Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Tài dùng người của Hán Cao Tổ - Lưu Bang


Tài dùng người của Hán Cao Tổ - Lưu Bang




Nắm bắt được thời cơ, đình trưởng Lưu Bang đã gây dựng nên nhà Hán và trở thành vị vua đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc xuất thân từ dân thường. Cách sử dụng hiền tài của ông vua “áo vải” này có nhiều điểm nổi bật, đi trước thời đại.
1- Đúng người, đúng việc.
Đầu tiên phải hiểu rõ sở trường, sở đoản của nguồn nhân lực hiện có, từ đó mới phân việc phù hợp. Lưu Bang hiểu rất rõ rằng tài năng quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo là làm thế nào để khuyến khích tính tích cực, chủ động trong công việc được giao của những người dưới quyền. Lưu Bang dùng Hàn Tín trong việc điều hành binh lực, Trương Lương làm quân sư, Tiêu Hà lo chuyện hậu cần… và đã phát huy tối đa năng lực của từng người.
2- Không câu nệ nguồn gốc
Lưu Bang có một ưu điểm rất lớn đó là ông không câu nệ trong việc dùng người tài. Những người tài dưới trướng ông xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội (quý tộc: Trương Lương, du sĩ: Trần Bình, huyện sử: Tiêu Hà, phu xe: Lâu Kính, cường đạo: Bành Việt…), nhưng dưới sự chỉ đạo của Lưu Bang họ đều phát huy hết tài năng của mình. Lịch sử đã chứng minh sách lược dùng người của Lưu Bang là rất đúng đắn, khôn ngoan.
3- Bỏ qua hiềm khích
Trong đội ngũ nhân lực của Lưu Bang có rất nhiều người đã từng phục vụ dưới trướng của Hạng Vũ. Lưu Bang vẫn mở rộng vòng tay, không tính toán, hoan nghênh họ gia nhập đội ngũ của mình. Như Hàn Tín vốn dĩ là thuộc hạ của Hạng Vũ, nhưng dưới trướng của Hạng Vũ, Hàn Tín không phát huy được hết tài năng của mình, nên mới qua đầu quân cho Lưu Bang. Thực ra một người lãnh đạo mà lúc nào cũng tính toán thiệt hơn, soi mói… thì không bao giờ chiêu mộ được nhân tài, thậm chí các nhân lực hiện có của họ sớm muộn cũng lần lượt ra đi.
4- Chân thành đối đãi
Đối đãi nhân lực một cách chân thành không chỉ phản ánh tố chất của nhà quản lý mà còn là một nguyên tắc trong quản lý nhân lực. Đối với người tài, ngoài mức thù lao hợp lý, sự tín nhiệm và tôn trọng của lãnh đạo là điều cần thiết. Lưu Bang có được sự trợ giúp tận tâm tận lực của các hiền tài như Hàn Tín, Trương Lương… chủ yếu là nhờ ông luôn tín nhiệm, tôn trọng họ và cũng nhận lại được sự tín nhiệm và tôn trọng của họ. Đây cũng là một kinh nghiệm rất quý báu, đáng để học hỏi.
5- Tin tưởng giao việc cho thuộc hạ
Điều tối kị của một nhà lãnh đạo là luôn nghi ngờ nhân viên của mình: hôm nay nghi ngờ người này, ngày mai nghi ngờ người khác. Lưu Bang có một ưu điểm nổi bật là khi quyết định dùng người nào, ông luôn tin tưởng giao cho người đó được toàn quyền xử lý công việc được giao.
6- Thưởng phạt phân minh
Trong việc sử dụng người tài, ngoài việc tín nhiệm và tôn trọng, phải có chế độ thưởng phạt phân minh. Khen thưởng chính là một sự thừa nhận thiết thực nhất của nhà lãnh đạo đối với cống hiến của thuộc cấp. Sau khi đoạt được thiên hạ, Lưu Bang đã dựa vào công tích của từng cá nhân để ban thưởng. Ngoài việc ban thưởng cho những người có công lớn như Hàn Tín, Trương Lương, Bành Việt, Hán Cao tổ còn ban thưởng cho Ung Xỉ - một người mà ông vẫn có thành kiến.
Khả năng sử dụng hiền tài đã góp phần rất lớn vào thành công trong đại nghiệp lập ra nhà Hán của Lưu Bang. Đây chính là điều mà doanh nhân thời hiện đại có thể học hỏi, rút ra những kinh nghiệm có ích trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Suy cho cùng, vấn đề cốt lõi trong vận hành doanh nghiệp của người lãnh đạo là công tác quản lý, trong đó quan trọng nhất là quản lý nguồn nhân lực.

Trên đại thảo nguyên xanh Nội Mông


Trên đại thảo nguyên xanh Nội Mông 


(DVT.vn) - Vương Chiêu Quân là một “đại mỹ nhân” Trung Hoa. Sau khi bà “cống Hồ”, 60 năm không xảy ra binh lửa Hán - Hồ. Tôi đến thăm mộ bà ở Hohhot…
Qua Hohhot, thủ phủ Nội Mông

Đi tàu nằm khởi hành từ Bắc Kinh lúc 8 giờ 1 phút tối, vượt Vạn Lý Trường Thành trong đêm sương, băng qua thành phố Trương Gia Khẩu còn sáng đèn, tờ mờ sáng, tôi đến Hohhot, thủ phủ khu tự trị Nội Mông. Tháng 8 dương lịch, buổi sáng, trời thảo nguyên dịu mát. Cô hướng dẫn viên Lữ Tuệ, sinh viên ngành du lịch mới ra trường, quần jeans màu lam thẫm, áo T-shirt vàng tươi in dòng chữ Anh đỏ rực trên ngực I love China (tôi yêu Trung Quốc) nói giọng Bắc Kinh chuẩn, dễ nghe (chả là vì thời trẻ tôi từng học ở Bắc Kinh).

Hohhot còn có thể viết là Hohehot, trong tiếng Mông Cổ nghĩa là Thành phố Xanh, một vùng dân cư hình thành từ thời Chiến Quốc, trước Công nguyên, phát triển mạnh dưới triều Thanh và trở nên phồn thịnh trong những năm Cải cách.

Hohhot được phiên ra tiếng phổ thông Trung Quốc là Huhehaote, đọc theo âm Hán-Việt là Hô Hòa Hạo Đặc (gọi tắt là Hô thành) - cái tên nghe “lạ hoắc” đối với nhiều người Việt Nam ta.

Khách sạn tôi ở thuộc loại bốn sao, ở trung tâm Hohhot. Từ đây tha hồ ngắm quảng trường Tân Hoa, tượng đài sừng sững, vây quanh là những cao ốc chọc trời và những đại lộ sáu làn xe.
Hohhot nằm trên Con đường Tơ lụa xưa nối liền Trung nguyên Hoa Hạ với miền Tây Á. Khách thương qua lại, ngựa xe dập dìu.

Thành phố hiện nay rộng 17.222 km2, số dân 2,1 triệu, là một “đô thị mở”, từ đây có thể dễ dàng đi Bắc Kinh, Ulan-Bator, Bình Nhưỡng, Moskva…

Viếng mộ “Chiêu Quân cống Hồ”

Vương Chiêu Quân (Wang Zhaojun) tên tục là Tường (Xiang), tên tự là Chiêu Quân (Zhaojun), người vùng Nam Quận thời Tây Hán, nay thuộc huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc. Tên bà thường được gọi là Vương Tường.

Thời Nguyên Đế nhà Tây Hán, Vương Tường 17 tuổi, con nhà lành nên được tuyển vào cung theo “đặc chiếu” vua ban.

Năm 33 trước Công nguyên, thủ lĩnh Hung Nô Hô Hàn Da đến kinh đô Trường An, đích thân vào chầu Hán Nguyên Đế, xin được cầu hôn, rồi tôn nghiêm thệ ước mãi mãi chấm dứt binh đao, gìn giữ tình “hòa thân Hán - Hồ”.
huông úp.

Lúc bấy giờ trong cung Hán có mấy nghìn cung nhân. Vua không sao biết mặt, nhớ tên, bèn sai Mao Diên Thọ, người đất Đỗ Lăng, vẽ tranh truyền thần dung nhan các cung nhân, đem bày tranh ở tòa biệt điện, để vua tiện “nhận diện qua tranh”, rồi đến đêm mới triệu vào hầu cận! (Thế mới biết, tệ “quan liêu” không phải là thứ “sản phẩm độc quyền” của thời đại chúng ta!) Do vậy, đám cung nhân đua nhau đút lót bạc vàng châu báu cho Diên Thọ để ông ta vẽ tranh mình đẹp hơn khuôn mặt thật! Riêng Chiêu Quân nghĩ mình nhan sắc nghiêng thành, thì chẳng cần gì phải đút lót, thế nên bị Diên Thọ vẽ chân dung “bôi bác”, chưa lần nào được triệu vào hầu vua!…


Trước kia, vào thời Hán Vũ Đế, đại thần Lưu Kinh từng dâng kế hay, đem công chúa gả cho thiền vu Mặc Độc (thiền vu là tước vị của vua nước Hồ). Như vậy, Mặc Độc sẽ trở thành con rể Hoàng đế nhà Hán, khi ông ta qua đời, con trai ông ta sẽ lên ngôi thiền vu. Là cháu ngoại Hoàng đế nhà Hán, lẽ nào vị thiền vu mới đăng quang dám “đoạn tình” cất quân đi đánh ông ngoại của mình! Như vậy, sẽ tránh được binh đao đổ máu…

Nhận thấy kế xưa của Lưu Kinh giờ vẫn là “diệu kế”, khi thiền vu Hô Hàn Da đến cung Hán xin cầu hôn, Hán Nguyên Đế bèn truyền lệnh xem thử trong đám cung phi có ai thuận kết hôn với thiền vu không. Chiêu Quân liền xin bệ kiến. Đây là lần đầu tiên giáp mặt “đại mỹ nhân”, Nguyên Đế quá sững sờ trước vẻ đẹp nghiêng thành của nàng, thật khác xa bức “truyền thần” láo toét do Diên Thọ vẽ! Tuy mê mẩn tâm thần, nhưng là “đấng thiên tử” ở Trung Nguyên, lẽ nào Nguyên Đế có thể nuốt lời hứa với thiền vu! Chiêu Quân đành “xuất tái” (qua cửa ải) về Hồ, trong nỗi luyến tiếc vô cùng của Nguyên Đế. Bậc “minh quân” Hán triều chỉ còn biết trút giận bằng cách ban chỉ dụ xử trảm Mao Diên Thọ, bêu đầu trước cổng thành, vì tội dám cả gan “ăn của đút, vẽ láo, lừa vua”!

Sau khi Hô Hàn Da qua đời, con trai bà vợ lớn của ông ta lên ngôi thiền vu. Chiêu Quân xin về Hán, nhưng Hán Thành Đế lệnh cho nàng phải tuân thủ “Hồ tục”. Chiêu Quân phải làm vợ vị thiền vu mới, tức là lấy… con riêng của chồng - điều mà “Hán tục” coi là loạn luân!

Thời Hán, người Trung Hoa coi Hồ (vùng Ngoại Mông và Nội Mông ngày nay) là xứ “man di”, chưa biết chuộng thi thư, lễ nghĩa. Việc Chiêu Quân cống Hồ, suốt đời phải sống cay đắng ở chốn quê người xa thắm, được coi như một sự hy sinh khủng khiếp.

Sau này, nhìn lại năm nghìn năm lịch sử Trung Quốc, người Trung Hoa vẫn chỉ công nhận có bốn “đại mỹ nhân”: Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, và Dương Quý Phi. Trong bốn “đại mỹ nhân” ấy, chỉ một mình Vương Chiêu Quân bị “đày đọa” tận miền Tây Vực!

Tuy nhiên, chính nhờ sự hy sinh của nàng, suốt 60 năm sau đó, không xảy ra binh lửa Hán - Hồ.
Ngày nay, Vương Chiêu Quân được Chủ tịch Giang Trạch Dân coi là biểu tượng của tình “hòa thân Hán - Hồ” cũng như tình đoàn kết giữa các dân tộc cư trú trên lãnh thổ Trung Hoa.

Đến thăm khu mộ Chiêu Quân, tôi đọc được bài thơ luật Đường bốn câu bảy chữ của nhà cách mạng Trung Hoa hiện đại, Phó Chủ tịch Đổng Tất Vũ khắc trên tấm bia đá trắng. Mộ Chiêu Quân xanh rờn cây cỏ, đã có lịch sử hơn hai nghìn năm, là ngôi mộ Hán lớn nhất còn lại cho tới ngày nay. Đó là một ngọn núi đất đắp, cao 33 m, chân đế rộng 13.000 m2, trông tựa quả chuông khổng lồ đặt úp.

Qua nhiều triều đại, khu mộ được mở rộng thành một công viên lớn. Chính giữa dựng tượng đài Hô Hàn Da và Vương Chiêu Quân sóng đôi cưỡi ngựa về Hồ. Bức tượng mang tên “Hòa Thân đồng tượng” có nghĩa là bức tượng đồng biểu hiện tình hòa thân giữa Hán tộc và Mông tộc.

Đi tìm thân thế đích thực của mỹ nữ Điêu Thuyền


Đi tìm thân thế đích thực của mỹ nữ Điêu Thuyền


(Nguoiduatin.vn) - Điêu Thuyền vốn không phải là tên gọi mà là một chức danh để gọi những người hầu phục vụ mũ áo cho quan lại dưới triều nhà Hán. Điều này, đương nhiên La Quán Trung không thể không biết.

Vậy rốt cuộc Điêu Thuyền là ai và vì sao tác giả “Tam Quốc diễn nghĩa” lại cố tình che giấu thân phận cũng như số phận của mỹ nhân lừng danh sử sách này?

Nói về “Tam Quốc diễn nghĩa”, dường như chẳng mấy người Việt Nam cảm thấy xa lạ. Bộ tiểu thuyết của tác giả họ La có thể nói là đã tạo ra một sức sống và sự lan tỏa cực kỳ mãnh liệt, vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, với những người tò mò và thích suy luận, sau khi đọc bộ tiểu thuyết, ắt sẽ không khỏi cảm thấy cuốn tiểu thuyết “ba phần thực, bảy phần hư” này có nhiều tình tiết rất “khả nghi”, thậm chí phi logic và không thể lý giải được.

Trong bộ tiểu thuyết rất “ăn khách” của mình, có hai nhân vật xuất hiện, nhưng đến tên tuổi, La Quán Trung cũng không nói rõ. Người thứ nhất chính là viên quan Đốc bưu bị Trương Phi say rượu đánh chết. Đương nhiên, đây là một nhân vật nhỏ, tên tuổi thế nào có lẽ không quan trọng lắm. Tuy nhiên, nhân vật thứ hai, ngược lại có một vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn biến của “Tam Quốc diễn nghĩa” cũng không được tiểu thuyết gia họ La nói rõ tên tuổi. Người đó không ai khác chính là mỹ nhân Điêu Thuyền.
Vậy rốt cuộc Điêu Thuyền là ai và vì sao tác giả “Tam Quốc diễn nghĩa” lại cố tình che giấu thân phận cũng như số phận của mỹ nhân lừng danh sử sách này?

Nói về “Tam Quốc diễn nghĩa”, dường như chẳng mấy người Việt Nam cảm thấy xa lạ. Bộ tiểu thuyết của tác giả họ La có thể nói là đã tạo ra một sức sống và sự lan tỏa cực kỳ mãnh liệt, vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, với những người tò mò và thích suy luận, sau khi đọc bộ tiểu thuyết, ắt sẽ không khỏi cảm thấy cuốn tiểu thuyết “ba phần thực, bảy phần hư” này có nhiều tình tiết rất “khả nghi”, thậm chí phi logic và không thể lý giải được.

Trong bộ tiểu thuyết rất “ăn khách” của mình, có hai nhân vật xuất hiện, nhưng đến tên tuổi, La Quán Trung cũng không nói rõ. Người thứ nhất chính là viên quan Đốc bưu bị Trương Phi say rượu đánh chết. Đương nhiên, đây là một nhân vật nhỏ, tên tuổi thế nào có lẽ không quan trọng lắm. Tuy nhiên, nhân vật thứ hai, ngược lại có một vai trò cực kỳ quan trọng trong diễn biến của “Tam Quốc diễn nghĩa” cũng không được tiểu thuyết gia họ La nói rõ tên tuổi. Người đó không ai khác chính là mỹ nhân Điêu Thuyền.
Tới đây, nhiều người ắt sẽ phản đối ngay. Rõ thật ngớ ngẩn, không có tên tuổi, vậy Điêu Thuyền gọi là gì? Chẳng phải cô ta tên là Điêu Thuyền hay sao? Trên thực tế, Điêu Thuyền vốn không phải là tên. Điêu Thuyền là tên gọi chung cho những người hầu chuyên phục vụ áo mũ cho quan lại trong triều đại nhà Hán.

Cũng giống như nhiều người lầm lẫn Đốc bưu là tên của người bị Trương Phi đánh chết, song thực ra, Đốc bưu vốn chỉ là tên một chức quan chịu trách nhiệm các trạm dịch trong lãnh thổ một quận dưới thời nhà Hán. Như vậy, cũng giống như Đốc bưu, Điêu Thuyền là một nhân vật “vô danh” trong “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung. Vậy, Điêu Thuyền rốt cuộc là ai?

Mặc dù, trong các bộ chính sử, người ta hoàn toàn không tìm thấy bất cứ ghi chép nào về nguồn gốc xuất thân của mỹ nữ lừng danh này. Tuy nhiên, trong nhiều truyền thuyết dân gian, Điêu Thuyền lại có nguồn gốc xuất thân rất rõ ràng. Theo những truyền thuyết này thì Điêu Thuyền vốn họ Nhậm, tên là Hồng Xương. Quê quán thì mỗi chuyện một phách, người nói ở Lâm Thao, người nói ở Mễ Chi, người lại nói ở Hân Châu.

Nếu quả thực, Điêu Thuyền có tên, có tuổi, có nguồn gốc xuất thân hẳn hoi thì vì sao La Quán Trung lại chỉ giới thiệu “chức danh” của mỹ nhân này mà “lờ tịt” chuyện tên tuổi của cô ta? Ngoài ra, từ sau sự kiện lầu Bạch Môn, Lã Bố bị Tào Tháo xử chết, số phận của Điêu Thuyền ra sao, La Quán Trung cũng không hề nói rõ, thậm chí nửa chữ cũng không. Điều này trên thực tế không phù hợp với phong cách của La Quán Trung.

Những người đọc “Tam Quốc diễn nghĩa” sẽ thấy rằng, trong bộ tiểu thuyết của mình, dù là “ba phần thực, bảy phần hư”, nhưng với mỗi nhân vật quan trọng, La Quán Trung đều giới thiệu lai lịch rất rõ ràng và tỉ mỉ. Chẳng hạn như, sau khi Tôn Thượng Hương bị lừa về Đông Ngô thì vai trò của nhân vật này với diễn tiến của “Tam Quốc diễn nghĩa” gần như không còn nữa. Tuy nhiên, tới khi Lưu Bị bại trận và chết ở Bạch Đế thành, La Quán Trung vẫn một lần nữa nhắc tới sự kiện Tôn Thượng Hương nghe tin Lưu Bị chết đã tự sát theo chồng.

Cách thức này của La Quán Trung giúp người đọc có được một hồ sơ hoàn chỉnh và đầy đủ về nhân vật và nó cũng tạo nên phong cách của tác gia họ La. Tuy nhiên, đối với Điêu Thuyền, một nhân vật có vai trò quan trọng hơn Tôn Thượng Hương rất nhiều thì vì sao lại bị La Quán Trung đối xử bất công tới như vậy?

Số phận của Điêu Thuyền trong các truyền thuyết dân gian cũng có nhiều dị bản khác nhau. Có thuyết nói, Quan Vũ đã đem Điêu Thuyền giấu đi, Tào Tháo sau khi biết chuyện liền phái người đuổi bắt, Điêu Thuyền rút kiếm tự sát. Một thuyết khác lại nói, nhờ sự sắp xếp của Quan Vũ, Điêu Thuyền trở về quê hương, sống cho tới già. Cũng có người nói, sau khi về quê, Điêu Thuyền xuất gia làm ni cô, sống cuộc đời ẩn dật, yên bình.
Điêu Thuyền trên phim
Một thuyết khác nói, sau khi đánh bại Lã Bố và cướp được Điêu Thuyền, Tào Tháo bên ngoài thì tặng Điêu Thuyền cho Quan Vũ nhưng lại ngấm ngầm đồng ý ban mỹ nhân này cho Lưu Bị để chia rẽ mối quan hệ giữa Lưu và Quan. Biết được mưu đồ của Tào Tháo, Quan Vũ đã giết chết Điêu Thuyền.

Mặc dù có rất nhiều câu chuyện khác nhau về số phận của mỹ nhân này, tuy nhiên, có thể thấy là trong tất cả các câu chuyện, số phận của Điêu Thuyền đều gắn liền với Quan Vũ. Kỳ thực, trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung đã dùng thủ pháp ẩn dụ để kể lại câu chuyện về số phận của Điêu Thuyền. Đó chính là câu chuyện về con ngựa Xích Thố lừng danh.

Có một điểm rất phi logic trong câu chuyện về chú ngựa Xích Thố lừng danh này mà những người đọc tinh ý có thể phát hiện ra. Khi Quan Vũ nhận được ngựa Xích Thố từ chỗ Tào Tháo thì Xích Thố đã là một con ngựa trưởng thành. Đó cũng là lúc Quan Vũ ở độ tuổi thanh niên. Sau này, khi Quan Vũ bại trận ở Mạch Thành và bị quân Đông Ngô giết, Quan Vũ vẫn cưỡi con ngựa Xích Thố. Khi đó, Quan Vũ tuổi đã ngoài 50. Đây rõ ràng là một sai lầm chết người của La Quán Trung.

Ai cũng biết rằng, ngựa Xích Thố ban đầu của Đổng Trác, sau đó Đổng Trác tặng lại cho Lã Bố. Khi Lã Bố nhận ngựa Xích Thố thì con thần mã này đã có thể cưỡi ra chiến trường. Đó là thời điểm năm 190 sau Công nguyên. Cho tới khi Tào Tháo đánh bại Lã Bố, chiếm được ngựa Xích Thố rồi tới lúc đem con thần mã này tặng lại cho Quan Vũ, thời gian đã qua ít nhất là 10 năm. Rồi tới khi Quan Vũ thua trận, chạy tới Mạch Thành và bị giết tại đây đã là năm 221 sau Công nguyên.

Tính ra, từ thời điểm Đổng Trác tặng ngựa Xích Thố cho Lã Bố cho tới khi Quan Vũ chết trận ở Mạch Thành thì ngựa Xích Thố ít nhất đã 31 tuổi. Theo kiến thức động vật học ngày nay, loài ngựa có tuổi thọ trung bình vào khoảng 30-40 năm và cũng giống như con người, chúng sống càng lâu thì thể lực và khả năng lao động càng kém.

Như vậy, vào thời điểm Quan Vũ chết trận ở Mạch Thành, Xích Thố đã là một “ông lão chân chậm, mắt mờ”, nếu như không chết thì cũng chỉ còn biết quanh quẩn bên tàu ngựa “an hưởng tuổi già” mà thôi. Một dũng tướng như Quan Vũ sẽ không thể nào lại cưỡi một con ngựa già ra mặt trận cho dù đó có là “thần mã” đi chăng nữa.

Nếu như đối chiếu thân thế của Xích Thố trong “Tam Quốc diễn nghĩa” với thân thế của Điêu Thuyền trong các truyền thuyết dân gian có thể thấy một sự trùng hợp rất kỳ lạ. Cả Xích Thố lẫn Điêu Thuyền đều từ tay Đổng Trác chuyển sang Lã Bố, rồi từ chỗ Lã Bố bị Tào Tháo chiếm làm chiến lợi phẩm, sau đó được tặng lại cho Quan Vũ. Điều này hoàn toàn không phải là một sự trùng hợp đơn thuần hay ngẫu nhiêu.

Có thể nói, “thần mã” Xích Thố trong “Tam Quốc diễn nghĩa” chính là hóa thân của Điêu Thuyền. La Quán Trung đã sử dụng Xích Thố như một ẩn dụ để kể về số phận của mỹ nhân Điêu Thuyền kể từ sau sự kiện ở lầu Bạch Môn.

Kỳ thực, chỉ riêng tên gọi người ta cũng thấy có một sự hô ứng rất rõ giữa Điêu Thuyền và chú thần mã Xích Thố. Điêu Thuyền, theo các truyền thuyết dân gian thì tên là Nhậm Hồng Xương. Trong tên của Điêu Thuyền có một chữ “Hồng” (đỏ). Trong khi đó, chữ “Xích” trong Xích Thố cũng có nghĩa là màu đỏ. Sở dĩ, loại ngựa này có tên là Xích Thố là vì toàn thân đỏ rực như lửa, không có một sợi lông tạp nào. Vậy, nếu như chữ Xích là nhằm ám chỉ Điêu Thuyền thì chữ Thố ám chỉ điều gì? Mới nhìn, có thể sẽ chẳng thấy có bất cứ mối liên hệ nào giữa Điêu Thuyền và chữ “Thố” này. Tuy nhiên, đây có thể nói là một hàm ý rất sâu sắc của La Quán Trung.

Trong lịch sử nhân loại, gần như tất cả các nền văn minh trên thế giới đều trải qua chế độ xã hội mẫu hệ. Thậm chí, cho tới thời hiện tại, một số bộ lạc nguyên thủy vẫn bảo lưu những tàn tích của chế độ xã hội này. Khi xã hội mẫu hệ bắt đầu, cũng là thời điểm mà con người bắt đầu biết nhận thức và lý giải tự nhiên và đó cũng là lúc hình thành các tín ngưỡng và tôn giáo đầu tiên.

Vì vậy, những người phụ nữ khi đó đóng vai trò là những người lãnh đạo xã hội, trở thành đại biểu và tiêu chuẩn cho việc xây dựng hình tượng các vị thần. Con người sùng bái tự nhiên sản sinh ra vạn vật, vì vậy họ đồng thời cũng sùng bái khả năng sinh nở của những người phụ nữ, coi đó là một biểu tượng của thần linh.
Kỳ 2: Điêu Thuyền được La Quán Trung hư cấu để làm gì?


Đốt cung A Phòng: Nỗi oan tày trời của Hạng Vũ


Đốt cung A Phòng: Nỗi oan tày trời của Hạng Vũ


Một trong những tội ác mà hàng ngàn đời nay, người Trung Quốc vẫn lên án Tần Thủy Hoàng - vị Hoàng đế đầu tiên của xứ sở này - chính là việc xây dựng những công trình hao tiền, tốn của và làm kiệt quệ sức dân, dẫu rằng họ vẫn phong tặng cho những công trình này đủ thứ danh hiệu, từ kỳ quan tới thắng cảnh. Cung A Phòng cũng là một công trình gây ra những tranh cãi như vậy.

Theo những gì sử sách còn ghi chép thì cung A Phòng được Tần Thủy Hoàng xây dựng vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 35, tức năm 212 trước Công nguyên để nghỉ mát trong những ngày hè. Vị trí của cung A Phòng khu lâm uyển (khu rừng dành riêng cho vua chúa đi săn) ở bờ Nam sông Vị, đối diện với kinh đô Hàm Dương của nước Tần nằm ở bờ phía Bắc.

Tính theo vị trí hiện tại thì cung A Phòng nằm cách trung tâm thành phố Tây An, tỉnh Thiêm Tây khoảng 13km về hướng Tây. Theo sử sách thì cung A Phòng được kiến trúc rất quy mô và rộng lớn, khi Tần Thủy Hoàng còn sống chỉ xây được một phần phía trước của cung điện.
Cung A Phòng

Sách “Sử ký” của Tư Mã Thiên có nói rằng chỉ riêng phần đã hoàn thành này cũng đã rộng lớn tới mức kinh người: “Chiều từ Đông sang Tây của phần điện phía trước cung A Phòng dài 500 bộ (hơn 800m), chiều Nam - Bắc dài 50 trượng (hơn 150m), phía trên có thể ngồi được hàng chục ngàn người, phía dưới có thể dựng được cột cờ 5 trượng”.

Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Tần Nhị Thế Hồ Hợi tiếp tục ra lệnh xây dựng cung A Phòng. Một nhà thơ có tiếng thời Đường là Đỗ Mục đã viết bài “A Phòng cung phú”, trong đó miêu tả về cung A Phòng như một cung điện nguy nga tráng lệ, phòng lâu san sát, tất cả đều được chạm trổ những nét điêu khắc và hoa văn rất độc đáo với diện tích hơn ba trăm dặm.

Tính theo các đơn vị đo lường ngày nay thì diện tích của cung A Phòng vào khoảng 80 ngàn mét vuông, có thể chứa hàng chục ngàn người. Theo truyền thuyết thì cung A Phòng có tới hơn 70 cung thất lớn nhỏ khác nhau. Trong một ngày mà thời tiết ở các cung thất, điện đài không nơi nào giống với nơi nào.

Cung điện huyền thoại này là nơi cất giữ vàng bạc, châu báu cũng như hàng ngàn vạn mỹ nữ mà đội quân nước Tần cướp được trong cuộc chiến tranh chinh phục 6 nước chư hầu. Người ta nói rằng, vàng bạc trong cung điện chất như núi còn mỹ nữ thì có cả vạn người.

Hiện tại, ở thị trấn Tam Kiều, ngoại ô phía Tây thành Tây An vẫn còn lưu giữ di chỉ cung A Phòng với diện tích lên tới 60 ngàn mét vuông. Điều đó đủ chứng minh rằng cung A Phòng được Tần Thủy Hoàng thiết kế và xây dựng có quy mô lớn tới mức nào. Nhiều người thậm chí còn cho rằng các công trình xây dựng hiện đại ngày nay, dù quy mô đến mấy cũng không sao sánh được với cung A Phòng.

Một câu hỏi đặt ra là, vì sao Tần Thủy Hoàng lại xây dựng một khu nghỉ mát mùa hè rộng lớn và hoành tráng đến như vậy. Nhiều người cho rằng câu trả lời thật đơn giản, bởi đó là bản tính của Tần Doanh Chính: bạo liệt và nghênh ngang, không biết trên đầu có ai.

Hơn nữa, khi đó, Tần Doanh Chính đã thống nhất cả thiên hạ, sự bạo liệt và kiêu ngạo của ông ta càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Mặt khác, trong quá trình thôn tính 6 nước, Tần Doanh Chính đã thu được không ít của cải và mỹ nữ từ 6 nước vừa bình định đem về Hàm Dương. Quyền lực, tiền bạc đã đủ, vị “con giời” này đương nhiên thiết lập nốt “ngôi“ chúa cuối cùng đó là ái tình, cho thỏa tính ngông và thỏa mãn dục vọng kiểu đế vương.

Nhiều người lại tin vào truyền thuyết về một câu chuyện tình lãng mạn giữa Tần Doanh Chính và cô con gái của một thầy thuốc nước Triệu. Chính tên của người con gái đó đã được Tần Thủy Hoàng lấy để đặt tên cho cung điện vĩ đại nhất trong lịch sử này.

Chuyện kể rằng, hai người quen biết nhau từ khi Tần Doanh Chính còn ở Hàm Đan - kinh đô nước Triệu. Khi Tần Doanh Chính trở về Hàm Dương - kinh đô nước Tần - thì A Phòng cũng theo cha đến Hàm Dương tìm hoa kim cúc để chế thuốc trường sinh và hai người gặp lại nhau tại đây. Tần Doanh Chính dưới danh nghĩa một anh thợ mộc đã ngỏ lời muốn kết hôn cùng A Phòng và đã được A Phòng nhận lời.

Tuy nhiên, tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở. Thái hậu Trịnh Cơ - mẹ của Tần Thủy Hoàng và Lã Bất Vi - tướng quốc nước Tần muốn Tần Thủy Hoàng lấy công chúa một nước khác với mục tiêu tạo thành một liên minh chính trị. Bởi vậy, Triệu Cơ và Lã Bất Vi đã tìm mọi cách ngăn cản tình yêu của họ, thậm chí đã nhiều lần định giết cả A Phòng.

Trong khi đó, các nước khác như Triệu, Sở, Hàn, Ngụy, Vệ… thì tìm mọi cách để ám sát Tần Doanh Chính. Lợi dụng việc Trường Lạc - công chúa nước Triệu - có dung mạo giống hệt như A Phòng, họ đưa cô đến để đóng giả làm A Phòng, hòng ám sát Tần Doanh Chính. Nhưng không may, công chúa lại bị tay chân của Đồng Thái thú giết chết vì chúng tưởng cô là A Phòng.

Tần Doanh Chính vô cùng đau khổ trước cái chết của Trường Lạc công chúa mà ông ta tưởng là A Phòng nên đã cho thi hài công chúa vào một quan tài pha lê chờ người mang thuốc đến cứu chữa. Trong khi đó, các nước chư hầu khống chế và lợi dụng A Phòng, tìm cách làm cô quên mất quá khứ, khống chế cô, hòng dùng cô để ám sát Tần Doanh Chính. Tuy nhiên, nhờ Hoa Dương Thái hậu - bà của Tần Doanh Chính - hát lại một bài hát cũ mà họ đã từng hát với nhau khi xưa, A Phòng mới bừng tỉnh, hai người nhận ra nhau.
Hạng Vũ trên phim
Tình yêu tưởng như đã đến với họ, song, đúng lúc đó, khi Tần Doanh Chính quyết định đi đánh chiếm các nước khác nhằm thống nhất Trung nguyên, A Phòng vì khuyên ngăn không được nên quyết định tự vẫn. Cái chết của A Phòng khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng đau khổ. Vì vậy, sau này, khi đã thống nhất Trung Quốc, lên ngôi Hoàng đế và quyết định xây dựng một cung điện quy mô hoành tránh nhất trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng mới dùng tên A Phòng để đặt tên cho tòa cung điện này như một cách tưởng nhớ người mà mình thương yêu.

Tuy nhiên, công trình được xây dựng với quy mô chưa từng thấy nhằm tưởng nhớ người tình và cũng để tỏ rõ uy quyền của Tần Thủy Hoàng đã không đứng vững được bao lâu. Chỉ vài năm sau đó, tòa cung điện nguy nga tráng lệ đã bị thiêu rụi một cách không thương tiếc.

Lâu nay, từ chính sử cho tới dã sử, người ta đều nói rằng người đã ra lệnh đốt tòa cung điện nguy nga bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc này không ai khác chính là Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Chuyện kể rằng, trong khi Hạng Vũ kịch chiến với Chương Hàm - tướng của nhà Tần - thì Lưu Bang theo đường thẳng tiến về phía Tây, không đụng độ với cánh quân nào đáng kể của Tần, vì thế đã tiến vào Quan Trung trước.

Vua Tần là Tử Anh ra hàng. Lưu Bang vào được Quan Trung, chiếm Hàm Dương trước nhưng chưa dám làm gì. Khi đó, Hạng Vũ có 40 vạn quân, từ Tân An đi, muốn đánh chiếm đất Quan Trung nhưng cửa Hàm Dương có binh giữ cửa ải nên không vào đuợc. Nghe tin Lưu Bang đã vào Hàm Dương trước, Hạng Vũ nổi giận, sai Anh Bố đánh cửa ải. Quân Lưu Bang không chống nổi, phải rút lui. Hạng Vũ bèn vào đến phía Tây sông Hí Thủy.

Hôm sau, Hạng Vũ bày yến mời Lưu Bang ở Hồng Môn, theo mưu kế của mưu sĩ Phạm Tăng, định lợi dụng để giết Lưu Bang, trừ hậu họa về sau. Trên bữa tiệc, Phạm Tăng đã mấy lần định giết Lưu Bang nhưng do Hạng Vũ thấy thái độ của Lưu Bang quá khép nép, tin rằng Lưu Bang không có ý tranh giành với mình nên không quyết. Cuối cùng, Hàng Vũ đã tha cho quân của Lưu Bang rút khỏi Hàm Dương về Bái Thượng. Người ta thường nói đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Hạng Vũ dẫn tới thất bại thê thảm của ông sau này. Tuy nhiên, đó là một câu chuyện khác.

Sau khi quân của Lưu Bang rút lui, Hạng Vũ dẫn 40 vạn quân ồ ạt tiến vào Hàm Dương, làm cỏ toàn bộ kinh đô của nước Tần. Không hề ôn hòa như Lưu Bang, Hạng Vũ dường như muốn chứng minh sự bạo liệt của mình không hề kém gì Tần Thủy Hoàng khi xưa. Ông ra lệnh xử tử vua Tử Anh của Tần vốn đã đầu hàng, ra lệnh cho quân lính vơ vét toàn bộ vàng bạc, châu báu cũng như mỹ nữ trong cung nhà Tần, đóng xe chuẩn bị chở về Giang Đông. Tiếp đó, Hạng Vũ ra lệnh châm lửa đốt toàn bộ cung điện, lăng tẩm của nhà Tần, bao gồm cả cung A Phòng.

Sử chép, lửa cháy suốt ba tháng ròng rã mà vẫn chưa thôi. Ngoài ra, cũng có người nói rằng sở dĩ Hạng Vũ ra lệnh đốt sạch cung điện nhà Tần là vì khi đó, ông nghe tin người thiếp yêu của mình là nàng Ngu Cơ bị bắt. Trong lúc đang ở nơi chiến tuyến xa xôi lại nhận được tin dữ, Hạng Vũ đã vô cùng tức giận nên mới ra lệnh đốt sạch cung điện nhà Tần để “hạ hỏa”.

“Sử ký” của Tư Mã Thiên chép về sự kiện này như sau: “Hạng Vũ dẫn quân về phía Tây, thảm sát thành Hàm Dương, giết chết Tử Anh đã đầu hàng, đốt toàn bộ cung thất nhà Tần, lửa cháy ba tháng không tắt”. Bài “A Phòng cung phú” của Đỗ Mục cũng có đoạn chỉ đích danh người đốt cung A Phòng chính là Hạng Vũ: “Sở nhân nhất chúc, khả liên tiêu thổ” (Một mồi lửa của người nước Sở (chỉ Hạng Vũ), Cung A Phòng một thuở thành tro).

Tuy nhiên, những ghi chép từ sử sách cũng như những phát hiện mới được công bố lại chứng minh rằng, từ trước tới sau, Sở Bá Vương Hạng Vũ không hề động tới cung A Phòng chứ đừng nói là thiêu rụi tòa cung điện nguy nga, tráng lệ này.

Và nỗi oan ngàn năm của Tây Sở Bá vương

Từ trước tới nay, người Trung Quốc luôn tin tưởng một cách tuyệt đối rằng chính Hạng Vũ là thủ phạm đã thiêu rụi cung A Phòng, biến tòa cung điện này trở thành một truyền thuyết thực sự. Vì vậy, vào năm 2002, một nhóm các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tới bờ sông Vị để tìm kiếm những dấu vết còn lại của cung A Phòng, những mong được chiêm ngưỡng một phần sự nguy nga, tráng lệ của tòa cung điện huyền thoại này. Tuy nhiên, kết quả khai quật được lại khiến các nhà khoa học té ngửa. Những dấu vết còn lại của cung A Phòng xưa không hề có dấu hiệu chứng tỏ cung A Phòng đã bị từng bị đốt cháy.

Có thể nào do thời gian đã trôi qua quá lâu, những vết tích còn lại của cung A Phòng phải chịu sự bào mòn của nắng mưa nên mới không còn những dấu vết của một trận hỏa hoạn kéo dài ba tháng hay không? Câu trả lời của các nhà khảo cổ là không. Bởi vì có một tòa cung điện cũng bị lửa đốt rụi như cung A Phòng nhưng những dấu vết mà nó để lại hoàn toàn không giống như những gì người ta nhìn thấy ở di chỉ cung A Phòng. Tòa cung điện đó chính là Trường Lạc cung.
Cung Trường Lạc được xây dựng ở thành Trường An - thủ đô nhà Tây Hán - là một trong những tòa cung điện nguy nga, hoành tráng nhất dưới thời kỳ nhà Hán, là nơi ở của mẹ Hán Vũ Đế, cháu đời thứ 7 của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Tương truyền, đây là nơi bắt đầu mối tình đầy lãng mạn và huyền thoại giữa Hán Vũ Đế Lưu Triệt và Trần Hoàng hậu – A Kiều.

Trần A Kiều là con gái của cô ruột Hán Vũ đế. Khi Vũ Đế còn nhỏ, một hôm, người cô hỏi có thích A Kiều không, cậu bé trả lời rằng nếu được lấy A Kiều thì sẽ xây nhà vàng cho nàng ở. Về sau, Vũ Đế lên ngôi, cưới A Kiều làm hoàng hậu và xây nhà vàng cho nàng ở như lời đã hứa.

Nhưng Trần Hoàng hậu hơn 10 năm không có con. Bình Dương công chúa - chị của Vũ Đế - tiến cử người con gái nhà họ Vệ sinh hoàng tử. Trần Hoàng hậu bị thất sủng, rất oán hờn nên đem 100 cân vàng nhờ Tư Mã Tương Như làm bài “Trường Môn phú” dâng Vũ Đế. Vũ Đế đọc bài phú, cảm động nên lại đưa nàng về ngôi vị hoàng hậu.

Đến cuối thời Đông Hán, cũng giống như cung A Phòng, cung Trường Lạc bị đốt trụi. Tuy nhiên, những dấu tích của trận hỏa hoạn còn để lại tới nay vẫn rất rõ. Xét về niên đại, cung A Phòng và cung Trường Lạc cách nhau không xa, vì thế nếu như cùng bị đốt cháy thì vì sao ở di chỉ cung A Phòng, người ta lại không thấy bất cứ dấu vết nào của trận hỏa hoạn. Trả lời cho sự khác biệt này chỉ có một khả năng duy nhất đủ thuyết phục: Cung A Phòng chưa từng bị đốt!

Khi các nhà khảo cổ đưa ra kết luận này đã gây ra một cuộc tranh luận rất dữ dội trong giới sử học Trung Quốc. Có người nghi ngờ rằng có thể nhóm các nhà khảo cổ nói trên đã khai quật sai địa điểm. Các nhà khảo cổ thì cho rằng họ không sai. Bởi lẽ, theo ghi chép của sử sách thì trước khi xây dựng tòa cung điện tráng lệ này, Tần Thủy Hoàng đã mời rất nhiều đạo sỹ để tìm kiếm một nơi có phong thủy đắc địa, gần thành Lạc Dương để xây dựng cung A Phòng.

Cuối cùng, các đạo sỹ đều khuyên rằng, Tần Thủy Hoàng nên xây dựng cung điện tại vị trí nằm ở giữa hai kinh thành của nhà Chu là thích hợp nhất. Vị trí mà các nhà khảo cổ khai quật nằm ở trong phạm vi này, hơn nữa cũng là địa điểm mà từ trước tới nay, các chuyên gia hàng đầu về cổ sử đều tin rằng đó chính là vị trí xây dựng cung A Phòng.

Tuy nhiên, nếu như thừa nhận rằng cung A Phòng chưa bao giờ bị cháy thì lẽ nào “Sử ký” - cuốn sử kinh điển từ hàng ngàn năm nay của Tư Mã Thiên - đã viết sai? Khả năng này là rất có thể. Bởi lẽ, trước đó, cũng có trường hợp tương tự về lịch sử giai đoạn nhà Thương. Theo ghi chép của “Sử ký” thì nhà Thương thống trị Trung Quốc cả ngàn năm, và đây là vương triều có thời gian thống trị dài nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo những phát hiện khảo cổ thì thời điểm nhà Thương bị diệt vong sớm hơn rất nhiều so với thời điểm mà Tư Mã Thiên ghi chép trong sử ký. Theo tính toán, khoảng thời gian chênh lệch này ít nhất là 500 năm. Vì vậy, không có gì đảm bảo rằng “Sử ký” không sai khi ghi chép về việc Hạng Vũ đốt cung A Phòng.

Thực tế, nếu như đọc kỹ “Sử ký” sẽ thấy rằng Tư Mã Thiên không hề nói rằng Hạng Vũ đã đốt cung A Phòng. Trong tác phẩm kinh điển của mình, Tư Mã Thiên chỉ nói, Hạng Vũ sau khi vào thành Hàm Dương giết chết Tử Anh, đã “đốt cung điện nhà Tần, lửa cháy ba tháng mới tắt”. Như vậy, chính những ghi chép trong “Sử ký” lại trở thành một chứng cứ minh chứng cho kết luận của các nhà khảo cổ. Bởi vì, “Sử ký” chỉ nói, Hạng Vũ vào Hàm Dương và đốt cung thất, kiến trúc của triều Tần, nghĩa là đốt các cung điện ở Hàm Dương.

Trong khi đó, cung A Phòng như đã nói được xây dựng ở bờ phía Bắc sông Vị, nằm bên ngoài thành Hàm Dương. Nói cách khác, nếu như Hạng Vũ có đốt thì chính là đốt cung điện, kiến trúc của nhà Tần ở Hàm Dương chứ không phải đốt cung A Phòng. Sau này, khi cung A Phòng đã mất, người đời sau căn cứ vào ghi chép của “Sử ký” nói rằng Hạng Vũ đốt cung điện nhà Tần nên cho rằng, cung A Phòng cũng là do Hạng Vũ đốt.

Lần giở sử sách thì người đầu tiên nói rằng cung A Phòng bị đốt cháy chính là thi nhân Đỗ Mục thời nhà Đường. Ngày nay, nhiều người tin rằng những phát hiện khảo cổ tại di chỉ cung A Phòng là không chính xác cũng bởi bài phú “A Phòng cung phú” của nhà thơ họ Đỗ. Trong bài thơ này, Đỗ Mục miêu tả rất kỹ lưỡng cung A Phòng, đồng thời kết luận, chính Hạng Vũ là người thiêu rụi tòa cung điện nguy nga này.

Tuy nhiên, Đỗ Mục là một nhà thơ, vì vậy, rất có thể ông đã hư cấu nên sự kiện cung A Phòng bị đốt để thực hiện mục đích “lấy cổ nói kim”. Việc lấy một tác phẩm văn học để làm chứng cớ lịch sử, e rằng không hợp lý.

Dù vẫn còn những tranh luận, tuy nhiên, tới năm 2004 thì giới sử học đều nhất trí cho rằng “cung A Phòng chưa từng bị đốt” và điều này cũng có nghĩa, Hạng Vũ không đốt cung A Phòng. Tuy nhiên, tới đây, có một vấn đề đặt ra là, Hạng Vũ đốt sạch cung điện ở Hàm Dương, cướp đi toàn bộ vàng bạc, châu báu của triều Tần, vậy vì sao Hạng Vũ lại bỏ qua cung A Phòng, tòa cung điện to lớn và quy mô nhất trong lịch sử nằm cách đó không xa? Kết luận của các nhà khảo cổ lại một lần nữa khiến người ta phải té ngửa khi họ cho rằng, căn bản, cung A Phòng thực tế chưa bao giờ được xây dựng!

Lý do khiến các nhà khảo cổ đưa ra kết luận nói trên là ba điểm rất “đáng nghi” khi họ khai quật di chỉ cung A Phòng. Thứ nhất là vào cuối năm 2003, người ta tìm thấy ở tường phía Bắc của cung A Phòng một lượng lớn các mảnh ngói từ thời nhà Hán. Vì sao ngói thời nhà Hán lại xuất hiện trong kiến trúc thời nhà Tần? Vậy, có phải cung A Phòng tồn tại tới thời nhà Hán, và người Hán dùng ngói này để tu sửa cung điện?

Thứ hai là, di chỉ điện trước của cung A Phòng là di chỉ cung điện lớn nhất ở Trung Quốc từ trước tới nay. Chỉ riêng diện tích phần móng của cung điện cũng đã rộng tới gần 60 ngàn mét vuông. Một tòa kiến trúc quy mô như vậy, với trình độ lao động, sản xuất thời bấy giờ, về căn bản là không có cách nào thực hiện được. Hơn nữa, từ thời Tần Thủy Hoàng cho tới Tần Nhị Thế và Tần Vương Tử Anh, toàn bộ các hoạt động của triều Tần đều diễn ra tại cung Hàm Dương hoặc Vọng Di cung. Sử sách chưa bao giờ có ghi chép bất cứ hoạt động nào của triều Tần diễn ra ở cung A Phòng. Điều này đương nhiên không thể không có lý do.

Thứ ba, căn cứ duy nhất cho sự tồn tại của cung A Phòng cho tới nay vẫn chỉ là những ghi chép bằng văn tự chứ chưa phát hiện được những chứng cớ chắc chắn. Nếu như cung điện đã được xây dựng, thì dù có bị thiêu rụi chăng nữa, cũng phải để lại một tầng dày khoảng 1m gạch và ngói vụn. Trường hợp này thấy rất rõ ở cung Hàm Dương. Tuy nhiên, ở di chỉ cung A Phòng, người ta lại không hề thấy điều đó.

Vì vậy, các nhà khảo cổ cho rằng bài phú của Đỗ Mục có thể là do nhà thơ họ Đỗ căn cứ vào những cung điện thời mình sống rồi tưởng tượng, hư cấu và miêu tả nên chứ không phải dựa trên một căn cứ xác thực nào cả. Như vậy, có thể khẳng định rằng, thực tế, cung A Phòng chưa bao giờ được xây dựng, hoặc có thể đã được bắt tay vào xây dựng nhưng chưa bao giờ hoàn thành với quy mô và sự hoành tráng như sử sách ghi chép. Và đương nhiên, cũng vì thế, cung A Phòng chưa bao giờ bị đốt như những gì người ta thường nói. Người đời sau đều gán cho Hạng Vũ tội danh “đốt cung A Phòng” có lẽ đã hàm oan cho vị Tây Sở Bá Vương lừng lẫy một thời 

Vì sao Hán Vũ đế giết những cung phi sinh con cho mình?


Vì sao Hán Vũ đế giết những cung phi sinh con cho mình?


Trước lúc băng hà, Hán Vũ đế bỗng hạ lệnh xử tội chết với Câu Dặc phu nhân và tất thảy cung phi trong triều đã sinh con cho ông.

Hán Vũ đế là hoàng đế thứ 7 của nhà Tây Hán. Trong suốt 54 năm trị vì đất nước (từ 140 TCN – 87 TCN), vị vua này nổi tiếng là minh quân sáng suốt với những đường lối cai trị hợp lòng dân. Nếu trong thời Lưu Bang, Hán Văn đế, Hán Cảnh đế, số lượng cung phi trong triều chỉ có hạn, thì tới giai đoạn trị vì của Hán Vũ đế, lịch sử đã sang trang. 

Vào năm 101 TCN, sau khi cung Minh Quang được xây dựng xong, Hán Vũ đế lập tức mở cuộc tuyển chọn mỹ nữ. Hai nghìn cô gái thân ngọc mày ngà đã được triệu vào cung. Họ đều là những bông hoa mới chớm nở, tuổi tròn 15 – 20. Số lượng phi tần nhiều không đếm xuể cũng gây ra phiền toái cho hoàng cung. Sách "Bác vật chí" tiết lộ, Hán Vũ đế vì muốn kiểm soát chuyện trinh tiết của mỹ nữ trong triều đã dùng thủ cung sa, tức chấm dấu tròn đỏ vào cổ tay các cô gái còn trong trắng. Những cung tần, mỹ nữ thời bấy giờ cũng vì thế mà không dám làm điều trái luật. 
Hán Vũ Đế

Chuyện tình trắc trở với A Kiều
Chuyện tình cảm của vị minh quân này với các hậu phi trong cung cũng để lại nhiều câu chuyện lý thú. Người phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn với sự nghiệp của Hán Vũ đế là Trần A Kiều, con gái của công chúa trưởng Lưu Phiếu. Nhà sử gia Ban Cố trong “Hán thư” chỉ rõ, Hán Vũ đế Lưu Triệt năm lên ba tuổi đã được phong là Giao Đông vương. Một lần, ông được mẹ nuôi, tức công chúa trưởng Quán Đào Lưu Phiếu, ôm vào lòng rồi hỏi: “Con có muốn lấy vợ không?”. “Có”, Hán Vũ đế đáp lại.

Công chúa chỉ vào đám đông hơn trăm người đứng cạnh gợi ý tiếp: “Muốn người nào?”. Vũ đế nguầy nguậy lắc đầu, tỏ ý không ưng. Lưu Phiếu vội chỉ tay về phía con gái mình, tức Trần A Kiều, rồi hỏi: “Ta gả A Kiều làm vợ cho con được chăng?”. Hán Vũ đế Lưu Triệt nhoẻn cười đáp: “Được ạ! Nếu lấy được A Kiều làm vợ, con sẽ cho đúc nhà vàng để cho nàng ở”. Chính câu nói này về sau đã trở thành điển cố nổi tiếng của Trung Quốc: “Kim ốc tàng Kiều” (nhà vàng cất người đẹp). Dù câu chuyện có yếu tố thêm bớt nhưng theo những ghi chép của sử sách, khi lên 6 tuổi, Hán Vũ đế đã đính ước với A Kiều (lúc này tròn 10 tuổi). Sau khi lên ngôi trị vì, ông đã lập nàng làm hoàng hậu.

Tình cảm giữa hai người mặn nồng trong buổi sơ khai. Hán Vũ đế thường lui tới cung của A Kiều mỗi buổi tan triều, cùng nàng hưởng những ngày quấn quít yêu thương. Nhưng về sau, Hán Vũ đế dần nhạt phai tình cảm dành cho hoàng hậu. Phần vì cung tần mỹ nữ trong cung nhiều không đếm xuể, phần vì chung sống nhiều năm, hai người vẫn không có nổi một mụn con. Công chúa trưởng Lưu Phiếu vì việc này mà ủ rũ, muộn phiền. Bà nhiều lần than vãn với công chúa Bình Dương, tức chị gái của Vũ đế: “Nếu không có tôi, hoàng đế sao được lên ngôi. Sao giờ lại nỡ vứt bỏ con gái tôi như vậy?”. Bình Dương công chúa bèn giải thích: “Đấy là do A Kiều không sinh nổi con trai”. Biết chuyện, công chúa trưởng bèn lạy lục tứ phương, tìm danh y chữa trị cho con gái, thậm chí tiêu tốn tới hơn 9 ngàn vạn lượng, nhưng chỉ là công dã tràng.

Khi biết Hán Vũ đế hết mực sủng ái mỹ nhân Vệ Tử Phu, Trần A Kiều nổi máu Hoạn Thư. Bà khóc lóc than vãn, thậm chí tìm mọi phương sát hại Vệ Tử Phu. Biết sự thực, Vũ đế nổi trận lôi đình, dần dần xa lánh bà.

Tương truyền, để lấy lại sự sủng ái trước đây của hoàng đế, Trần A Kiều hoàng hậu bèn nhờ Tư Mã Tương Như – nhà thơ nổi tiếng bấy giờ - sáng tác bài “Trường môn phú” với lời lẽ, ý tứ tha thiết rồi tìm cách dâng lên vua. Đọc xong bài thơ, thấu tỏ tấm chân tình của A Kiều, Hán Vũ đế xúc động bồi hồi, lại hết mực thương yêu bà. Nhưng thói ghen tị xưa kia vẫn khiến Trần A Kiều yểm bùa Vệ Tử Phu, lăng mạ hoàng đế nên bị phế ngôi hoàng hậu.

Ép chết cung phi trong triều
Nổi tiếng là vị vua tài trí minh mẫn, lẫy lừng một thuở khi đánh bại Hung nô nhưng về cuối đời, Hán Vũ đế có tính khí thất thường, độc đoán, tàn nhẫn. Năm 91 TCN, ông đã khép tội mưu đồ làm phản đối với thái tử Lưu Cứ vì vụ án mưu trừ gian thần Giang Sung (vốn được Vũ đế tin cậy). Sai lầm này của vua cha khiến thái tử Lưu Cứ phải tự vẫn.
Sau khi Lưu Cứ qua đời, Hán Vũ đế lập Phất Lăng làm thái tử để truyền ngôi (là Hán Chiêu đế sau này). Nhưng vì mẫu thân của Phất Lăng là Câu Dặc lúc này còn quá trẻ, riêng ông đã ngoài tuổi lục tuần, nên Vũ đế trong lòng luôn canh cánh lo sợ phụ nữ sẽ buồng rèm nhiếp chính, thao túng triều đình như Lữ Hậu xưa kia. Để trừ hậu họa, ông đã cho lập một Hội đồng phụ chính do Hoắc Quang đứng đầu, chuyên giúp ấu chúa trị nước yên bình. Trước lúc băng hà, Hán Vũ đế thậm chí xử tội chết đối với Câu Dực phu nhân và tất thảy cung phi từng sinh con cho mình để triều đình nhà Hán vẫn cực thịnh về sau. Để con được lên ngôi, Câu Dực phu nhân đành ngậm ngùi kết thúc số mệnh ngắn ngủi của mình.

Quả như những điều tiên liệu của vua cha, Hán Chiêu đế (95 TCN – 74 TCN) sau này cũng trở thành vị vua anh minh, tài ba của triều đại Tây Hán. Dù chỉ tại vị trong 13 năm, nhưng ông giữ vững thiên hạ thái bình và dẹp yên họa tạo phản của cha con Thượng Quan.

Lịch sử… quả bóng


Lịch sử… quả bóng



Theo tài liệu ghi trong “Lịch sử bóng đá thế giới”, quả bóng xuất hiện lần đầu tiên trong một trận đấu bóng đá là vào đời nhà Hán, tức vào khoảng thế kỷ II trước Công nguyên.


Vật liệu làm nên quả bóng lúc đó là bằng vải, cuộn tròn như cuộn chỉ rất chặt, có thể chịu đựng được những cú va đập mạnh.
Khi bóng đá phát triển thành môn chơi thể thao và lan sang châu Âu, người Anh được xem là cha đẻ của bóng đá, đồng nghĩa với việc nơi sản sinh ra quả bóng thứ thiệt, gần giống với quả bóng ngày nay.
Cách làm một trái bóng thời “cổ” như thế, còn cách làm trái bóng bây giờ thì lại theo hình thức sau: Nhiều múi được may lại từ những miếng ghép được làm từ da bò.
Bắt đầu từ giai đoạn chọn da, ngâm trong nước rồi căng tấm da ra và đưa vào máy để rút hết nước. Sau đó miếng da đem vào phòng kín để xông hơi cho khô. Cách làm này với mục đích để da sẽ hết nước và quả bóng không bị méo sau này.
Hình ảnh ghi lại lịch sử môn bóng đá với quả bóng vải ở thời kỳ đầu. Ảnh: GETTY IMAGES
Hãng Adidas được xem là số 1 trong lĩnh vực này và họ có hẳn một trang trại nuôi bò lớn, dùng cung cấp các loại da cực tốt. Các miếng da được mang sang may tại Tây Ban Nha với sự tính toán kỹ lưỡng từng đường may, tính áp suất của chỉ và mất 4 giờ đồng hồ mới may xong một quả bóng và trung bình một người chỉ may được 20 quả/ngày. Một số bóng được may trong trại giam, mang lại cho các phạm nhân những công việc hữu ích.
Kế đến, người ta phun lên quả bóng một lớp plastic để không thấm nước, phun thêm một lớp sơn không màu, rồi bơm hơi, rồi xì ra và quả bóng sẵn sàng đưa ra thị trường.
MINH HÙNG sưu tầm

Quy mô và lãnh thổ của triều đại họ Trưng rộng lớn đến đâu?


Quy mô và lãnh thổ của triều đại họ Trưng rộng lớn đến đâu?

Quy mô và lãnh thổ của triều đại họ Trưng


Quy mô và lãnh thổ của triều đại họ Trưng




(Kien thuc.net.vn) - Những đánh giá của các nhà sử học các thời Trần, Lê cho phép đoán định địa bàn của cuộc kháng chiến, cũng là lãnh thổ của triều đại họ Trưng, rất rộng lớn, đến tận phía ngoài Ngũ Lĩnh.

Về việc kết thúc cuộc chiến giữa Hai Bà với Mã Viện, cách ghi của các tài liệu cũng không nhất trí. An Nam chí lược ghi Hai Bà bị Mã Viện chém, còn Đại Nam quốc sử diễn ca thì viết: Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo/Chị em thất thế phải liều với sông. Dù sao thì cái chết của Hai Bà là sự hy sinh tràn đầy khí phách anh hùng. Hai Bà là người mở đầu công cuộc chống ngoại xâm cứu nước trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc khiến cho con cháu muôn đời khâm phục và biết ơn.

Chính Lê Tắc (gia thần của Trần Ích Tắc đầu hàng và lưu vong ở đất Nguyên) dù phải viết theo quan điểm của "thiên triều" cũng không thể không bộc lộ thái độ thán phục Hai Bà, trong bài Đồ chí ca, Lê Tắc viết: "Mê linh hai gái sánh anh hùng/Chị là Trưng Trắc, em Trưng Nhị/Phất cờ độc lập xứ Giao Châu/Oai phục trăm Man, ai dám ví/Lĩnh Nam sáu mươi lẻ năm thành/Bà chị làm vương, em làm súy/Đường đường tướng Hán Mã Phục Ba/Cắn răng khổ chiến ba năm lẻ".

Vấn đề thứ hai còn chưa được tìm hiểu kỹ là quy mô về thời gian và không gian triều đại họ Trưng. Có phải lãnh thổ của vua Trưng chỉ là quận Giao Chỉ, Nhật Nam, Cửu Chân và sự nghiệp của triều đại Hai Bà chỉ vẻn vẹn có 3 năm?

Có người đặt vấn đề là, nếu chỉ đến khi chồng bị Tô Định thảm sát, bà Trưng Trắc mới nổi dậy thì khó có thể tập hợp ngay được một lực lượng hùng hậu để nhanh chóng giành lại cả phần lãnh thổ ngoài Ngũ Lĩnh và lập nên một triều đại bề thế mà nhà Hán phải vất vả huy động binh hùng tướng mạnh hao người tốn của mới tiêu diệt được. Phải chăng dân chúng của vua Hùng với lãnh thổ rộng lớn "Đông giáp biển Nam Hải, Tây đến ba Thục, Bắc đến hồ Động Đình, Nam giáp nước Hồ Tôn... chia làm 15 bộ" (Đại Việt sử ký toàn thư) dù bị nhà Hán chiếm cứ vẫn không chịu bị chế ngự.

Thế lực của các Lạc tướng vẫn tồn tại, cho nên khi Hai Bà vừa phất cờ nổi dậy thì "chỉ hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành đã hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay". Đó chính là cái ý mà các nhà sử học Lê Văn Hưu, Nguyễn Nghiễm, Ngô Thì Sĩ đều cho là "hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương". Và đó cũng là cái lý để các ông trách cứ "bọn đàn ông" "tự vứt bỏ mình", trong khoảng hơn nghìn năm "chỉ bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc", không biết xấu hổ với hai người con gái họ Trưng!

Những ý kiến rất cô đúc đó của các nhà sử học các thời Trần, Lê cũng cho phép chúng ta đoán định địa bàn của cuộc kháng chiến, cũng là lãnh thổ của triều đại họ Trưng, rất rộng lớn, đến tận phía ngoài Ngũ Lĩnh.

Trung Quốc: Khai quật mộ cổ đời Hán phát hiện nhiều vật quý tùy táng


Trung Quốc: Khai quật mộ cổ đời Hán phát hiện nhiều vật quý tùy táng



(GDVN) - Ngày 16/4 Sở nghiên cứu khảo cổ - văn vật tỉnh Giang Tây, Trung Quốc cho biết họ vừa khai quật thành công một ngôi mộ cổ thời Đông Hán và đã tìm thấy hơn 100 vật tùy táng rất quý, trong đó có một số cổ vật làm bằng vàng, đại đa số làm bằng gốm xanh. Trước đó, ngày 31/12/2011 người dân thôn Tự Nhiên trấn Tứ Khê huyện Thượng Cao, Giang Tây phát hiện ra 7 ngôi mộ ổ ở sườn núi thuộc ngọn Ủy Lãnh. Các nhà khảo cổ cho rằng đây là một quần thể mộ của một gia đình quý tộc cuối thời Đông Hán.
Mộ cổ hình chữ thập, dài 11 m, rộng 7,2 m xây bằng gạch
Vật tùy táng bằng vàng được tìm thấy trong mộ
Thu nhặt cổ vật tùy táng
Bếp nấu bằng gốm
Bình gốm
Lợn đá