người bị mất trí (tâm thần) thì quyền đối với tài sản và với chính mình người này sẽ thuộc về agnat hay họ hàng của người này.

7. b. Ulpianus (I, 1, pr.D.XXVII, 10): Theo luật XII bảng, người hoang toàng ( sinh hoạt và chi tiêu bừa bãi) không được quản lý tài sản thuộc về mình.
7.c. Ulpianus (Lib, sing regularum XII,2): “ Luật XII bảng quy địn những người mất trí và hoang toàng mà tài sản của họ bị cấm sử dụng của họ bị cấm sử dụng, sẽ do các agnats của họ bảo đảm đời sống của họ”.
8. a. Ulpianus (Lib. sing regularum, XXXX,1): “ Luật XII bảng chuyển cho người chủ phần di sản của công dân Rôma xuất thân là libertus1 để lại trong trường hợp người này bị chết mà không có ai thân thuộc và cũng không trối lại điều gì”.

  1. b. Ulpianus (I, 195, I D, L.16): [Về mối quan hệ giữa chủ và libertus], luật XII bảng nói rằng tài sản của libertus được quyền chuyển [nhượng] từ gia đình này sang gia đình khác.2 Cũng trong trường hợp này, luật nói về [gia đình là sự kết hợp] các cá nhân riêng lẻ.
  2. a. Gordianus (I, 6,III, 36): Theo luật XII bảng, tài sản những khoản đòi nợ [của người chết đối với những người khác] thì có thể trực tiếp (nghĩa là có thể không cần thủ tục pháp lý nào đó, đem chia cho những người cùng được thừa kế theo các phần di sản mà họ được hưởng.

9. b. Dioclêtianus (I,26, III,3): Theo luật XII bảng, những món nợ của người chết đem chia trực tiếp [cho những người kế thừa] tỉ lệ với phần di sản [mà họ được hưởng].
10. Việc kiện tụng [về sự chia di sản] phải dựa trên cơ sở những điều quy định của luật XII bảng.
BẢNG VI

  1. Nếu người nào kí kết hợp đồng tự bán mình3 hay càm cố đồ vật [có mặt 5 người làm chứng và người cần lường] thì lời nói trong đó không được xoá bỏ.
  2. Cicero (Về nghĩa vụ; III, 16) : “ Theo luật XII bảng thì cứ đưa ra những bằng cứ về điều đã được phát biểu [khi ký kết hợp đồng] là đủ và nếu người nào đã nói mà lại chối lời thì phải nộp phạt gấp đôi”.
  3. Cicero (Top IV,23): “ Thời điểm chiếm hữu đối với phần ruộng đất được quy định là 2 năm, đối với đồ vật khác là 1 năm”.
  4. ( Gaius (Hiến pháp I,3): Luật XII bảng đã xác định rằng người đàn bà nếu không muốn chịu quyền của chồng đối với mình [biểu hiện bằng thời gian chung sống với vợ] thì hằng năm cần phải rời khỏi nhà mình 3 đêm và như vậy tác là gián đoạn cái quyền chiếm hữu trong năm đối với mình”.
  5. a. Aulius Hellius ( Đêm Attích, XX, 17,8): “ Tự mình bảo vệ [đồ vật của mình] trong phiên toà. Điều đó có nghĩa là đặt lên đồ vật mà cuộc tranh cãi ở phiên toà đang tiến hành về nó, [nghĩa là nó một cách khác] trong khi tranh chấp với đối phương thì lấy tay giữ lấy cái vật tranh cãi và bảo vệ cái quyền về vật đó với những lí lẽ chiến thắng. Việc đặt tay lên đồ vật, diễn ra ở một địa điểm nhất định với sự có mặt của pretor, dựa trên cơ sở luật XII bảng, nơi đó có dề chữ: “ Nếu có ai muốn tự mình bảo vệ đồ vật của mình ở trước toà”.

5. b. ( Pavelus (Fragn, Vat, 50): Luật XII bảng xác định [việc cầm cố đồ vật] bằng hợp đồng, tiến hành với sự có mặt của 5 người làm chứng và cân lường, mà cũng có thể bằng cách từ bỏ quyền sở hữu về đồ vật đó, ở phiên toà, trước mặt pretor) .
6. (Titus Livitus (III, 44): Những người bênh vực [ cho Virginia] yêu cầu [Appius Clandius], theo luật pháp do chính ông đã đề xướng, ban bố quyết định sơ bộ về người con gái để có sự đồng tình về sự tự do của cô ấy).
7. [Người sở hữu] không được rút lấy thanh gỗ [hay cái sào] [ của mình], [đã do người khác] sử dụng để xây nhà hay để trồng nho.
8. (Ulpianus, I, 1, pr, D, XLVII, 3: Luật XII bảng không cho phép lấy và coi gỗ và sào đã lấy cắp làm của riêng mình đem dùng để xây nhà hay trồng nho, mà trong việc này lại còn xử phạt gấp đôi [giá những thứ đó] đốivới kẻ nào đã phạm lỗi dùng nó).
9. Khi nào nho đã hái được thì [ giàn ] cũng phải được dỡ ra1
BẢNG VII

  1. (Festus, De verborum significatu, 4: Đường vòng [nghiax là chỗ không xây nhà] xung quanh nhà phải rộng 2,5 chân2 ).
  2. ( Gaius, I, 13, D, X, 1: Cần chú ý rằng trong việc kiện tụng về ranh giới, cần phải coi sự chỉ định của [luaatj XII bảng ] đã được xác định theo cách thức pháp lệnh như sau và điều đó như người ta nói đã do Solon đề xướng Aten: nếu dọc theo đất láng giềng mà đào hào thì cũng không vượt quá giới hạn,nếu [đặt] hàng rào thì cần lùi [cách đất láng giềng ] 1 chân, nếu là nhà ở thì lùi cách 2 chân, nếu đào hố hay huyệt thì hố rộng bao nhiêu phải lùi cách bấy nhiêu, nếu đào giếng thì phải lùi 6 chân, nếu trồng ôliu hay vả, thì lùi cách đất láng giềng 9 chân, còn những cây khác thì 5 chân).
  3. ( Plinius (Lịch sử tự nhiên) 19,4,50). Trong XII bảng hoàn toàn không thấy dùng chữ ”trại” [villa], mà chỉ cái đó, thì thường (dùng) chữ hortus [nơi có rào quanh] [nhằm cho nó cái ý nghĩa] là tài sản của cha].
  4. ( Cicero (Về luật pháp I,21,55): Luật XII bảng cấm không được làm bờ rào rộng quá 5 chân, theo lệ cổ).
  5. ( Cicero (Về luật pháp I,21,55): ”Theo luậ định của XII bảng, khi nẩy ra tranh cãi về ranh giới thì sẽ tiến hành phân định với sự tham gia của 3 người trung gian cãi về ranh giới thì sẽ tiến hành phân định lại với sự tham gia của 3 người trung gian cãi về ranh giới thì sẽ tiến hành phân định lại với sự tham gia của 3 người trung gian”.
  6. ( Gaius (I, 8, D, VIII, 3): ” Theo luật XII bảng, chiều rộng của đường đi, chỗ thẳng được quy định là 8 chân, chỗ vòng là 16 chân”.
  7. [Những người sở hữu đất ven đường, (để) không phá hoại [đường] bằng [cách xếp] đá hay cưỡi súc vật chở mà đi lối nào có thể được.
  8. a. Nếu nước mưa gây ra thiệt hại..... 1


8 b. Pavelus ( I,5, D, XLIII, 8): ” Nếu suối chảy trên đất công hay cống dẫn nước gây thực hại đến sở hữu tư nhân thì sở hữu ( tài sản đó) được theo luật XII bảng, kiện đòi bồi thường thiệt hại”.
9. a. Ulpianus ( I,1, 8, D, XLIII, 27): ” Luật XII bảng định mức độ là những cây cối cao 15 chân thì phải xén chung quanh để bóng của nó khỏi gây thiệt hại đến đất láng giềng”.
9.b. (Pomponius (I, 2, D, XLIII, 27): ”Nếu cây của đất láng giềng mà nghiêng cành sang đất của anh thì theo luật XII bảng, anh có thể thưa kiện đòi chặt đi”.
10. Plinius (Lịch sử tự nhiên: XVII.5,15):” Luật XII bảng cho phép thu lượm quả sồi trên đất láng giềng rơi sang”.
11. ( Justinianus (I,41,1,II,1): ” Vật đem bán hay chuyển nhượng chỉ trở thành sở hữu của người mua trong trường hợp mà người đó đã trả cho người bán theo giá mua hay bằng cách nào đó thỏa mãn [ yêu cầu của người bán], ví dụ nhận làm người đỡ đầu hay cho một cái gì dưới hình thức vật tin. Đó là điều đã được quy định trong luật XII bảng”.
12. (Ulpisnus (Lib, sing, regularum, II,4): ”Nếu [một người để di sản] đưa ra một điều quy định như thế này: [tôi sẽ giải phóng một nô lệ được tự do với điều kiện] là nô lệ này trả cho người thừa kế của tôi 10.000 sestertium thì tuy nô lệ đó không có ràng buộc với người thừa kế cũng chỉ được tự do khi đã trả cho người đó số tiền nói trên. Đó là điều đã được quy định trong luật XII bảng”.
BẢNG VIII.
1a. Người nào hát một bài hát cay độc...
1b. ( Cicero (Về chế đọ cộng hoà, IV, 10,12): ” Luật XII bảng quy định xử tử hình một số ít hành vi phạm tội, trong đó coi là cần thiết phải áp dụng trong trường hợp mà mọt người nào đó đặt ra hay bài hát có nội dung vu khống hay lăng nhục người khác”.
2. Nếu làm bị thương và cũng dàn hoà với [người bị tổn hại] thì kẻ gây ra cũng phải chịu lại như vậy.
3. Nếu dùng tay hay gãy xương một người tự do thì phải nộp phạt 300 as, nếu là nô lệ thì phải 150 as.
4. Nếu gây ra mất lòng, số tiền phạt là 25. 
5. ........... Làm hỏng thì phải bồi thường
6. ( Ulpianus (I, 1pr. D. LX, 1): Nếu có ai kêu ca về việc gia súc gây tổn hại thì luật XII bảng ra lệnh phải giao gia súc đã gây nên thiệt hại [cho người bị thiệt] hay phải bồi thường giá tổn hại).
7. ( Ulpianus ( I,14, 3,D, XIX, 5) : Nếu những quả sồi ở cây của anh rơi sng đất nhà tôi và tôi cho súc vật ra ăn, thì theo luật XII bảng, anh cũng không được quyền thưa kiện, về sự thiệt thòi, vì súc vật không phải ăn ở trên đất của anh, hay về sự tổn hại do súc vật gây nên, mà cũng không thể về sự thiệt hạido hành vi phi pháp nào đem lại).
8a. Người nào gieo hạt giống......
8b. Không được lấy hoa lợi của người khác mang [về đất của mình].

  1. (Plinius (Lịch sử tự nhiên, 18,3,12): Theo luật XII bảng, người lớn mà đi phá hoại hay ban đêm cắt trộm hoa lợi ở trên ruộng làm bằng cày, thì đáng tội chết. [XII bảng] đã ghi là phải xử tử hình đối với người đã phạm tội đốivới nữ thần Đêmêtơrê. Đối với trẻ chưa trưởng thành [mà phạm tội tương tự] thì có sự chứng kiến của pretor hoặc là xử phạt roi, hoặc là xử phạt tiền gấp đôi số thiệt hại).
  2. (Gaius (Hiến pháp I, 9, D, XLVII, 9): ” Luật XII bảng định phải cùm và sau khi phạt roi thì xử tử hình kẻ nào đốt đống rơm ở gần nhà, nếu [ kẻ pham tội] cố ý thực hiện. [Nếu đám cháy xảy ra ] một cách ngẫu nhiên, nghĩa là không chủ tâm thì luật đã ghi, [là kẻ phạm tội] phải bồi thường thiệt hại; nếu người đó nghèo túng thì giảm nhẹ tội”.
  3. (Plinius, Lịch sử tự nhiên, 17, 1, 7): ”Trong XII bảng có ghi là nếu chặt cây cối của người khác một cách thô bạo thì phải đền mỗi cây là 25as”.
  4. ” Nếu đi ăn trộm ban đêm mà bị giết [tại chỗ] thì việc giết [kẻ đó] được coi là hợp pháp
  5. Giữa ban ngày..... nếu bị [(người khác) tấn công] bằng vũ khí [cầm tay], thì kêu gọi nhân dân.
  6. Aulius Hellius ( Những đêm Attích, XI, 18,8): Uỷ ban 10 người đã ghi là những người tự do , ăn trộm bị bắt quả tang thì phải chịu nhục hình và kẻ đã láy trộm sẽ bị đưa [ra toà] là nô lệ thì phạt roi rồi ném xuống vực; nhưng [ đối với trẻ chưa trưởng thành] thì luật xác định là phải chịu nhục hình trước mặt pretor hay bắt bồi thường thiệt hại.
  7. a. ( Gaius (III,191): ” Theo luật XII bảng, tiền phạt đựơc quy định gấp 3 lần giá đồ vật, trong trường hợp mà đồ vật tìm thấy được ở một người nào trong khi khám xét theo thể thức, hay khi đồ vật đó được mang đến người tàng trữ và tìm thấy ở người đó”.

15.b. (Gaius ( Hiến pháp, III, 192): Luật XII bảng đã ghi là trong việc tiến hành khám xét, [người khám] không được mặc quần áo gì, mà chỉ được quấn mọt mảnh vài và cầm trong tay cái cốc).
16. Nếu thưa kiện về việc mất trộm [trong đó kẻ lấy trộm không bị bắt quả tang] thì toà án giải quyết sự tranh chấp [bằng xử phạt] gấp đôi giá đồ vật1 
17. (Gaius (Hiến pháp, II, 45): Luật XII bảng theo tục lệ cổ cấm giữ vật ăn trộm).
18.a. (Tacitus, (Biên niên, VI, 16): Lần đầu tiên XII bảng quy định là không ai được cho vay, lấy lãi quá 1% [trong 1 tháng] là cái việc trước đây vẫn làm tuỳ theo ý muốn của những kẻ giàu có.
18.b. (Cato, về nông nghiệp, Lời nói đầu 1: Tổ tiên chúng ta đã có (tục lệ) và đã định trong luật pháp bắt kẻ ăn trộm phải bồi thường gấp đôi giá (vật lấy trộm), xử kẻ cho vay nặng lãi1 phải (nộp phạt) gấp 4 lần ( phần lãi thu được.
19. ( Pavelus (Libri V sentiarum, II, 12, 11): Theo luật XII bảng đồ vật đem tàng trữ mà bị thưa kiện thì phải trả gấp đôi giá vật đó.
20. a. ( Ulpirnus( I, I, 2, D XXVI, 10): Cần chú ý rằng sự buộc tội ( người bảo trợ về hành động thiếu lương tâm của người đó) là rút ra từ luật XII bảng). 
20. b. ( Triphonianus * I, I, 1 55, D, XXVI, 7). Trong trường hợp người bảo trợ biển thủ tài sản của người dưới quyền, thì phải xác định rằng có nên xử phạt gấp đôi đối với mọi người bảo trợ, theo đã được quy định trong XII bảng không).
21. Người chủ nào mà làm hại đến người phụ thuọc [mình] thì đáng giao cho Diêm – vương ( nghĩa là đáng nguyền rủa).
22. Nếu [người nào] tham dự [ vào việc thực hiện hợp đồng] với tư cách là người làm chứng hay người cân lường, [rồi sau] lại từ chối làm chứng việc đó, thì [người đó bị coi] là không giữ danh dự và bị mất quyền làm chứng.
23. Anlius Hellius (Đêm Attích, XX, 1,53): Theo luật XII bảng, kẻ bị phát hiện làm chứng giả mạo phải bị ném xuống vách núi Tacpê.
24a. ( Plinicus (Lịch sử tự nhiên, XVIII, 3, 12, 8 – 9): Theo XII bảng, tội bí mật phá hoại mùa màng [bị xử] tử hình.... nặng hơn tội giết người).
25. Gaius (1.236, pr. D, L, 16): Nếu có người nào đó hỏi về chất độc thì cần phải thêm rằng người nào đó muốn được làm lợi hay làm hại đến sức khoẻ, vì thuốc cũng là chất độc).
26. ( Porcicus, Lampo (Decl in Catill, 19):như chúng ta đã biết, trong XII bảng ghi là không ai được tổ chức những cuộc tụ họp ban đêm ở thành phố).
27. (Gaius (I, 4, D, XL, VII, 22): Luật XII bảng cho phép các thành viên collegin 2 [của xã hội] quyền kí kết với nhau mội thoả ước, miễn là họ không phá hoại điều quy định của một số ai đó, có liên quan tới trật tự xã hội. Luật đó, dường như mượn ở luật pháp của Solon).
BẢNG IX
1.2: ( Cicero (Về luật pháp , III 4, 11, 19, 44): Không ai được đòi hỏi đặc quyền [nghĩa là vì lợi ích của mình mà vi phạm pháp luật]. Những án xử tử hình công dân La Mã không được duyệt ở đâu ngoài Comitia centuriata.
Luật XII bảng nổi tiếng có 2 điểm, trong đó điểm thứ nhất nhằm loại trừ mọi sự vi phạm luật pháp để mưu lợi cá nhân và điểm thứ hai nhằm cấm thông qua án tử hình đối với công dân Rôma ngoài Comitia centuriata).
3. ( Aulius Hellius ( Đêm Áttích, XX, 17): ” Phải chăng là khắc nghiệt, cái đièu luật xử tử hình thẩm phán hay nhân chứng nào bị gọi ra trước toà để xét xử một việc và đã phải thú nhận là đã nhận là đã nhận một khoản tiền thù lao về việc [đó]?”.
4. (Pompeius (1,2 23, D, 1,2), Questorr nào chứng kiến việc thi hành án tử hình gọi là các hình quan, trong luật XII bảng cũng nói cả tới những người này).
5. ( Marcianus (I,3, D, XLVIII, 4): Luật XII bảng ra lệnh xử tử hình kẻ nào xúi giục quân thù của nhân dân Rôma tấn công Nhà nước Rôma hay kẻ nào nộp một công dân La Mã cho kẻ thù).
6. ( Salvianus (Về quyền của thần thánh, VIII, 5): những điều quy định của XII bảng cấm sát hại một cách phi pháp một người, cho dù người đó là thế nào đi nữa).
BẢNG X 

  1. Tử thi không được chôn và thiêu ở trong thành phố.
  2. Không ai được làm hơn điều đó. Củi dùng vào [việc hoả thiêu người chết] không được chẻ bằng rìu.
  3. ( Cicero (Về luật pháp, II, 23, 59): ” Sau khi hạn chế chi phí [ về việc ma chay] là chỉ được dùng 3 mảnh vải liệm, một áo áo dài đỏ thẫm và 10 cái sáo, luật XII bảng cũng cấm than khóc (người chết)”.
  4. [Trong việc ma chay] đàn bà không được cào cấu má và không được than khóc người chết.
  5. Không được thu thập xương của tử thi để sau đó đem mai táng, ( Cicero (Về luật pháp, II, 23, 59): chỉ trường hợp chết ở trên chiến trường hay ở nước ngoài.
  6. a. ( Cicero, về luật pháp, II, 23, 59: ” Ngoài ra, luật pháp còn xác định [những nguyên tắc ] sau đây: bỏ việc xoa dầu thơm tắm rửa của nô lệ và uống bằng cốc tròn, không vẩy nước long trọng, không dùng dây hoa dài, không có lư hương”.

6. b. ( Phestus (Da verb, signif, 154): Luật XII bảng quy định là không được đặt trước người chết đồ uống có pha dầu thơm).
7. ( Nếu một người nào được tặng vòng hoa, hoặc là cho chính mình, hoặc cho ngựa hay nô lệ của mình [ đã tham gia cuộc thi đấu], hoặc nếu vòng hoa tặng cho người đó vì lòng tốt của người đó, thì khi chết đi, cũng không cấm đặt vòng hoa ở nhà người chết cũng như ở Forum, đối với người thân thích của người đó cũng được phép đeo vòng hoa khi dự tang lễ.
8. Cũng khong được chôn vàng theo người chết. Nhưng nếu ở răng người chết có bịt vàng thì cũng không cấm chôn hay thiêu người chết cùng với vàng.
9. Cicero (Về luật pháp II, 24, 61) : ”Luật ( XII bảng) cấm đặt hài cốt hay phần mọ người chết nhà cửa của người khác dưới 60 chân1 nếu không được người đó đồng ý”.
10. ( Cicero (Về luật pháp, II, 24, 61): Luật pháp cấm không được kiếm chỗ chôn cất theo tục cũ cũng như cả chổ thiêu xác).
BẢNG XI
1. ( Cicero ” Về chế độ cộng hoà , II, 36………… 36) [Uỷ ban – 10 người khoá hai] đã thêm hai bảng gồm những điều luật ưu tiên [ trong đó] đã phê chuẩn điều luật vô nhân đạo nhất là cấm kết hôn giữa plebs và patriui .
2. ( Macrobius, Sat, I, 13,21): Uỷ ban – 10 người thêm hai bảng, đề nghị nhân dân chuẩn y sửa đổi lịch.
BẢNG XII

  1. (Gaius, Hiến pháp, IV, 28: Việc chiếm đoạt đổ vật nhằm mục đích thanh toán nợ nần cũng được ghi trong luật pháp và theo luật XII bảng thì điều đó cũng được xác định để xử người nào có súc vật dùng vào việc hiến lễ mà chưa trả tiền theo giá mua, và cũng xử cả người nào chưa trả tiền công thuê súc vật tải đồ, với lí dùng tiền công thuê để sửa một bữa tiệc hiến lễ).
  2. a. Nếu nô lệ ăn trộm hay gây ra thiệt hại.


  1. b. (Gaius (Hiến pháp IV, 75,76): Những vụ phạm tội do người dưới quyền hay nô lệ gây ra mà đưa đến bị kiện cáo về sự thiệt hại, thì người chủ nhà hay người sở hữu nô lệ có trách nhiệm hoặc là đền bù giá tổn hại, hoặc đưa kẻ phạm tội ra toà… những vụ kiện cáo [như thế] là do luật pháp hay sắc lệnh của pretor định ra. [Thuộc về] những vụ kiện do luật pháp định chẳng hạn như kiện cáo về trộm cắp là do luật XII bảng định ra).
  2. ( Festus, De verb, Sigrig. 174) Nếu mang ( đến toà) một vật giả mạo, hay chối cải lại [ chính cái chứng cớ] của toà án thì pretor cử 3 người làm chứng và theo quyết định của những người này mà phải bồi thường thiệt hại gấp đôi giá [vật tranh chấp].
  3. ( Gaius, 3, D, XL, IV, 6: Luật XII bảng cấm đem cúng cho đền miếu vật nào đã bị đem xét xử ở toà án, nếu cứ làm thế, sẽ phải nộp phạt gấp đôi giá vật, nhưng không hề nghe nói rõ rằng khoản tiền phạt đó phải nộp cho Nhà nước hay cho người đòi nhận vật đó.
  4. ( Livius, VII, 17,12: Trong luật XII bảng có khoản quy định rằng từ nay về sau, mọi quyết nghị của hội nghị nhân dân phải có hiệu lực như luật pháp).











* Nguyễn Gia Phu dịch theo bản Trung Văn của Nhật Trị in trong “ Thế giới sử tư liệu tùng san, sơ tập”

[1] Anu: Thần trời

[2] Anuhác: Các thần đất

[3] Enlin: Thần đất và là thần cao nhất của Xume, là cha và vua của các thần.

[4] Macđúc: Thần bảo hộ Babilon – Sau khi Babilon thành kinh đô, thần Macđúc thành vua của các thần.

[5] Ea: Thần nước, con của thần trời Anu.

[6] Quyền thống trị: nguyên nghĩa: “ Quyền lực của Enlin”

[7] Samát: Thần Mặt trời, ánh sáng và xét xử

[8] Nippua: thành phố của Xume, trung tâm tôn giáo, được coi là thủ đô của thần Enlin

[9] Ecua: Đền thờ Enlin ở Nippua

[10] Eriđu: một thành phố ở ven bờ vịnh Ba Tư

[11] Eapzu: đền ở Eriđu (Dưới đây sau mỗi thành phố đó là tên ở thành phố đó).

1 Xin: Thần mặt trăng

2 Aii: Vợ của thần Samát

3 Lacxa: Trước khi soạn bộ luật này ít lâu, thành Lacxa sau một cuộc chiến tranh tàn khốc đã bị Hammurabi chiếm, do đó Hammurabi nói tha tội cho thành Lacxa.

4 Sabaha: Thần chiến tranh, trung tâm thờ cúng thần này là thành Kít

5 Ira: thần ổn định và đồng thời là thần chết.

6 Tutu: thần trí tuệ, trung tâm thờ cúng thần này là vùng Eoxipa

7 Boxippa: vùng ngoại ô của thành Babilon

8 Urat: thần nông nghiệp, trung tâm thờ cúng thần này là thành Đinba.

1 Hai loại binh chủng, có lẽ là loại trang bị vũ khí nặng và vũ khí nhẹ

1 Loại người lĩnh canh một phần đất của vua và nộp cống cho nhà vua.

2 1bua = 6ha35

3 1guru=121 lít

1 Nông dân: Nông dân ở đây cũng như ở điều 52, chỉ nông dân và tamca thuê để cày ruộng hoặc người nông dân đã gán ruộng cho tamca sau lại lĩnh canh đám ruộng đó.

2 Điều này ý nói đến đám ruộng không cày cấy thì trách nhiệm thuộc về tamca, do đó giấy giao kèo giữa người vay nợ và tamca không vì vậy mà thay đổi.

1 1 ca= 0,400 lít đến 0,800 lít

2 1 xikhơ = 8cm3 =180 sêun 1 sêun bằng khoảng 0.05 cm3

3 Samenlum: những người buôn chuyên phục vụ cho tamca

1 Xikêra: một loại rượu mạnh

2 Một loại bà cốt

1 Mỗi người dân Babilon đều bị cọi là nô lệ của vua

1 Dấu hiệu tượng trưng có quyền với người hay vật

2 Xem A. Hllius “Đêm Attich” jumentum (latinh) nghĩa là con vật chở nên ngời tưởng nhầm là bị cáo, tuy ốm vẫn bị bắt ngồi trên lưng bò, ngựa, đến hầu toà, thực ra nghĩa nguyên thuỷ của nó cũng giống như Arcera là xe có mui, có đệm cỏ, dùng đẻ chở người ốm. người già cả: tuy nhiên nếu không thể đi đựơc, cũng không ép.

3 Câu không khôi phục đủ.

4 Gaius (I.22,II,4). Nếu trên đường đi, cả hai bên, cáo và bị cáo đã thoả thuận được với nhau, vẫn phải trình toà điều đó.

5 Forum là quảng trường, bãi chợ, cũng là nơi họp các Hội nghị nhân dân (Comitia, centuriata, Comitia Tributa….

1 “ Status dies cumhoste”, Hostis (người nước ngoài)
(= Peregrinus) cho nên theo Cicero (về nghĩa v I: 12,37) phiên toà được hoãn khi trùng với ngày xét xử người nước ngoài; nhưng Hostis còn có nghĩa là kẻ thù kể cả bên trong hoặc bên ngoài mà việc xét xử không được vắng mặt những nhân vật cần thiết.

2 1bảng bằng khoảng 0.500kg

3 Pháp quan

4 Đại hội nhân dân

5 A.Gellius nói đến án tử hình có thể không đúng mà còn nợ không trả được, bị bán làm nô lệ (t, Livius, VI,34) Chưa hiểu vì sao phải bán ra ngoài Tibris ( con sông chảy qua Rôma) ?

1 ( A. Gellius, Đêm Áttích, XX, I,48): Nếu con nợ bị chủ nợ đưa ra toà thị Uỷ ban 10 người ( Decumvirat) có thể ra lệnh cho chặt thân con nợ làm nhiều khúc nhưng tôi chưa hề nghe nói thời xưa đã có ai bị chặt như thế

2 Các Vestales, các nữ “đồng trinh” có chức năng phục vụ đền thờ nữ thần Vesta, chủ yếu là trông cọi ngọn lửa thiêng.

3 Res mancipi là các tài sản như ruộng đất ở Italia, nôlệ, súc vật che chở, và kéo và những đồ vật khác gắn với ruộng đất.

4 Agnat là những thân thuộc của một gia đình gồm vợ, anh em và cả bố mẹ của chủ gia đình.

1 Libertus: Nô lệ được chủ giải phóng ( cho thành người tự do)

2 Foehtus đã nói đến một trường hợp tương tự: “Khi Libertus không có ai thân thuộc, dưới quyền, qua đời mà không kịp trối lại gì, thì động sản do người chủ cũ cho trước kia lại được chuyển về ch chủ cũ”.

3 Theo Varo “Nexus” là người tự do mắc nợ, không trả được, phải tự gán mình làm nô lệ

1 Có thể hiểu điều 7,8,9 như sau: Lấy cắp sào của người khác để làm giàn nho thì bị phạt gấp đôi: phát hiện sào bị lấy cắp, không được tự ý phá giàn nho; nho thu hoạch xong thì phải dỡ giàn.

2 Chân (Pes) = 2,96 cm

1 Câu này không đủ, nên khó hiểu

1 Chưa rõ phạt ai. Câu này còn tối nghĩa, hay viết không chặt.

1 Theo điều 18a, phải chăng lãi suất 1% thì được còn quá 1% thì phạm pháp?

2 Collegin- Hiệp hội, tập hợp những người cùng nghề nghiệp

1 Pes (chân) = 29,6 cm